Thứ Bảy, tháng 3 19, 2011

Năng lượng toàn cầu đang chịu sức ép từ mọi phía

Động đất, sóng thần và có thể là rò rỉ phóng xạ hạt nhân Nhật Bản, tất cả đang gây sức ép lớn lên hệ thống năng lượng toàn cầu.

    • Năng lượng toàn cầu đang chịu sức ép từ mọi phía












    • Biến cố lớn đến với Nhật Bản bắt đầu từ động đất, tiếp đến là sóng thần và hiện nay là thảm họa năng lượng - một thảm họa tiềm ẩn bắt nguồn từ những quyết định trước đây về việc làm thế nào cung cấp điện cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng như một trong những xã hội giàu có nhất hành tinh.

      Sau khoảng thời gian chờ đợi và xem xét diễn biến từ Nhật, các nhà giao dịch hôm nay bán các hợp đồng trong sự lo ngại - giá dầu được bán ở mức dưới 100 USD/ thùng tại Mỹ. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật bất ngờ sụt 11%, và sàn giao dịch New Yorrk (NYSE) cũng mất hơn 250 điểm, tương đương 2,4%.

      Thị trường trở nên cực kỳ ảm đạm với bất cứ thứ gì liên quan đến ngành công nghiệp hạt nhân. Bằng chứng là các nhà đầu tư bán cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp khai thác uranium, ở mức hai chữ số phần trăm; hay cổ phiếu của các công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân như Exelon và Entergy ở mức 1 chữ số phần trăm.

      Những gì đang diễn ra không những gây lo ngại về kinh tế mà còn tạo sức ép cực nghiêm trọng lên hệ thống năng lượng toàn cầu. Trong vài tháng qua, chúng ta học cách sửa lỗi từ những tình huống cực kỳ ngẫu nhiên gây ảnh hưởng đến các nguồn cung năng lượng chính. Đó là những tình huống mà chúng ta gần như không kiểm soát được.

      Hoạt động khoan dầu ở khu vực nước sâu có thể trở nên nguy hiểm nếu các công ty làm mọi cách để giảm chi phí và bỏ qua các quy định. Và với sự điều hành kém vốn đã ăn sâu tại các quốc gia dầu mỏ, chúng ta cũng không nhất thiết cứ phải dựa vào nguồn cung từ OPEC.

      Hoạt động khai thác khí gas từ đá phiến có thể dẫn đến ô nhiễm phóng xạ nguồn nước. Mặc dù vậy, nhiều công ty liên quan đến hoạt động này có vẻ được chuẩn bị sẵn để chấp nhận tai tiếng và các vụ kiến cáo sau đó hơn là chủ động giải quyết chính tình hình xấu. Đối với năng lượng điện hạt nhân vốn được quảng bá nhiều, giờ thì chúng ta biết rằng những thảm họa lớn, hiếm thấy kiểu “Thiên nga đen” có thể đến cùng một lúc.

      Nhưng khó khăn đối với cả thế giới chưa hết. Tại Bahrain hôm nay, đức vua ban bố tình trạng chiến tranh trong 3 tháng giữa lúc có các báo cáo khác nhau cho rằng một lính Ảrập Xê-út có thể đã bị giết trong số 1000 lính được đưa sang để dập tắt nổi loạn tại Bahrain. Ảrập Xê-út tỏ ra lo ngại bởi Bahrain tiếp giáp với tỉnh phía Đông nhiều dầu mỏ và có đông lượng người Hồi Giáo Shiite của nước mình. Tại Lybi, lực lượng của đại tá Muammar al-Qaddafi tiến sát nơi đóng quân của lực lượng nổi loạn, tuy nhiên chưa có đối đầu trực tiếp giữa hai bên.

      Tuy nhiên, một lần nữa, chúng ta lại bất ngờ bởi thị trường thậm chí còn chẳng bất ổn hơn tình hình hiện tại. Chúng ta hiểu tại sao giá dầu không biến động hơn - nguồn cung dầu trên thế giới vẫn còn nhiều đến mức các nhà giao dịch không thể quá liều lĩnh với những dự đoán của mình. Một số còn giúp giảm bớt những phỏng đoán gây bực mình.

      Trên tờ thời báo Financial Times, một vài chuyên gia Anh còn làm dịu nguy cơ của một vụ nổ hạt nhân kiểu Chernobyl tại Nhật Bản. Và trong video của hãng tin Bloomberg, Robert Kelly, một kỹ sư hạt nhân của Mỹ, cho biết dù có gì xảy ra thì Fukushima sẽ không giống Chernobyl.

      Trung Quốc cho biết, trong khi quan sát tình hình tại Nhật, nước này vẫn sẽ xúc tiến việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân. Nhìn chung, nhiều chuyên gia cho rằng các nước đang phát triển có thể sẽ đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

      Về phần Mỹ và châu Âu, chúng ta vẫn đang trong quá trình dài chờ đợi và theo dõi khi mà công chúng và các nhà lãnh đạo yêu cầu nhiều hơn các biện pháp an toàn không cần thiết đối với các nhà máy điện hạt nhân. Trong đó bao gồm một vài hệ thống dự phòng điện để có thể hoạt động và vận hành nhà máy điện ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.

      Bởi thực tế như chúng ta thấy từ Nhật Bản, máy phát điện chạy bằng dầu diesel và ắc quy vẫn là chưa đủ. Đức cũng vừa ra lệnh đóng cửa tạm thời tất cả các nhà máy điện hạt nhân xây dựng trước năm 1980. Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, cũng đang phải đánh giá lại kế hoạch xây dựng dần các nhà máy điện hạt nhân trị giá 175 tỷ USD của mình.
      Hà Lê
    • Theo Foreign Policy



0 nhận xét: