Chủ Nhật, tháng 3 11, 2012

Nhớ lại sóng thần ở Nhật ngày 11/3/2011

 

Sóng thần hình thành như thế nào? 

Động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 xuất hiện sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate) xô mảng kiến tạo Bắc Mỹ (North American Plate) lên phía trên.

Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ (North American Plate)và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate).
Trong rãnh Nhật Bản
Trong một khu vực được gọi là "rãnh Nhật Bản" (Japan Trench), mảng kiến tạo Thái Bình Dương (Pacific Plate) dịch chuyển về phía tây khoảng 8 cm mỗi năm.
Cơn địa chấn hôm 11/3 là kết quả
Cơn địa chấn hôm 11/3 là kết quả của sự va chạm giữa hai mảng địa tầng ở đường đứt gãy. Mảng địa tầng Thái Bình Dương đâm mạnh xuống phía dưới mảng địa tầng Bắc Mỹ và đẩy mảng Bắc Mỹ lên phía trên.
Sự dịch chuyển lên phía trên của mảng kiến tạo Bắc Mỹ
Sự dịch chuyển lên phía trên của mảng địa tầng Bắc Mỹ khiến một lượng nước khổng lồ phía trên nó trồi lên với sức mạnh khủng khiếp.
Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước
Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa ra mọi hướng. Những con sóng dưới đáy đại dương có bước sóng khá lớn trong khi chiều cao lại thấp nên chúng có thể lan truyền với tốc độ 900 km/giờ.
Khi sóng tới gần bờ,
Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng tăng. Sóng cao ngất tràn lên bờ vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau.

                                   
Sóng thần có độ cao từ 6 m trở lên ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh báo sóng thần được ban bố tới tận nước Mỹ và Nam Mỹ.
 


Mối lo cho thế giới

Những“khối rác” do sóng thần  trôi nổi trên Thái bình dương 

Những khối rác khổng lồ gồm xe hơi, máy kéo, tàu bị lật úp và cả những mảnh thi thể của những người còn đang mất tích đang theo sóng và gió ở Thái Bình Dương tới bờ biển phía Tây của nước Mỹ. Hơn 200.000 công trình xây dựng và hàng ngàn người đã bị cuốn trôi ra biển sau thảm họa sóng thần tại Nhật Bản h hôm 11/3. Theo lời nhà hải dương học Hoa kỳ Curtis Ebbesmeyer các khối rác khổng lồ này trong ba năm tới sẽ trôi hết tới bờ biển phía Tây của Mỹ.


Hàng loạt xe cộ, cây cối, thi thể và đôi khi là toàn bộ một ngôi nhà đã bị những con sóng khổng lồ cuốn từ đất liền đổ vào đại dương


Các kh
ối rác khổng lồ đang dần dần trôi ra xa bờ biển Nhật Bản.


    Kh
i rác lớn nhất dài tới 110km và bao trùm một diện tích rộng tới hơn 200.000m2, 

Một vài mảnh vỡ đầu tiên đã được tìm thấy vào ngày 7/4. Sau đó, chúng sẽ di chuyển về phía Hawaii và rồi lại quay ngược lại châu Á. Tất cả sẽ di chuyển theo một vòng tròn của dòng hải lưu vốn được biết tới là vòng xoay tròn Bắc Thái Bình Dương. Và trong vòng 1 năm tới, các mảnh vỡ này sẽ theo dòng hải lưu tới bờ biển Washington, Oregon và California.
Hiện nhà nghiên cứu Curtis Ebbesmeyer đang theo dõi chặt chẽ sự chuyển động của các khối rác từ Nhật Bản. Theo ông, các mảnh kim loại có thể theo gió tới bờ nhanh hơn, trong khoảng 1 năm, trong khi các mảnh gỗ vỡ phải mất nhiều thời gian hơn gấp 2-3 lần. Chúng bị mắc kẹt trong vòng xoáy Bắc Thái Bình Dương nên cứ tiếp tục trôi nổi gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại trong khu vực. 

Ảnh mô phỏng các dòng chảy ở Thái Bình Dương vốn đẩy bãi rác từ Nhật Bản tới bờ biển phía tây nước Mỹ và sau đó quay trở lại. Các chuyên gia Mỹ dự đoán các đảo rác sẽ tấn công Hawaii sau 2 năm nữa và tới bờ biền phía tây nước Mỹ một năm sau đó.


Đồ họa mô phỏng khối rác khổng lồ di chuyển tới bờ biển phía tây nước Mỹ.

Các thành viên của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, những người đã phát hiện ra quá trình di chuyển bất thường của khối rác nổi,  nói rằng họ chưa từng thấy bất cứ trường hợp nào giống như thế và cảnh báo các mảnh vỡ có thể trở thành mối đe dọa đối với ngành giao thông vận tải đường biển



Hạm đội số 7 của Hải quân Mỹ cảnh báo rằng khối rác lớn tới nỗi có thể gây ra mối đe dọa đối với giao thông đường biển.


Hải quân Mỹ hiện đang phối hợp với các công ty xây dựng từ Nhật Bản trong nỗ lực nhằm đưa rác ra khỏi đại dương.



Trực thăng tìm kiếm và cứu nạn của Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản bay bên trên một kh
ối rác ngoài khơi Kesennuma.


Một khu vực cảng bị tàn phá gần thành phố Ishinomaki sau động đất/sóng thần hôm 11/3.

Người ta nói con người bất lực trước thiên nhiên, nhưng với riêng người Nhật, họ khiến người ta cảm thấy điều ngược lại. Trận động đất, và cả cơn sóng thần, đã gây ra hủy hoại khủng khiếp, nhưng nó đã không thể quật ngã tinh thần Nhật. Sự cam chịu trước thảm họa được đẩy lên đến cùng cực đã trở thành lòng can đảm không gì sánh được. Thủ tướng Nhật Naoto Kan, khuôn mặt lặng lẽ một cách khác thường, gọi thiên họa vừa rồi là “cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất” từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng Nhật Bản đã vươn lên từ đống tro tàn 70 năm trước để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Họ cũng sẽ lại đứng lên từ thảm họa này, không chút sợ hãi, như người Nhật từ trước đến giờ vẫn thế.

0 nhận xét: