Mặc dù điện gió bắt đầu được thế giới để ý đến từ 25 năm trước nhưng chỉ trong gần 10 năm trở lại đây nó mới khẳng định được vị trí trên thị trường năng lượng thế giới khi sản lượng điện gió tăng trưởng một cách ngoạn mục với tốc độ 28%/năm, cao nhất trong tất cả các nguồn năng lượng hiện có.
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60 - 100m từ phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Vùng này không những có vận tốc gió trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6 - 7 m/giây, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 mW. Ở cả hai khu vực này, dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn của Việt Nam.
Ngoài ra, các vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quý, Trường Sa... là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo.
Hiện nay những công trình sử dụng năng lượng gió đế phát điện ở Việt Nam đã được xây dựng tiêu biểu như :
+ Công trình điện gió Bạc Liêu đã hòa lưới điện quốc gia vào ngày 29 - 5 - 2013, 10 tua bin điện gió đầu tiên có công suất 16 MW, sản lượng điện năng khoảng 56 triệu kWh/năm Khi hoàn thành toàn bộ,công trình này sẽ có tổng công suất là 99,2 MW, dự kiến mỗi năm phát lên lưới điện quốc gia khoảng 320 triệu kWh.
Công trình điện gió Bạc Liêu
+ Công trình điện gió Bình Thuận : Với điều kiện địa lý thuận lợi có bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bổ khá đều quanh năm, tính đến cuối tháng 1 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xây dựng 16 dự án điện gió với tổng công suất dự tính khoảng 1.300 MW.
Trong số 16 dự án nói trên, Dự án Nhà máy điện gió Tuy Phong, đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư được triển khai đầu tiên và đi vào hoạt động từ ngày 18/4/2012. Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của dự án xây dựng và lắp đặt 60 trụ điện gió (hay tua bin), sẽ nâng tổng công suất của toàn bộ Nhà máy Phong điện Tuy Phong lên 120 MW.
Công trình điện gió Bình Thuận
Ở tỉnh Bình Thuận, sau Dự án Tuy Phong, dự án điện gió ở đảo Phú Quý với 3 tua bin, tổng công suất 6 MW đã lắp đặt xong và thử vận hành an toàn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện sinh hoạt và sản xuất cho 33.000 dân trên đảo và giảm chi phí sản xuất điện do giảm thời gian vận hành của nhà máy điện Diesel
Với sự công nhận toàn cầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, những lo ngại về ô nhiễm không khí và an ninh năng lượng ở mỗi quốc gia, cùng với sự cải tiến trong công nghệ và chi phí, sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư năng lượng, sử dụng năng lượng gió phát điện đã được mở rộng trên toàn thế giới (đạc biệt ở các nước lớn như Đức, Đan Mạch, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…) và dự kiến sẽ cung cấp lên đến 10% nhu cầu điện của thế giới năm 2020. Ưu điểm của năng lượng gió :
1. Gió là miễn phí và với công nghệ hiện đại, nó có thể được thu nhận một cách hiệu quả, và là nguồn năng lượng sạch có tại chỗ tại mỗi quốc gia
2. Khi tua bin gió được xây dựng và sản xuất ra điện không gây ra khí nhà kính hoặc các chất ô nhiễm khác như các nhà máy điện truyền thống
3. Mặc dù tua-bin gió có thể rất cao nhưng chỉ chiếm diện tích chiếm đất lại nhỏ. Điều này có nghĩa rằng đất dưới các cột điện gió vẫn có thể được sử dụng tiếp tục cho nông nghiệp và chăn nuôi .
4. Nhiều người thấy các trang trại gió tạo nên tính năng thú vị cho cảnh quan.
5. Khu vực từ xa mà không được kết nối với lưới điện quốc gia có thể sử dụng điện của tua-bin gió để sản xuất, cung cấp độc lập và riêng rẽ
6. Tua bin gió đóng một vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển vì năng lượng gió là một trong những công nghệ năng lượng tái tạo giá thành thấp nhất hiện nay, chi phí từ 4 đến 6 cent cho mỗi kWh, tùy thuộc vào nguồn tài nguyên gió và tài trợ dự án của các dự án cụ thể.
7. Có sẵn trong một loạt các kích cỡ để chế tạo và xây dựng các cột điện gió, có nghĩa là một phạm vi rộng lớn của người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng chúng.
Những bất lợi của Năng lượng gió
1Sức mạnh của gió không liên tục và nó thay đổi từ số không đến cực điểm khi có cơn bão. Điều này có nghĩa rằng các tuabin gió không sản xuất cùng một lượng điện tất cả các thời gian.
2.Mặc dù chi phí của năng lượng gió đã giảm đáng kể trong 10 năm qua, công nghệ này đòi hỏi đầu tư ban đầu cao hơn so với máy phát điện hóa thạch nhiên liệu như diesel
3. Nhiều người cảm thấy rằng các vùng nông thôn dễ bị ảnh hưởng với việc xây dựng các cột điện gió làm ảnh hưởng đến cảnh quan ở dạng tự nhiên
4. Khi vận hành có gây ra tiến ồn và có thể làm chết chim khi bay va vào các cánh quạt
5. Không đáp ứng được nhu cầu dùng điện lớn cho các thành phố hay thị trấn lớn, vì các địa điểm có nhiều gió thường ở xa tại các vùng núi và hải đảo
6. Gặp trờ ngại khi nối vào lười điện quốc gia do chệnh lệch về giá đấu nối
Sau đây chúng ta cùng xem video clip của Youtube về nguyên lý hoạt động của động cơ gió
0 nhận xét:
Đăng nhận xét