19 CÔNG TRÌNH KHỔNG LỒ CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI
Thế giới luôn có những công trình khổng lồ nhằm thay đổi cuộc sống con người.
Con người đã đầu tư rất nhiều nỗ lực, nhân lực và tiền bạc vào các dự án khổng lồ để giúp cải thiện thế giới. Những công trình khổng lồ này bao gồm các dự án đường sắt, đường hầm kéo dài vô tận hay những trang trại sử dụng năng lượng mặt trời mà nhờ đó đem lại rất nhiều lợi ích. Dưới đây là một số công trình lớn nhất mà chúng đã, đang và sẽ khiến thế giới trở nên tốt hơn.
1. Kính thiên văn Pingtang, Trung Quốc
Kính thiên văn Pingtang, Trung Quốc
Hoàn thành vào tháng 9 năm 2016, kính thiên văn Pingtang của Trung Quốc hiện là kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới. Đường kính của kính thiên văn này lên đến 500m và có thể chụp được những tín hiệu cách trái đất hơn 1.000 năm ánh sáng.
2. Thành phố mới Nanhui, Trung Quốc
Thành phố mới Nanhui, Trung Quốc
Nanhui, một thành phố mới của Trung Quốc được lên kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020 với dân số 1 triệu người. Các quan chức nước này hy vọng sẽ có thêm 450.000 người tới đây sinh sống trong phạm vi rộng gần 280 kilomet vuông và đón 10 triệu du khách mỗi năm.
3. Đường hầm Gotthard, Thụy Sĩ
Đường hầm Gotthard, Thụy Sĩ
Sau 17 năm xây dựng, Đường hầm Gotthard ở Thụy Sĩ được đưa vào sử dụng vào ngày 01 tháng 6 năm 2016. Với chiều dài hơn 56 km, đây là đường hầm xe lửa dài nhất và sâu nhất thế giới, cung cấp khả năng di chuyển chưa từng có qua dãy núi Alps.
4. Phần mở rộng kênh đào Panama
Phần mở rộng kênh đào Panama
Phần mở rộng mới của kênh đào Panama đã được khánh thành vào đầu tháng Sáu năm nay, 102 năm sau ngày khánh thành đầu tiên. Công trình này có kinh phí lên đến 5,4 tỷ USD và cần đến 40.000 công nhân để xây dựng. Nhờ có phần mở rộng này mà kênh đào Panama tăng gấp ba lần công suất so với trước đây.
5. Tòa nhà Bride, Iraq
Tòa nhà Bride, Iraq
Vào năm 2026, tòa nhà chọc trời có tên Bride ở Iraq sẽ được đưa vào hoạt động. Tòa nhà có các tấm màn che là các tấm pin mặt trời và sẽ sản sinh ra năng lượng đủ để cung cấp cho cả tòa nhà. Công trình này cao 1.151m và bao gồm công viên, văn phòng, nhà hàng và kết nối với hệ thống đường sắt.
6. Cầu vịnh Jiaozhou, Trung Quốc
Cầu vịnh Jiaozhou, Trung Quốc
Hoàn thành vào năm 2011, cây cầu vịnh Jiaozhou của Trung Quốc là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, trải dài gần 42 km. Nhờ có cây cầu này mà thời gian đi lại giữa phía Đông Trung Quốc và hòn đảo Huangdao giảm còn một nửa.
7. Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay
Đập Itaipu, biên giới Brazil và Paraguay
Vào năm 2015, đập Itaipu ở biên giới của Brazil và Paraguay đã được khánh thành, đảm bảo cung cấp 89,5 Terawatt giờ điện năng, lớn nhất trên thế giới. Nó cung cấp 75% tổng năng lượng của Paraguay và gần 20% của Brazil.
8. Dự án Crossrail, Anh
Dự án Crossrail, Anh
Dự án Crossrail của London, nhằm nâng cấp cho hệ thống tàu điện ngầm hiện tại là dự án xây dựng lớn nhất từng được thực hiện ở châu Âu.
Nó bao gồm 10 tuyến đường sắt mới và kết nối 30 trạm hiện có thông qua các đường hầm hoàn toàn mới. Dự án sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
9. Trang trại năng lượng mặt trời Jasper, Nam Phi
Trang trại năng lượng mặt trời Jasper, Nam Phi
Được khánh thành tại Nam Phi vào năm 2014, trang trại năng lượng mặt trời Jasper sản xuất khoảng 180.000 Megawatt giờ mỗi năm, có khả năng cung cấp điện cho 80.000 ngôi nhà. Đây là dự án năng lượng mặt trời lớn nhất trên lục địa này.
10. Tuyến tàu điện Hyderabad, Ấn Độ
Tuyến tàu điện Hyderabad, Ấn Độ
Tuyến tàu điện Hyderabad là một hệ thống đường sắt dài 74 km nhằm hỗ trợ tuyến xe lửa truyền thông của Ấn Độ. Cômg trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
11. Cầu cảng Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao, Trung Quốc
Cầu cảng Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao, Trung Quốc
Dự án cầu cảng Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao sẽ nối liền ba thành phố ở đồng bằng sông Châu Giang của Trung Quốc - tạo ra một siêu thành phố với 42 triệu người khi hoàn thành vào năm 2017.
12. Khu mua sắm Mall of the World, Dubai
Khu mua sắm Mall of the World, Dubai
Khu mua sắm Mall of the World của Dubai có cấu trúc mái vòm khổng lồ lớn gấp chín lần so với Mall of America. Khi được mở cửa vào năm 2029, công trình sẽ có hệ thống kiểm soát nhiệt độ riêng biệt, hàng ngàn phòng khách sạn, thậm chí có cả đường chuyển tuyến riêng của mình.
13. Thành phố thông minh của Google
Thành phố thông minh của Google
Công ty mẹ của Google, Alphabet Inc., đang có kế hoạch phát triển tạo ra các "Thành phố thông minh". Đó là các khu vực được tái phát triển với khả năng truy cập Internet toàn diện, năng lượng tái tạo và công nghệ tự động hóa mới nhất trên toàn nước Mỹ.
14. Tuyến tàu điện ngầm Riyadh, Ả-rập Saudi
Tuyến tàu điện ngầm Riyadh, Ả-rập Saudi
Tuyến tàu điện ngầm Riyadh trị giá 23,5 tỷ USD của Ả-rập Saudi do kiến trúc sư trưởng Zaha Hadid thiết kế. Tuyến tàu điện dài 175 km hứa hẹn sẽ tạo cuộc cách mạng cho cư dân của Riyadh. Công trình sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019.
15. Thành phố Songdo, Hàn Quốc
Thành phố Songdo, Hàn Quốc
Songdo, Hàn Quốc với diện tích hơn 6.000 km vuông là một trong những thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới. Được hoàn thành vào năm 2015, toàn bộ 67.000 cư dân Songdo đều được truy cập Internet toàn diện.
16. Tuyến đường sắt Lagos – Calabar, Nigeria
Tuyến đường sắt Lagos – Calabar, Nigeria
Đầu tháng 7 này, Trung Quốc và Nigeria đã đồng ý ký kết hợp đồng trị giá 11 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt ven biển Lagos - Calabar. Tuyến đường sẽ kéo dài hơn 1080 km và dự kiến hoạt động vào năm 2018.
17. Dự án vận chuyển nước Nam-Bắc, Trung Quốc
Dự án vận chuyển nước Nam-Bắc, Trung Quốc
Dự án vận chuyển nước Nam-Bắc là một nỗ lực lớn của Trung Quốc nhằm di chuyển gần 1.3 tỷ mét khối nước từ sông Dương Tử tới các vùng đất phía Bắc kém phì nhiêu. Để phục vụ cho công trình này, chính quyền Trung Quốc đã phải chi hơn 79 tỷ USD cho công tác di dân.
18. Đường hầm nổi dưới vịnh Sognefjord, Na Uy
Vào tháng 7 năm 2016, Na Uy công bố kế hoạch chi 25 tỉ USD cho đường hầm nổi dưới vịnh Sognefjord trong khu vực nước sâu hơn 1219 m và rộng 914 m. Đây sẽ là đường hầm nổi dưới nước đầu tiên trên thế giới trên thế giới.
19. Dự án Đổi mới Đô thị, Thổ Nhĩ Kỳ
Dự án Đổi mới Đô thị, Thổ Nhĩ Kỳ
Dự án Đổi mới Đô thị trong 20 năm của Thổ Nhĩ Kỳ là một kế hoạch được triển khai sâu rộng nhằm phá bỏ khoảng 7 triệu tòa nhà cũ và xây dựng lại bằng các cấu trúc chống động đất. Dự án bắt đầu vào năm 2012 với chi phí ước tính khoảng 400 tỷ USD.
...
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét