Thứ Hai, tháng 5 06, 2013

Thăm lại miền Bắc




Nhân các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 chúng tôi rủ nhau đi du lịch Vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà nhân dịp mừng ngày sinh nhật lần thứ 13 của cháu nội Phạm Lê Gia Minh con trai thứ của Tuấn Minh và Bạch Hoa (30/4/2000). Theo như hẹn trước  tại Hà Nội sáng 30/4/2013 sẽ có cuộc họp mặt đại diện chi họ Cụ Phạm Vĩnh Quang gốc 53 Lãn Ông Hà Nội tại nhà Bà Kim Nhu để dự lễ 35 ngày cháu Phương Anh mất và tối 30/4/2013 họp mặt toàn chi họ Cố Bác Sĩ Đỗ Xuân Dục gốc 95 Lò Đúc Hà Nội tại nhà hàng Phù đổng đường Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Tour Vịnh Hạ Long – Cát Bà
Từ ngày 27/9 đến ngày 29/9/2013 chúng tôi đi theo tour của The Sinh Tourist có trụ sở chính tại TpHCM, có cả người nước ngoài cùng đi.Tối 26/4 bay từ SG ra HN ngủ đêm tại khách sạn Tùng An, phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Sáng sớm 27/9 tập trung tại trụ sở chi nhánh The Sinh Tour ist ở phố Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm Hà Nội khởi hành bằng ô tô đi theo quốc lộ 1 rồi rẽ vào quốc lộ 18 B đi về thành phố Hạ Long thuộc miền Đông Bắc Việt Nam. Trên đường đi qua nhiều tỉnh và thị trấn, đáng chú ý là qua thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương xe dừng lại  nghỉ 25 phút  tại Nhà  dừng chân của tỉnh Ruby Emperor có đầy đủ các gian hàng bán đồ lưu niệm và toilet ( rest room) sạch sẽ, khang trang như ở nước ngoài. 



 Tới Phả lại thấy sừng sững nhà máy nhiệt điện than Phả Lại lớn nay là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại  tọa lạc tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách thủ đô Hà Nội 56Km về phía Đông bắc, sát góc phía Bắc đường 18 và tả ngạn sông Thái Bình. Công ty được khởi công xây dựng ngày 17.05.1980 với công suất đợt 1 là 440MW, gồm 4 tổ tua bin máy phát và 8 lò hơi theo khối hai lò - một máy, mỗi máy 110MW. Từ năm 1994, khi có đường dây 500kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống điện trong cả nước, nhà máy nhiệt điện Phả Lại được tăng cường khai thác . Ngày 8/6/1998 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 (đợt 2) được khởi công xây dựng trên mặt bằng còn lại của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại cũ . Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 có tổng công suất 600 MW gồm 2 tổ máy mỗi tổ có công suất 300 MW, sản lượng điện hàng năm 3,68 tỷ kWh; lượng than tiêu thụ 1,6 triệu tấn/năm; tổ máy 1 vận hành vào đầu năm 2001 và hoàn thành công trình vào quý 3 năm 2001. Phả Lại 2 là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết bị hiện đại được thiết kế và xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường. Khi hoàn thành, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 cùng với Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng cường đáng kể công suất của hệ thống điện Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng, đẩy mạnh chương trình điện khí hoá toàn quốc.




 Sau hơn 3 giờ xe đến thành phố Hạ Long, chúng tôi xuống bến để đi tầu thủy ra Vịnh. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). 

 
 


Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc. Năm 2011 tổ chức Open New Wonder qua thăm dò bỏ phiếu trên toàn thế giới đã xếp Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

 
 

Theo qui định của địa phương tất cả các tầu thủy phải sơn mầu trắng, trông cũng đẹp khi tầu bơi trên biển xanh, nhưng do sơn bằng tay và không sơn xì nên vết sơn loang lổ, và do va chạm nên nhiều chỗ còn bị đen trông o đẹp mắt lắm !
Tầu đi trên biển có nhiều loại, trong đó có tầu ngủ ( sang trọng và sạch sẽ) và tầu o ngủ. Ngày đầu tiên chúng tôi đi trên tầu o ngủ, ăn trưa trên tầu và ghé thăm động Thiên Cung và hang Đầu gỗ, theo kế hoạch sẽ thăm hang Sửng Sốt lớn nhất, nhưng thiếu thời gian nên thôi.


 
 
  
 
   
Sau vài tiếng thong dong trên biển tầu hướng về đảo Cát Bà, cặp bến lên bờ ô tô chạy dọc trên đường xuyên đảo uốn lượn quanh các sườn núi dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia Cát Bà , phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng.

 

 

 Trong thời gian ở Cát Bà chúng tôi ăn ngủ hai đêm ở K.S Holiday View.Do đi vào dịp lễ đông khách, nên việc phục vụ ăn uống của K.S o được vừa ý, chất lượng các bữa ăn sáng, trưa, tối có phần kém so với thực đơn do The Sinh Tourist đặt (menu). 


 
 
Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi.
Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển. Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. Cư dân chủ yếu là người Kinh.Trong thời gian ở Cát Bà chúng tôi dạo chơi trên các phố Trung Tâm, tham quan chợ hải sản và đi tắm biển tại bãi tắm  Cát Cò 1, ngoài ra còn có Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái,  v.v... là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo,cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy .



Ngày thứ ba lên tầu ngủ Golden Lotus sang trọng dạo chơi trên biển, ngắm và chụp ảnh, theo kế hoạch có xuống biển đi thuyền kayack, nhưng do thời tiết xấu nên o thực hiện được. Tới trưa tầu cặp bến Hạ Long và đến nhà hàng ăn trưa, trước khi lên xe ô tô trở về Hà Nội.

 
 
 

Trền đường về HN ghé thăm nhà dừng chân rất khang trang của tỉnh Hải dương do Công ty ABC quản lý có nhiều mặt hàng và đồ lưu niệm bán cho du khách, lớn hơn Ruby Emperor. 

 
 

 Chuyến du lịch này cũng thú vị vì trùng với Carnaval Hạ Long năm 2013.

 
 

Chiều 29/4/2015 về đến Hà Nội lang thang phố cổ, chúng tôi tìm được cửa hàng đặc sản bánh khúc ở 35 Cầu Gỗ và bún thang bà Đức ở 48 Cầu gỗ cùng  ngồi bên vỉa hè thưởng thức các đắc sản trên, còn thơi gian lưu trú ở K.S Tùng An sáng ra chợ Phương Mai thưởng thức đặc sản xôi séo của HN. Nghe nói ở 8 Nguyễn Hữu Huân có xôi Yến khá nổi tiếng !


 Thăm họ hàng ớ Hà Nội
Sáng 30/4/2013 chúng tôi từ K.S Tùng An, Phương Mai đi Văn Điển có hai xe  ô tô của các chú Thắng ,Tiến tới đón, sau khi viếng mộ hai Cụ Quang, hai Cụ Dục, chúng tôi o quên đến nhà hóa thân viếng Bác Đoàn Hải mới mất ngày 23 tháng chạp vừa qua. Sau đó ghé thăm gia đình chú Tiến ở Sét, thăm cụ Trúc (mẹ vợ chú Tiến) bị ốm, tiếp tục lên đường tới nhà Bà Kim Nhu nơi có cuộc họp mặt của đại diện chi họ Cụ Quang nhân ngày  giỗ lần thứ 35 của cháu Phương Anh, con gái đấu của anh chị Tuấn&Thúy, dự bữa cơm trưa thân mật với nhiều món ăn ngon đặt trước . Chiều đến thăm họ ngoại ở 95 Lò Đúc Hà Nội, tối dự liên hoan với đông đảo các thành viênchi họ Cụ Dục ở nhà hàng Phù Đổng , đường Tăng Bạt Hổ, bữa ăn đặt trước cũng rất ngon, mọi người nói chuyện hàn huyên vui vẻ, trước khi ra về còn chụp ảnh chung làm kỷ niệm.Sáng 1/5/2013 đến thăm gia đình Bà Đính em ruột ở quận Thanh Xuân, chiều 1g30 ra sân bay Nội Bài bay về Tp HCM.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


  
Tạm biệt miền Bắc, hẹn gặp lại !!!

0 nhận xét: