e

Thứ Bảy, tháng 2 08, 2025

Việt Nam vừa vận hành nhà máy điện khí đầu tiên vốn đầu tư 35.000 tỷ

 

Công trình này hứa hẹn góp phần đưa Việt Nam đạt được mục tiêu thế kỷ vào năm 2050.

11 giờ 11 phút ngày 5/2/2025 đánh dấu thời điểm lịch sử trong ngành năng lượng Việt Nam: Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam - Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - đã thành công hòa lưới điện quốc gia với công suất đạt 50 Megawatt.

Theo Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power), Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 thuộc Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, với tổng mức đầu tư là 1,4 tỷ USD (tương đương 35.434 tỷ đồng, tính theo tỷ giá hiện tại), tổng công suất 2 nhà máy đạt 1.500 - 1.600 Megawatt.

Chưa từng có: Việt Nam vừa vận hành nhà máy điện khí LNGđầu tiên vốn đầu tư 35.000 tỷ - Công suất khủng! - Ảnh 1.

Hình ảnh nhà máy điện khí đầu tiên của Việt Nam tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nguồn ảnh: Lao Động

PV Power cho biết, vào tháng 7/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ đi vào vận hành thương mại. Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng 10 cùng năm.

Các chuyên gia cho biết, việc Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 chính thức đi vào hoạt động thương mại có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam. 

Vì cả hai nhà máy này sẽ bổ sung khoảng 9 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện, từ đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời tạo tiền đề để phát triển chuỗi dự án điện khí LNG trong Quy hoạch Điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Quan trọng hơn là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam đạt được Net Zero vào năm 2050 nhằm ứng phó với bài toán toàn cầu mang tên biến đổi khí hậu như Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại COP26 năm 2021.

Vậy tại sao hai nhà máy điện khí tọa lạc tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai lại góp phần đưa nước ta đạt mục tiêu Net Zero vào giữa thế kỷ 21? 

Câu trả lời đến từ LNG. 

LNG là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Liquefied Natural Gas - khí thiên nhiên hóa lỏng. Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đều sử dụng LNG để sản xuất điện.

Magnus Eikens - Giám đốc điều hành cấp cao của "gã khổng lồ năng lượng sạch" ECOnnect Energy (Na Uy) cho biết, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cung cấp một giải pháp thay thế sạch hơn và hiệu quả hơn cho nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng.

Ở nhiều quốc gia, than, dầu và khí thiên nhiên là ba loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến được sử dụng để phát điện. Trong số đó, LNG là nguồn năng lượng được kỳ vọng giúp giảm lượng khí thải carbon, do đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và khí quyển. Điện LNG cũng mang lại lợi thế về tính linh hoạt và đảm bảo nguồn cung liên tục, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.

Để hiểu được phát điện bằng LNG là gì, trước tiên cần phải hiểu về LNG và quá trình sử dụng khí này để phát điện.

1. LNG là gì?

Nhà hóa học người Anh Michael Faraday là người có công đầu tiên thử nghiệm quá trình hóa lỏng khí thiên nhiên vào năm 1845. Gần 2 thế kỷ đi qua, LNG đang trở thành giải pháp thân thiện với môi trường được nhiều quốc gia sử dụng.

Wood Mackenzie dự báo, thế giới sẽ cần thêm 100 triệu tấn công suất LNG nữa để đáp ứng nhu cầu vào giữa những năm 2030. Riêng tại châu Á, nhu cầu LNG của châu lục này dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi lên 510 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050, khi các quốc gia mới nổi tìm kiếm nhiên liệu sạch hơn than để phát điện.

Chưa từng có: Việt Nam vừa vận hành nhà máy điện khí LNGđầu tiên vốn đầu tư 35.000 tỷ - Công suất khủng! - Ảnh 4.

Hình ảnh nhà máy điện khí hóa lỏng với các bồn chứa áp suất cách nhiệt khổng lồ, lưu trữ LNG. Ảnh: ECOnnect Energy

ScienceDirect - nguồn dữ liệu khoa học hàng đầu thế giới cung cấp thông tin: Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là nhiên liệu hóa thạch thường được khai thác từ một bể chứa ngầm bao gồm hỗn hợp hydrocarbon, trong đó 90%–95% là mê-tan (CH4); ngoài ra còn có các thành phần khác như etan, propan, butan, pentan, nước, hydro, nitơ, CO2 và các loại khí khác. Về cơ bản, khí thiên nhiên không ăn mòn, không màu và không mùi.

Khí thiên nhiên hóa lỏng là khí thiên nhiên đã được làm lạnh đến nhiệt độ dưới điểm sôi của nó (tức là -163 độ C) để chuyển sang trạng thái lỏng. Sau khi được làm lạnh, khí thiên nhiên co lại thành thể tích nhỏ hơn 600 lần so với thể tích ở trạng thái khí. Điều này giúp cho quá trình lưu trữ và vận chuyển thuận lợi hơn nhiều.

Người ta sử dụng bồn chứa áp suất cách nhiệt để lưu trữ LNG. LNG có thể được chuyển đổi trở lại dạng khí (tái hóa khí) chỉ bằng cách tăng nhiệt độ.

Khí thiên nhiên là một nhiên liệu quan trọng vì nó có lượng phát thải carbon thấp hơn so với các nhiên liệu hóa thạch khác. 

Một chuỗi cung ứng LNG điển hình bao gồm một số giai đoạn chính: Thăm dò và sản xuất, xử lý và chế biến, lưu trữ, vận chuyển và phân phối.

2. Điện tạo ra từ LNG như thế nào?

Về cơ bản, điện năng có thể được tạo ra bằng cách giãn nở trực tiếp LNG bay hơi hoặc giãn nở chất lỏng trung gian bằng Chu trình Rankine (Rankine cycle).

Sau khi được lưu trữ tại các bồn chứa chuyên dụng, LNG sẽ được chuyển đổi trở lại trạng thái khí qua quá trình tái hóa khí (regasification). 

Khí tự nhiên sau tái hóa khí bằng cách đun nóng bằng bộ trao đổi nhiệt để tạo ra khí áp suất cao, sẽ được dẫn đến các tua-bin khí trong nhà máy điện khí để tạo ra điện. Đây là loại điện năng sạch hơn so với điện từ than hoặc dầu.

Chưa từng có: Việt Nam vừa vận hành nhà máy điện khí LNGđầu tiên vốn đầu tư 35.000 tỷ - Công suất khủng! - Ảnh 5.

Sơ đồ tạo điện từ LNG thông qua Chu trình Rankine. Nguồn: Tập đoàn Chiyoda

3. Lợi ích của LNG đối với các dự án nhà máy điện

Tính bền vững về môi trường: LNG nổi tiếng với đặc tính đốt cháy sạch hơn so với các nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than và dầu. Nó làm giảm khí nhà kính, lưu huỳnh đioxit và phát thải các hạt vật chất. 

Cụ thể, sản xuất điện bằng LNG thải ra ít hơn khoảng 40% lượng CO2 so với nhà máy điện chạy bằng than đá và ít hơn khoảng 30% so với nhà máy điện chạy bằng dầu mỏ. Nó làm giảm đáng kể tới 90% lượng khí thải oxit nitric (NO) và nitơ dioxit (NO2), từ đó góp phần bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm không khí.

Do đó, các dự án nhà máy điện sử dụng LNG góp phần vào tính bền vững về môi trường bằng cách giảm lượng khí thải CO2 để phát điện. 

Hiệu quả năng lượng: Hiệu quả của các dự án nhà máy điện chạy bằng LNG là một lợi thế chính. Các tua-bin khí và hệ thống chu trình kết hợp được sử dụng trong các dự án này có hiệu suất nhiệt cao cho phép sử dụng tối ưu hàm lượng năng lượng của LNG. Điều này dẫn đến việc sử dụng ít nhiên liệu hơn trên mỗi đơn vị năng lượng được tạo ra. 

Tính linh hoạt của nhiên liệu: Các nhà máy điện sử dụng LNG cung cấp tính linh hoạt trong việc tìm nguồn nhiên liệu, vì LNG có thể được lấy từ nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu. Ngoài ra, tính dễ vận chuyển LNG cho phép định vị hiệu quả các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng thay đổi. 

Giảm tổn thất truyền tải: Các dự án nhà máy điện sử dụng LNG có thể được bố trí chiến lược gần các khu vực có nhu cầu năng lượng cao, giảm thiểu tổn thất truyền tải và phân phối liên quan đến việc vận chuyển điện trên những khoảng cách xa. Sự phân cấp sản xuất điện này có thể cải thiện hiệu quả và độ tin cậy của lưới điện nói chung.  

Tham khảo: PV Power, Sciencedirect, Rishabh Engineering Services (India)


Thứ Sáu, tháng 2 07, 2025

Bộ Công thương chỉ 8 địa điểm có thể làm nhà máy điện hạt nhân

 

Trong dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương đã chỉ rõ 8 địa điểm ở Việt Nam đảm bảo điều kiện để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Bộ Công thương cho biết, theo Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch định hướng phát triển điện hạt nhân, Việt Nam có 8 vị trí tiềm năng để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Mỗi vị trí có tiềm năng phát triển khoảng 4 - 6 GW điện hạt nhân.

Bộ Công thương chỉ 8 địa điểm có thể làm nhà máy điện hạt nhân- Ảnh 1.

Việt Nam sẽ tham khảo kinh nghiệm, mô hình các nước trong phát triển điện hạt nhân

ẢNH: TN

Trong đó, tỉnh Ninh Thuận có 3 vị trí, gồm: thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, H.Thuận Nam; thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải; bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, H.Thuận Bắc.

Quảng Ngãi có 2 vị trí, gồm: thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, H.Mộ Đức; thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, H.Mộ Đức.

3 vị trí còn lại gồm: thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, H.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, H.Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Bộ Công thương cho rằng, với tiềm năng trên, điện hạt nhân có thể xem xét xây dựng tại 3 vùng: Nam Trung bộ khoảng 25 - 30 GW, Trung Trung bộ khoảng 10 GW và Bắc Trung bộ khoảng 4 - 5 GW.

Nhưng hiện nay chỉ có Phước Dinh và Vĩnh Hải là có công bố quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Một số địa điểm tiềm năng khác (2 địa điểm ở Quảng Ngãi, 1 địa điểm ở Bình Định) được xem xét là địa điểm tiềm năng phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn.

Tuy nhiên, do không có quy hoạch được công bố nên sau 10 năm, các địa điểm này đều cần rà soát, đánh giá lại do có thể có nhiều biến động kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế tại các khu vực.

Đối với các địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân modul nhỏ (SMR) việc lựa chọn địa điểm xây dựng là một bước quan trọng để đưa vào hệ thống năng lượng khu vực. Quá trình này sẽ có tác động đáng kể đến chi phí xây dựng, sức khỏe môi trường, an toàn và các khía cạnh khác trong suốt thời gian hoạt động của nó. 

Ngoài ra, có rất nhiều thiết kế SMR đang được phát triển ở nhiều giai đoạn khác nhau trên khắp thế giới, nhưng Việt Nam chưa có quy định pháp quy về yêu cầu địa điểm đối với lò SMR. 

Trong trường hợp không có quy định hướng dẫn cụ thể về lựa chọn địa điểm đối với SMR, việc thực hiện phải tuân thủ theo quy định yêu cầu địa điểm nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn hiện hành.

Đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải

Trong căn cứ đề xuất điều chỉnh Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương dẫn thông tin từ báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây ghi nhận sự trở lại của điện hạt nhân. Nhiều quốc gia đang quan tâm đến điện hạt nhân như một lựa chọn để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải.  

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, qua nghiên cứu từ nhiều nước, điện hạt nhân là xu thế để giải tỏa sức ép phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia đã tăng công suất điện hạt nhân 2 - 3 lần. Điển hình là Nhật Bản, điện hạt nhân hiện chiếm 20 - 25% cơ cấu nguồn điện.

Trước đó, ngày 4.2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã  giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. 

TheoThanhNien

EVN, PVN được giao xây nhà máy điện hạt nhân: Không phải bắt đầu từ số 0

 VTC News) - 

Thủ tướng vừa giao EVN và Petrovietnam làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và yêu cầu chậm nhất ngày 31/12/2031 phải hoàn thành.

Thông tin với Báo điện tử VTC News, ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho biết, tại cuộc họp sáng 4/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân - đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể về cơ chế đặc thù, nguồn lực, tiền khả thi, tiến độ dự án, vấn đề hợp tác quốc tế và những vấn đề khác để triển khai.

"Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Công Thương sẽ sớm tập hợp ý kiến các bộ, ngành để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng, từ đó chỉ đạo các đơn vị triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Dự kiến Bộ sẽ tổ chức họp với các bộ, ngành địa phương liên quan để triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết. Theo tinh thần của Thủ tướng là chúng tôi phải vừa làm, vừa nghiên cứu, đề xuất những cơ chế đặc thù phù hợp để thực hiện theo đúng lộ trình, đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo”, ông Bảo nói.

Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2016. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2016. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Trong khi đó, nhận định về nhiệm vụ xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận của EVN và Petrovietnam, TS. Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng cho rằng, các đơn vị đều đã có kinh nghiệm triển khai những dự án lớn, đây sẽ là một thuận lợi để hoàn thành mục tiêu cũng như chỉ tiêu Thủ tướng giao.

“Tôi cho rằng cả hai đơn vị được Thủ tướng giao nhiệm vụ sẽ hoàn thành tốt. Mặc dù trước đây điện hạt nhân có phần phức tạp về công nghệ nhưng đến thời điểm hiện nay đã không còn là vấn đề quá khó khăn, phức tạp. Nhiều nước trên thế giới đã triển khai và ta có thể tham khảo, học hỏi, chọn lọc. Mặc dù công trình điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đầu tiên nhưng chắc chắn sẽ có sự hợp tác của các nước có kinh nghiệm”, ông Kiệt nhận định.

Điện hạt nhân cũng không phải là dự án mới mà đã triển khai cách đây gần chục năm rồi, chúng ta đã chuẩn bị tương đối tốt, sau đó tạm dừng. Hiện chủ trương đã được thông qua để tái khởi động lại chứ không phải là dự án mới hoàn toàn. Do đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nguồn nhân lực.

Chúng ta cũng đã có một đội ngũ kỹ sư đào tạo từ nước ngoài về điện hạt nhân. Bây giờ việc cần làm là tập hợp các chuyên gia, kỹ sư lại để góp sức triển khai dự án. Cùng với đó, chúng ta cũng phải tăng cường hợp tác với những đối tác nước ngoài, nhất là các đoanh nghiệp điện hạt nhân, năng lượng nguyên tử. Một nước nhỏ như Belarus còn triển khai được, trong khi đó chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển các nguồn điện tái tạo, không có lý gì không thực hiện được”, ông Kiệt nói thêm.

Chúng ta có thuận lợi là đã có bước chuẩn bị trước đây rồi chứ không phải bắt đầu từ số 0.

TS. Võ Trí Thành

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cũng nhận định, việc Thủ tướng giao cho EVN và PVN triển khai làm nhà máy điện hạt nhân sẽ có những thuận lợi nhất định, bởi trước đây chúng ta đã xây dựng, đã có quy hoạch, đã có nghiên cứu tiền khả thi cho dự án.

“Thông thường những dự án này sẽ có thời gian triển khai, xây dựng 7- 10 năm. Còn chúng ta thời điểm này mục tiêu là 5-6 năm. Đây là áp lực về mặt thời gian, tuy nhiên chúng ta có thuận lợi là đã có bước chuẩn bị trước đây rồi chứ không phải bắt đầu từ số 0. Chúng ta cũng đã có sự đào tạo các chuyên gia từ nước ngoài, đã có địa điểm triển khai, đã có quy hoạch và lập dự án trước đó. Ngoài ra, chúng ta có quyết tâm chính trị cao, gắn với nhu cầu đòi hỏi về năng lượng, trong giai đoạn cần sự phát triển nhanh hơn”, ông Thành nói.

Điện hạt nhân là mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng 

Đánh giá về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân, nhiều Đại biểu Quốc hội từng cho rằng đó là điều rất cần thiết. Vì các dự án điện hạt nhân bảo đảm cung cấp năng lượng sạch, dài hạn cho sản xuất, nhất là các ngành công nghệ cao đòi hỏi nguồn điện ổn định.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), hiện nước ta đã có nhà máy thủy điện tầm cỡ quốc gia nhưng chưa có nhà máy điện hạt nhân. Trong bối cảnh thiếu hụt điện năng, các quốc gia trên thế giới cũng đã có xu hướng tái khởi động hoặc phục hồi những nhà máy điện trước đây đã đóng cửa.

“Việc phát triển điện hạt nhân hiện nay cũng là một trong những xu thế của thế giới. Một số nước quốc gia trên thế giới họ đóng cửa bây giờ họ đã tái khởi động lại vì do nhu cầu năng lượng sử dụng điện rất lớn, cho nên đối với nước ta cũng không thể đóng cửa nhà máy điện hạt nhân được. Đây là một vấn đề rất hệ trọng vì năng lượng Việt Nam của chúng ta hiện nay đang rất thiếu”, ông Hòa nêu ý kiến.

Ngoài ra, đại biểu Hòa e ngại, chúng ta sử dụng điện than, nhiệt điện và hai loại này không thân thiện với môi trường, trong khi đó chúng ta cam kết phát thải tới 2050 bằng zero. “Tôi nghĩ rằng chỉ có năng lượng về điện hạt nhân mới có thể phát triển và chúng ta đảm bảo được nhu cầu năng lượng của quốc gia”, ông Hòa nêu quan điểm.

Thủ tướng yêu cầu chậm nhất ngày 31/12/2031 phải hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng yêu cầu chậm nhất ngày 31/12/2031 phải hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh minh họa)

Từng trả lời vấn đề này trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, hiện nay theo xu thế chung và với cam kết của Việt Nam là đạt trung hòa carbon vào năm 2050 cho nên năng lượng tái tạo và những nguồn năng lượng mới chúng ta phải phát triển rất mạnh.

Đến năm 2030 chúng ta cần phải gấp 2 lần công suất hiện nay, nhưng đến năm 2050, chúng ta phải gấp 5 lần công suất hiện nay. Khi các nguồn điện truyền thống không có dư địa để phát triển nữa, thủy điện đã hết, điện than không phát triển được, năng lượng mặt trời cũng có giờ và nếu phải tính cả đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện cũng không phải rẻ hơn và cứ cho là có cả lưu trữ điện thì chúng ta cũng không thể nào tăng gấp 7 lần công suất hiện nay bằng năng lượng tái tạo.

“Cho nên điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới trong tương lai dứt khoát phải có”, Bộ trưởng Diên nhấn mạnh.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Trong đó: Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất ngày 31/12/2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/12/2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng đường găng tiến độ theo mục tiêu này.

Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Về lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia dự án, Thủ tướng yêu cầu EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.


TheoVTCNews 

Thứ Năm, tháng 2 06, 2025

5 tỉnh phù hợp xây nhà máy điện hạt nhân lớn ở Việt Nam

 Bộ Công Thương đề xuất 5 tỉnh có tiềm năng ở khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn.

Bộ Công Thương đánh giá hiện có 8 vị trí tiềm năng nằm ở 5 tỉnh có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Ảnh: Department of Energy.

Bộ Công Thương đánh giá hiện có 8 vị trí tiềm năng nằm ở 5 tỉnh có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Ảnh: Department of Energy.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), trong đó đề cập đến khả năng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.

Theo đánh giá của cơ quan này, có 8 vị trí tiềm năng nằm ở 5 tỉnh sẽ phù hợp xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn, dựa trên Quyết định 906 ngày 17/6/2010 của Thủ tướng.

Cụ thể, mỗi vị trí có thể phát triển khoảng 4-6 GW công suất điện hạt nhân. Bộ Công Thương xác định 3 khu vực phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân gồm Nam Trung Bộ (khoảng 25-30 GW), Trung Trung Bộ (khoảng 10 GW) và Bắc Trung Bộ (khoảng 4-5 GW).

Trong số này, hai địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (tỉnh Ninh Thuận) đã được công bố quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, các vị trí khác như 2 địa điểm ở Quảng Ngãi và 1 địa điểm ở Bình Định cũng đang được xem xét cho phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn.

Danh sách 8 vị trí tiềm năng thuộc 5 tỉnh phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân theo Quyết định 906 của Thủ tướng gồm:

Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, cùng thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Tại tỉnh Quảng Ngãi có 2 vị trí gồm thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng và thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, cùng thuộc huyện Mộ Đức. Vị trí tại tỉnh Bình Định là thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn. Vị trí tại tỉnh Phú Yên là Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu. Cuối cùng là thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết do không có quy hoạch được công bố chính thức, sau hơn 10 năm, các địa điểm này cần được rà soát, đánh giá lại để phù hợp với sự thay đổi về kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ cũng nhấn mạnh các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), cần được đặt tại các vị trí có tiềm năng về địa chất, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho việc quản lý chất thải hạt nhân.

Hiện tại, Việt Nam chưa có quy định pháp lý cụ thể về yêu cầu địa điểm đối với lò công nghệ SMR. Do đó, trong trường hợp chưa có hướng dẫn chi tiết, việc lựa chọn địa điểm cho SMR sẽ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn áp dụng cho nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn.

Trong bối cảnh này, chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được xem xét nghiêm túc. Ngày 25/11/2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động dự án này và tiếp tục nghiên cứu chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.

Trước đây, hai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) nhưng chưa được phê duyệt. Hiện nay, đề án phát triển điện hạt nhân đang được Chính phủ xem xét trong kịch bản chính sách phát triển năng lượng quốc gia.

Mới đây, tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ là chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, trong khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chịu trách nhiệm phát triển Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước ngày 31/12/2030.

TheoTapchiTrithuc

Cánh turbine gió bằng gỗ dài nhất thế giới

 Công ty Đức đang phát triển cánh turbine gió bằng gỗ dài hơn 50 m có thể tái chế, giúp giảm chi phí sản xuất và tác động môi trường.

Cánh turbine gió làm từ gỗ thông Bắc Âu. Ảnh: Voodin Blade Technology

Cánh turbine gió làm từ gỗ thông Bắc Âu. Ảnh: Voodin Blade Technology

Cánh turbine gió bằng gỗ dài nhất thế giới, do công ty Voodin Blade Technology (Đức) chế tạo, sắp sẵn sàng cho thử nghiệm. Công ty hợp tác với hãng sản xuất turbine gió Senvion (Ấn Độ) để thử nghiệm cánh quạt gỗ trên nền tảng turbine 4,2 MW của hãng này, Interesting Engineering hôm 5/2 đưa tin. Turbine được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa trong môi trường gió tương đối yếu ở độ cao lên tới 140 m.

Voodin Blade Technology và Senvion trước tiên sẽ nghiên cứu toàn diện để đánh giá tiềm năng kỹ thuật, kinh tế và môi trường của cánh quạt gỗ, sau đó lắp đặt và thử nghiệm nguyên mẫu. Quá trình thử nghiệm dự kiến diễn ra ở châu Âu vào cuối năm 2026 và đầu năm 2027.

"Mẫu turbine 4.2M160 thể hiện rằng chúng tôi không ngừng theo đuổi sự đổi mới trong công nghệ năng lượng gió. Chúng tôi thiết kế turbine này với mục tiêu vượt qua kỳ vọng của khách hàng toàn cầu, đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất vượt trội trong những môi trường thách thức nhất. Chúng tôi đã đánh giá công nghệ của Voodin và thấy tiềm năng lớn về tính bền vững và linh hoạt", Amit Kansal, CEO của Senvion Ấn Độ, cho biết.

Quy trình sản xuất của Voodin Blade Technology không đòi hỏi các khuôn như thông thường và có thể khiến cánh quạt rẻ hơn 20% so với cánh quạt làm từ vật liệu composite. Chiều dài cuối cùng của cánh quạt vẫn chưa được quyết định nhưng sẽ vượt quá 50 m. Do đó, công ty cho biết, đây sẽ là cánh turbine gió bằng gỗ dài nhất từng được chế tạo.

Cánh turbine gió làm bằng gỗ. Ảnh: Voodin Blade Technology

Cánh turbine gỗ được sản xuất theo công nghệ sáng tạo. Ảnh: Voodin Blade Technology

Voodin Blade Technology chuyên sản xuất cánh turbine gió bằng gỗ bền vững, sử dụng gỗ ván ép đồng hướng (LVL) để tăng hiệu suất và giảm tác động môi trường. Sự hợp tác mới có thể giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp gió - khả năng tái chế cánh turbine - bằng cách tích hợp gỗ kỹ thuật, một vật liệu tái chế được, vào cánh turbine gió.

Công nghệ sản xuất LVL sáng tạo của Voodin Blade Technology giúp loại bỏ nhu cầu về khuôn, giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng đồng nhất thông qua tự động hóa tiên tiến. Phương pháp linh hoạt, không phụ thuộc vào khuôn cho phép mở rộng quy mô và thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời giảm đáng kể chi phí.

Thu Thảo (Theo Interesting Engineerin