e

Thứ Bảy, tháng 8 31, 2024

10 sự cố hỏng hóc của tuabin gió được camera ghi lại

 Trên thế giới đến nay có tới 341,000 tuabin gió bị sự cốhư hỏng, sau đay là 10 dạng sự cố camera ghi lại

Underworld

Thứ Năm, tháng 8 29, 2024

Thủ tướng dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

 

Sáng 29/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức Lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Lễ khánh thành được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính diễn ra tại trạm biến áp 500 kV Phố Nối và kết nối trực tuyến đến 9 điểm cầu thuộc 9 tỉnh có dự án đi qua. Tham dự Lễ khánh thành tại điểm cầu chính ở khu vực trạm 500 kV Phố Nối (Hưng Yên) có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang.

Tại điểm cầu thuộc tỉnh Thái Bình có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; tại điểm cầu thuộc tỉnh Thanh Hóa có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; tại điểm cầu thuộc tỉnh Hà Tĩnh có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.

Cùng tham dự buổi lễ có lãnh đạo các Ban, Bộ ngành của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân và lãnh đạo các cấp chính quyền các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cùng các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và cơ quan thường trú tại các tỉnh, đại diện người dân tại các khu vực đường dây đi qua.

Thủ tướng dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là dự án quy mô lớn, có tổng chiều dài 519km, 2 mạch với 1.177 vị trí cột, tổng mức đầu tư là hơn 22.300 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Dự án có khối lượng đào đất đá là hơn 2.500.000 m3, sử dụng hơn 705.000 m3 bê tông, gần 70.000 tấn cốt thép móng; tổng khối lượng lắp dựng cột thép là 139.000 tấn; kéo tổng cộng gần 14.000 km dây dẫn các loại. Đây là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để tăng cường năng lực truyền tải điện qua hệ thống 500 kV từ Trung – Bắc với công suất từ 2.500MW hiện nay lên 5.000MW, nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2025 và các năm tiếp theo, giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây và trạm 500kV hiện hữu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn như: Phải thực hiện khối lượng lớn công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tổng diện tích đất thu hồi khoảng 1,83 triệu m2, trải dài qua 9 tỉnh; hỗ trợ, tái định cư, ổn định sản xuất cho 167 hộ dân phải di dời và 5.248 hộ bị ảnh hưởng; Khó khăn do thiếu hụt về huy động đồng thời nhiều máy móc, thiết bị thi công đặc thù trên toàn tuyến; Khó khăn về huy động lực lượng có chuyên môn, kỹ thuật cao để thi công dựng cột, kéo dây; Khó khăn về địa hình tuyến thi công với nhiều vị trí trên đồi núi cao, cheo leo, đường lên các vị trí móng cột khó khăn, đặc biệt khi trời mưa đường dốc, trơn trượt, mặt bằng thi công không thuận lợi; Thi công trong giai đoạn bất lợi nhất về thời tiết, lúc mưa phùn giá rét; lúc nắng nóng, nhiều ngày nắng nóng cực đoan; lúc bão gió mưa dông, thậm chí nhiều ngày xảy ra gió mạnh từ 3 đến 7 tiếng, đi kèm với dông sét… nên nhiều thời điểm phải dừng thi công để đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị công trình; Khó khăn về cung cấp cột thép do tổng khối lượng rất lớn với tiến độ yêu cầu gấp.

Kể từ khi bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Chính phủ. Với tư duy, phương pháp, cách tiếp cận mới so với cách làm trước đây nên thời gian triển khai dự án đã được rút ngắn rất đáng kể, đáp ứng yêu cầu tiến độ hoàn thành dự án như Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Đây là điều chưa từng có tiền lệ với các công trình xây dựng đường dây 500 kV trước đó.

Thủ tướng dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500 kv mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Theo đánh giá, đối với các dự án có quy mô, khối lượng tương tự phải triển khai từ 3 đến 4 năm. Trước đây, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông dài 437 km phải thi công trong gần 3 năm, dự án đường dây 500 kV mạch 3 cung đoạn Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2 dài 740 km cũng cần gần 4 năm thi công. Tuy nhiên, dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đã hoàn thành sau hơn 6 tháng thi công. Nếu xét về quy mô công trình, đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1 cần dựng 60.000 tấn cột thép thì dự án này phải dựng tới 139.000 tấn thép, tức là gấp hơn 2 lần so với mạch 1.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, thường xuyên của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân các tỉnh trong việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, EVN/EVNNPT đã phối hợp với chính quyền địa phương để huy động nhân lực, máy móc, phương tiện, vật tư tại chính địa phương có dự án đi qua nên đã đẩy nhanh tiến độ đào đúc móng.

Đối với công việc dựng cột kéo dây, các cơ quan, đơn vị đã tích cực vào cuộc, hỗ trợ EVN, EVNNPT và các nhà thầu trên mọi phương diện: về nhân lực, các đơn vị của ngành điện đã điều động thêm hơn 3.300 người trực tiếp thi công dựng cột và kéo dây; các Tập đoàn Viettel, VNPT, PVN hỗ trợ gần 250 người; Lực lượng công an, lực lượng quân đội tại chỗ như Quân khu 3, Quân khu 4, lực lượng dân quân tự vệ tập trung huy động lên đến hơn 1.500 người để tham gia, đóng góp hàng ngàn ngày công cho dự án; Về công tác vận chuyển, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã kịp thời vận chuyển gần 1.000 container vật tư, thiết bị nhập khẩu về Việt Nam để bàn giao cho các đơn vị thi công công trình.

Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên các tỉnh đã huy động hàng trăm tổ đội với hơn 6.000 đoàn viên thanh viên tham gia hỗ trợ thu dọn nhà cửa, vật kiến trúc dưới hành lang tuyến, phân luồng giao thông. Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ tỉnh cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên, tích cực tham gia công tác hậu cần, đảm bảo lương thực, thực thực phẩm cho kỹ sư, công nhân tham gia dự án. Cùng với đó, chính quyền các cấp và lực lượng công an địa phương đã đảm bảo an ninh trật tự tại công trường, bố trí nơi ăn, chốn ở cho công nhân tham gia thi công, qua đó góp phần quan trọng để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối- Ảnh 3.

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương đã kịp thời đưa tin, bài, phóng sự, tạo nên những hình ảnh đẹp về các cán bộ, kỹ sư, công nhân đang lao động trên công trường để động viên, khích lệ, góp phần tạo động lực, truyền đi cảm hứng hăng say lao động trên công trình. Đặc biệt, những bài viết, hình ảnh thực tế trên công trường là những minh chứng sinh động nhất về sự phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân với sự tham gia giúp sức, hỗ trợ của nhiều lực lượng, đoàn thể tại địa phương.

Tại nhiều cuộc họp kiểm điểm, đôn đốc tiến độ cũng như kiểm tra thực tế trên công trường thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, EVN, EVNNPT, các đơn vị tư vấn, cung cấp vật tư thiết bị, các đơn vị thi công làm việc với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, làm việc liên tục 24/7, “3 ca, 4 kíp”, “làm xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ”. Với nỗ lực đó dự án đã hoàn thành, đóng điện vận hành đáp ứng theo đúng yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

Việc hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 giúp cho hệ thống điện của Việt Nam có 4 mạch đường dây 500kV Bắc - Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Sự nỗ lượt vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành công trình đúng tiến độ yêu cầu là niềm vinh dự, tự hào, là hành động thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954-21/12/2024).

Theo Vũ Khuyên

vov.vn

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam

 (PetroTimes) - Trong bối cảnh ngành năng lượng đang trải qua những thay đổi mang tính bước ngoặt, xu thế chuyển dịch năng lượng không thể đảo ngược, giảm phát thải, phát triển kinh tế xanh, đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết cho hoạt động của ngành Dầu khí Việt Nam nói chung, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng. Để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 76-KL/TW ngày 24/4/2024, khẳng định định hướng, chủ trương cho phép Petrovietnam tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đặc biệt là phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Trước những yêu cầu cấp bách về chống biến đổi khí hậu và các cam kết đạt Net-zero của các quốc gia, điện gió ngoài khơi (ĐGNK) nổi lên như một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn nhất. Hiện nay, các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực ĐGNK hầu hết là các tập đoàn dầu khí lớn, như Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron, CNOC… Trong đó, có những công ty, như Orsted (Đan Mạch), đã chuyển hoàn toàn sang các dự án NLTT, Orsted hiện đã lắp đặt khoảng 9.000 MW ĐGNK và đặt mục tiêu đạt 50.000 MW công suất lắp đặt vào năm 2030. Equinor (Na Uy) cũng giảm dần tỷ trọng dầu khí và tăng dần tỷ trọng NLTT. Hiện Equinor có gần 12.000 MW ĐGNK đang phát triển, trong đó một số dự án đã được đưa vào vận hành. Tại Đông Nam Á, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) đã lập công ty NLTT Gentari và mua 29,4% cổ phần dự án ĐGNK Hải Long tại Đài Loan (Trung Quốc).

Có thể thấy được rằng, chuyển dịch năng lượng (CDNL), trong đó ĐGNK đóng vai trò then chốt, là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược trên toàn cầu. Quá trình chuyển đổi này đã và đang diễn ra vô cùng nhanh và mạnh mẽ, bất cứ tập đoàn năng lượng/quốc gia nào chậm chân sẽ bị bỏ lại phía sau. Việt Nam với độ mở kinh tế, hội nhập toàn cầu cao, đã đặt các mục tiêu và xây dựng kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp ĐGNK. Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt vào tháng 5/2023, đến năm 2030, công suất ĐGNK phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050, tổng công suất ĐGNK đạt 70.000 - 91.500 MW. Việc đặt ra các mục tiêu tham vọng về phát triển ngành công nghiệp ĐGNK mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho Việt Nam. Việc phát triển ĐGNK góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển cũng như phát triển hạ tầng công nghiệp năng lượng, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng ở Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Petrovietnam đang nỗ lực phát huy tất cả các lợi thế sẵn có để tham gia chuỗi cung ứng và phát triển các dự án ĐGNK tại Việt Nam

Nền tảng và những bước đi vững chắc

Thực tế cho thấy, ngành Dầu khí và ĐGNK có tính tương đồng rất cao, đặc biệt ở các khâu khảo sát, đánh giá, phát triển dự án, vận hành khai thác, bảo dưỡng sửa chữa và tháo dỡ...; đều có yêu cầu về các công tác hậu cần, dịch vụ hỗ trợ như bãi chế tạo, căn cứ cảng, trung tâm vận hành, bảo dưỡng, tàu dịch vụ…; đều khai thác tài nguyên xa bờ, có liên quan mật thiết đến an ninh, chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.

Để có thể phát triển ĐGNK với quy mô lớn, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đóng vai trò rất quan trọng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành công nghiệp Dầu khí với kinh nghiệm triển khai các dự án ngoài khơi sẽ góp phần chia sẻ chuỗi cung ứng và công nghệ, sự tham gia của các tập đoàn dầu khí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến ĐGNK sớm trở thành một ngành công nghiệp lớn.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Những kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai thác, thiết kế, thi công chế tạo các công trình biển, dịch vụ ngoài khơi, cơ sở vật chất, nguồn lực con người, những thông tin, hiểu biết về khí tượng, thủy văn, địa chất, hóa học biển… là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí tham gia vào lĩnh vực NLTTNK. Việc này cũng góp phần tối ưu đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực quốc gia, gia tăng hiệu quả, giảm giá thành sản xuất.

Đồng quan điểm trên, TS. Ngô Đức Lâm - Chuyên gia năng lượng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) khẳng định: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có khả năng tham gia vào các dự án điện gió ngoài khơi phải là những tập đoàn, tổng công ty lớn, có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Theo tôi, hiện nay có Petrovietnam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đủ khả năng thực hiện thí điểm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Petrovietnam là doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực lớn, uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu khí ngoài khơi. Có công nghệ, khả năng thu xếp vốn thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác. Đặc thù của Petrovietnam là hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí với địa điểm hoạt động trên biển là chính. Petrovietnam và các đơn vị thành viên được cho là có lợi thế nhất tại Việt Nam khi thực hiện các công trình trên biển từ nhiều khía cạnh, như điều tra số liệu, quan hệ quốc tế, nhân lực làm ngoài biển, chế tạo, vận hành và cả an ninh - quốc phòng.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Lãnh đạo Petrovietnam khảo sát dự án điện gió ngoài khơi tại Na Uy

Hiện tại, Petrovietnam là một trong những Tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, giữ vai trò, vị trí chủ lực trong nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực cũng như tham gia, góp phần bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Với sứ mệnh tiên phong trong lĩnh vực năng lượng, ngay từ năm 2019, Petrovietnam và một số đơn vị thành viên đã tập trung đánh giá, nghiên cứu vấn đề dịch chuyển năng lượng để điều chỉnh, bắt kịp các xu hướng, tận dụng tối đa thế mạnh. Trong đó, định hướng xu hướng dịch chuyển sang năng lượng xanh, sạch thông qua nâng cao tỷ trọng khí, sản xuất H2 và phát triển điện gió ngoài khơi.

Cùng với lịch sử phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, Petrovietnam đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, một đội ngũ nhân lực gần 60.000 người lao động chất lượng cao có thể làm chủ đầu tư, tổng thầu EPCI, nhà thầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao, phục vụ các dự án ngoài khơi. Điểm mạnh của Petrovietnam khi tham gia CDNL nói chung và đặc biệt là ĐGNK nói riêng, thứ nhất cần nói đến Petrovietnam là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có các dữ liệu địa chất đáy biển quốc gia được thu thập và lưu trữ trong quá trình khảo sát, tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Petrovietnam có năng lực cần thiết để cung cấp các dịch vụ khảo sát (khảo sát đáy biển, khảo sát kỹ thuật vật lý…) là các hạng mục công việc thực hiện thường xuyên trong hoạt động dầu khí và nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐGNK. Trên thực tế, với nguồn dữ liệu, kiến thức về môi trường biển tích lũy từ quá trình nghiên cứu tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã chủ động thực hiện các nghiên cứu và hợp tác với các đối tác quốc tế để đánh giá các điều kiện địa chất, môi trường, hải văn của đáy biển, nghiên cứu ứng dụng AI tiên tiến để phân tích tài liệu địa chấn có độ phân giải cao và tích hợp các dữ liệu địa chất, địa kỹ thuật thành mô hình nền tích hợp làm cơ sở cho việc thiết kế nền móng, lựa chọn vị trí tối ưu để đặt các turbine ĐGNK cũng như tuyến cáp ngầm.

Thứ hai, trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt, Petrovietnam với đội ngũ thiết kế dồi dào, chuyên nghiệp được đào tạo bài bản thuộc các lĩnh vực kết cấu công trình, điện… được trang bị các phần mềm chuyên dụng có bản quyền, Petrovietnam đã và đang thực hiện toàn bộ các giai đoạn thiết kế từ công tác soạn thảo phương án, đến thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, thiết kế thi công cho các công trình khai thác trên biển và hoàn toàn có thể đảm nhận các hạng mục thiết kế cho các dự án ĐGNK.

Thứ ba, trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng (O&M), Petrovietnam có thế mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và bề dày kinh nghiệm, gần 40 năm trong vận hành, bảo dưỡng các công trình điện, cũng như dầu khí biển như cơ sở cảng dịch vụ dầu khí, đội ngũ tàu hỗ trợ vận hành trên biển, cơ sở sửa chữa bảo dưỡng trên bờ và nhân lực chất lượng cao đã phục vụ O&M cho các công trình dầu khí có tính chất tương đương ĐGNK. Petrovietnam sở hữu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị gần như hoàn thiện để phục vụ ngành công nghiệp ĐGNK với các cảng và bãi chế tạo quy mô lớn như cảng Sao Mai – Bến Đình, Vietsovpetro, PTSC M&C, PVShipyard, Dung Quất, Nghi Sơn, Đình Vũ; Các đơn vị của Petrovietnam như: PTSC, Vietsovpetro, PVTrans... hiện đang sở hữu, quản lý đội tàu dịch vụ gần 100 chiếc, đa dạng về công suất và chủng loại… được vận hành hoàn toàn bởi đội ngũ thuyền viên Việt Nam có năng lực, giàu kinh nghiệm có thể đáp ứng tốt các dự án ĐGNK.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Lãnh đạo Petrovietnam giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về khả năng tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi
“Petrovietnam đang nỗ lực phát huy tất cả các lợi thế sẵn có để tham gia chuỗi cung ứng và phát triển các dự án ĐGNK tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm giá thành sản xuất điện nhằm tạo tiền đề phát triển năng lượng hydro trong tương lai” – TS Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam khẳng định.

Petrovietnam còn có năng lực tài chính mạnh, quản trị nhiều dự án có số vốn lớn, có sự liên kết tương hỗ trong chuỗi giá trị dầu khí, có quan hệ hợp tác rộng rãi với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, có nhiều cơ hội hợp tác, tiếp thu tri thức, công nghệ về CDNL tiên tiến trên thế giới.

Trong thời gian qua, các đơn vị của Petrovietnam như: Vietsovpetro, PTSC... đã ký các biên bản ghi nhớ, biên bản bảo mật, hợp tác song phương, hợp đồng khảo sát/cung cấp dịch vụ với các chủ đầu tư ĐGNK trên thế giới. Petrovietnam đã nhận được rất nhiều đề xuất từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Equinor, Orsted, CIP, Macquarie… để liên kết phát triển các dự án ĐGNK tại Việt Nam. Petrovietnam hiện nay đã ký kết biên bản ghi nhớ với Equinor và CIP (Đan Mạch) để nghiên cứu cơ hội phát triển ĐGNK và các nguồn năng lượng sạch khác tại Việt Nam.

Năng lực của Petrovietnam trong lĩnh vực ĐGNK đã được chứng minh trong những năm gần đây, khi PTSC – đơn vị thành viên của Tập đoàn, đã chủ động tham gia cung cấp dịch vụ điện gió, ĐGNK cho nhiều nhà thầu trong và ngoài nước và đã đạt được những thành công hiện hữu.

Để chạy đà cho các dự án phát triển ĐGNK, trước đó PTSC đã chuẩn bị từ rất sớm trước khi bổ sung lĩnh vực điện gió vào ngành nghề kinh doanh, từ công tác marketing, tìm kiếm đối tác thông qua các hội thảo chuyên ngành về lĩnh vực điện gió của các đại sứ quán của các nước có năng lực về ĐGNK như Đan Mạch, Hà Lan, Đức… đến cập nhật thông tin cũng như các xu hướng chiến lược phát triển ĐGNK của Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới.

"PTSC đã có hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các dự án dầu khí lớn trong nước và quốc tế. Trong đó, với lĩnh vực cơ khí dầu khí đã có hơn 100 dự án được thực hiện thành công ở trong và ngoài nước; đặc biệt, các dự án PTSC trúng thầu quốc tế là những dự án đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, tiến độ. Đến nay PTSC được các chuyên gia đánh giá có đầy đủ năng lực để đầu tư phát triển dự án cũng như cung cấp chuỗi dịch vụ cho ngành ĐGNK" - Ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc PTSC nhấn mạnh.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC.

03 năm trở lại đây, PTSC đã nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị ĐGNK. Đến nay, doanh nghiệp trúng thầu hơn 10 dự án ĐGNK với tổng công suất phát điện là 5,2GW, tổng giá trị hợp đồng hơn 1,2 tỷ USD, với việc cung cấp hầu hết các công đoạn dịch vụ cho các dự án ĐGNK, bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, mua sắm, thi công chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. 100% là các dự án xuất khẩu, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 4.000 người lao động.

Đặc biệt, PTSC đã và đang phối hợp cùng Tập đoàn Sembcorp (SCU – Singapore) triển khai các bước đầu tiên trong việc hợp tác đầu tư trang trại ĐGNK tại Việt Nam với công suất ban đầu dự kiến khoảng 2,3 GW, xuất khẩu điện trực tiếp sang Singapore qua đường cáp ngầm cao thế xuyên biển… Dự án này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao giấy phép chấp thuận cho PTSC thực hiện công tác quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển; đồng thời, đối tác SCU của PTSC cũng được Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore trao Ý định thư chấp thuận dự án này. Ngay sau khi các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý, sớm phê duyệt và cho phép được tiến hành khảo sát, sử dụng khai thác vùng biển và xuất khẩu điện, PTSC sẽ sớm khởi động dự án để có thể có dòng điện thương mại trước năm 2035.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Singapore chứng kiến trao nhận giấy phép khảo sát cho dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cho liên danh PTSC - Sembcorp

Cùng với PTSC, Vietsovpetro cũng là một trong những đơn vị được xác định có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tham gia vào lĩnh vực ĐGNK. Với nguồn lực tài chính tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu rõ về công nghệ ngoài khơi, có trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistic, đội tàu dịch vụ…

Để chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho cuộc đua năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK) Petrovietnam cũng đã và đang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nội địa bao gồm các đơn vị có nhiều tiềm năng trong ngành, như: PTSC, Vietsovpetro, VPI, PVE, PETROSETCO, PVD, PVC-MS, PV Shipyard… Các đơn vị chủ lực của Petrovietnam về thiết kế, chế tạo, xây lắp và vận hành các công trình dầu khí biển như PTSC, Vietsovpetro, PETROCONs đã được Tập đoàn giao nhiệm vụ nghiên cứu, thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị NLTT; với năng lực, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng sẵn có, tăng cường khả năng hợp tác, phát huy năng lực của nhau, phối hợp tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án NLTTNK trong và ngoài nước.

Không gian phát triển mới cho Petrovietnam

Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm chính trị trước toàn thế giới thông qua tuyên bố Việt Nam sẽ nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, đặt ra nhiều yêu cầu về chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững.

Trong tình hình mới, để khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng, kinh nghiệm, nền tảng hiện có của tập đoàn năng lượng hàng đầu quốc gia, Petrovietnam; nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng xanh, ngày 24/4/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương

"Kết luận số 76-KL/TW mở ra một không gian phát triển mới cho Petrovietnam thông qua việc định hướng những chủ trương khai thác các điều kiện, tiềm năng của ngành trong phát triển về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đối với Petrovietnam, Kết luận số 76-KL/TW có định hướng phát triển Tập đoàn trở thành một Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia, song song với việc gắn phát triển các lĩnh vực truyền thống của ngành Dầu khí, nhưng đồng thời cũng xác định vai trò chủ lực tiên phong của Tập đoàn trong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Điển hình là phát triển điện gió ngoài khơi, điện gió ven biển, các hoạt động về phát triển lĩnh vực hydrogen, amoniac, tham gia vào chuỗi nhập khẩu cung ứng LNG, cũng như đồng thời xác định vai trò của Petrovietnam trong phát triển lĩnh vực về công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo và năng lượng mới."

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC.

Với hơn 3.200 km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng phát triển NLTTNK lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lên tới 599 GW. Khi nguồn năng lượng mới này được khai thác hiệu quả, Việt Nam có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, công nghiệp hóa với phát thải carbon thấp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. KL76 đã mở ra mở ra con đường lớn giúp Petrovietnam có thể chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển ngành công nghiệp ĐGNK, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước làm chủ công nghệ, có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới, nắm bắt tốt các cơ hội “vàng”, vươn lên phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho sự phát triển bền vững của Petrovietnam
Ông Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

"Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng hiện nay, bên cạnh những khó khăn, thách thức cũng mở ra một cơ hội lớn cho ngành Dầu khí nếu chúng ta kịp thời nắm bắt và phát huy được thế mạnh về kinh nghiệm, năng lực hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngành Dầu khí cần chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đây là hướng phát triển mang tính đột phá; đảm bảo phát triển ngành Dầu khí bền vững, hiện đại gắn với thúc đẩy nhanh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đồng thời với phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tiên tiến, hiện đại theo hướng nâng cao năng lực tự chủ, tự cường, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa; quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chính sách thu hút nhân tài, đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế để phát triển ngành Dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng."

Trúc Lâm

TheoPetrotimes

Nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư 20.000 tỷ

 

Nhà máy nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư 20.000 tỷ: Công suất 600MW, giải quyết ‘cơn khát’ điện cho miền Bắc với hơn 3,8 tỷ kWh/năm

Hải Châu  28/08/2024 10:02

Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/2018, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long đã trở thành một mắt xích quan trọng trong việc cung ứng điện cho khu vực miền Bắc.

Hành trình thành lập và phát triển của Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long, một thành viên của Tập đoàn Geleximco, được thành lập vào ngày 3/8/2007. Công ty là chủ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long, tọa lạc tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long. Ảnh: Báo Lao Động

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long. Ảnh: Báo Lao Động

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long là dự án nhiệt điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 627/QĐ-TTg ngày 29/7/2011. Dự án này bao gồm 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay từ các nguồn nước ngoài. Tổng mức đầu tư cho dự án lên tới 900 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng).

Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long được xây dựng trên diện tích 124,44ha, với khu vực nhà máy chính chiếm 34,66ha, bãi thải xỉ 57,49ha, cảng than 12,39ha và các khu vực phụ trợ khác 19,9ha. Với công suất thiết kế 2 x 300MW, nhà máy đã cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 3,5-3,8 tỷ kWh mỗi năm, góp phần quan trọng vào sự ổn định của hệ thống điện quốc gia. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã phát lên lưới 1.679.398.000kWh.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã phát lên lưới 1.679.398.000kWh. Ảnh minh họa

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã phát lên lưới 1.679.398.000kWh. Ảnh minh họa

Để đảm bảo nguồn cung than cho sản xuất điện, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long đã ký hợp đồng với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN). Các đối tác này cam kết cung cấp đủ lượng than cần thiết cho nhà máy. Đồng thời, công ty cũng chú trọng việc mua sắm vật tư và trang thiết bị cần thiết để bảo trì và sửa chữa các tổ máy, đảm bảo rằng các sự cố phát sinh được xử lý kịp thời.

Tuân thủ nghiêm ngặt công tác bảo vệ môi trường

Từ khi đi vào hoạt động, công ty luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Các chất thải phát sinh được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường. Tro bay và xỉ đáy của nhà máy đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và có thể sử dụng làm vật liệu san lấp hoặc nguyên liệu sản xuất xi măng. Nhờ đó, lượng tro xỉ phát sinh hàng tháng, khoảng 60.000 tấn, được tiêu thụ hoàn toàn mà không gây áp lực lên môi trường.

Từ khi đi vào hoạt động, công ty luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường

Từ khi đi vào hoạt động, công ty luôn đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường

Hướng tới việc thực hiện Quyết định số 452/QĐ-TTg và Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty đã thực hiện các công việc cụ thể như phân tích, chứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm tro, xỉ, đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường. Năm 2022, Công ty đã tiêu thụ được 1.190 nghìn tấn tro, xỉ, đạt tỉ lệ 150%, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Năm 2022, Công ty đã tiêu thụ được 1.190 nghìn tấn tro, xỉ, đạt tỉ lệ 150%, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Internet

Năm 2022, Công ty đã tiêu thụ được 1.190 nghìn tấn tro, xỉ, đạt tỉ lệ 150%, góp phần ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Internet

Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng đến việc cải thiện cảnh quan và tạo môi trường xanh sạch đẹp. Những khu vực đất trống trong khuôn viên đã được phủ xanh bằng các loại cây cảnh, cây bóng mát. Đồng thời, Công ty còn trồng keo lá tràm dọc trục đường từ Nhà máy lên bãi thải xỉ và cải tạo hơn 10ha mặt bằng bãi thải, góp phần cải thiện môi trường và giảm thiểu ô nhiễm đối với khu vực dân cư xung quanh.

Dự định sửa chữa và bảo trì trong năm 2024

Trong năm 2023, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và nhu cầu điện tăng cao, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long đã lên kế hoạch vận hành và quản lý nhiên liệu hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động của các tổ máy. Nhà máy dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa các tổ máy vào tháng 8 và tháng 9 trong mùa mưa, khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Kế hoạch này đã được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) phê duyệt, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc cung cấp điện.

Nhà máy dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa các tổ máy vào tháng 8 và tháng 9 trong mùa mưa, khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Ảnh: Báo Lao Động

Nhà máy dự kiến sẽ tiến hành sửa chữa các tổ máy vào tháng 8 và tháng 9 trong mùa mưa, khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Ảnh: Báo Lao Động

Gần đây, công ty đã phát hành thông báo mời các nhà thầu tham gia chào giá cạnh tranh cho các gói dịch vụ sửa chữa tại nhà máy trong tháng 8 và tháng 9 năm 2024. Cụ thể, công ty cần tuyển nhà thầu cho gói đại tu Tổ máy 2 từ ngày 5/9 đến 25/10/2024, bao gồm sửa chữa lò hơi, turbine, thiết bị điện và các hệ thống phụ trợ. Đồng thời, công ty cũng tìm nhà thầu thực hiện tiểu tu Tổ máy 1 từ ngày 7/8 đến 23/8/2024 với các hạng mục tương tự.

TheoNguoiquansat.vn

Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân?

 Tiếp theo phản biện “Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam [*]. Nội dung được đề cập nhằm trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân? Trân trọng gửi tới các cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIIICác ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII
Quy hoạch nguồn nhân lực hạt nhân của Hàn Quốc - Bài học cho Việt Nam?Quy hoạch nguồn nhân lực hạt nhân của Hàn Quốc - Bài học cho Việt Nam?
70 năm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới - Bài học lớn từ lịch sử70 năm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới - Bài học lớn từ lịch sử

Với tư cách là một người làm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và an toàn điện hạt nhân, xin ông cho biết hiện trạng các nhà máy điện hạt nhân hiện nay trên toàn cầu, cũng như xu thế phát triển loại nguồn điện này trong hai thập kỷ tới?

Ông Trần Chí Thành: Có thể thấy rằng, từ sau khi sự cố Fukushima xảy ra năm 2011, ngành điện hạt nhân thế giới tuy có bị ảnh hưởng, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 32 quốc gia/vùng lãnh thổ có điện hạt nhân (ĐHN), với trên 437 lò phản ứng, tổng công suất khoảng 390 nghìn MWe, chiếm khoảng 10% tổng lượng điện năng toàn cầu. Có 58 lò đang được xây dựng và khoảng 110 lò đang được lên kế hoạch xây dựng, tới năm 2035 số nước có ĐHN sẽ tăng hơn 30% so với hiện nay, thêm khoảng 10-12 nước.

Tại COP28, các nước ủng hộ ĐHN cùng tuyên bố tăng gấp ba lần công suất nguồn điện này vào năm 2050. Tuyên bố được Mỹ đề xuất và 22 nước (trong đó có Nhật Bản, nước chủ nhà UAE và Pháp, Anh, Canada) ký vào bản tuyên bố. Sẽ có nhiều nước đồng tình với tuyên bố này như một nỗ lực để có thể cân bằng giữa việc khử carbon chống sự nóng lên của trái đất và vấn đề an ninh năng lượng.

Có thể thấy, về tổng công suất lắp đặt, hay số lò vận hành vẫn được giữ ở mức cao hơn trước khi có sự cố một chút. Sau khi sự cố Fukushima xảy ra, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, một lần nữa thế giới đã đánh giá lại và đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn về an toàn đối với các nhà máy đang vận hành và các thiết kế mới. Điều này làm kinh phí đầu tư cao hơn một ít so với trước.

Trong vài thập kỷ tới, theo dự báo của các tổ chức quốc tế và chuyên gia ngành năng lượng, điện hạt nhân sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng bền vững, mặc dù tăng trưởng không nhanh và quá nóng. Lý do chính liên quan đến biến đổi khí hậu, xu thế nóng ấm toàn cầu và ô nhiễm môi trường đang làm thay đổi xu thế của cơ cấu nguồn điện. Năng lượng tái tạo được ưu tiên, nhiệt điện than đang giảm dần và bị hạn chế mạnh, đặc biệt ở các nước tiên tiến, và ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ... điện hạt nhân vận hành an toàn là nguồn điện không phát thải khí CO2, không gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, do tăng cường về an toàn, dẫn đến suất đầu tư cao, nên các quốc gia phát triển điện hạt nhân cần xem xét kỹ lưỡng về năng lực kỹ thuật, hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn, nguồn nhân lực, nội địa hóa thiết bị, vấn đề giá thành điện… Vì vậy, các dự án hạt nhân thường được phát triển dài hạn, nhiều năm hơn. Điện hạt nhân góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời, điện hạt nhân vận hành trong hệ thống điện với cơ chế chạy nền, rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia. Do đó điện hạt nhân là một lựa chọn tốt trong thời gian tới, phát triển cùng với năng lượng tái tạo.

Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân?
TS. Trần Chí Thành tại buổi họp báo thường kỳ quý 2/2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. (Ảnh: Vinatom).

Những nhận xét của ông về lý do chính mà nhiều nước đang dần từ bỏ điện hạt nhân, trong khi có nhiều nước đang tiếp tục phát triển nguồn điện này?

Ông Trần Chí Thành: Thực tế chỉ một vài nước hiện nay có chủ trương và chính sách hạn chế điện hạt nhân, chỉ có Đức là nước duy nhất chính thức từ bỏ điện hạt nhân. Chính sách bỏ điện hạt nhân của Đức có từ lâu, chủ yếu do liên quan đến chính trị. Hiện nay giá thành điện ở Đức cao nhất châu Âu, gần như cao gấp ba so với giá điện ở Pháp. Khi thiếu điện (ví dụ khi nguồn điện năng lượng tái tạo phát không đủ), Đức vẫn mua điện từ Pháp. Một số nước như Thuỵ Điển, hay Thuỵ Sỹ vẫn tiếp tục duy trì điện hạt nhân. Pháp là nước có điện hạt nhân với tỷ trọng khoảng hơn 70% tổng lượng điện phát ra, do yêu cầu thực tế về an ninh năng lượng (không nên có một loại hình phát điện chiếm tỷ trọng lớn), nên vài năm trước Pháp có chủ trương sẽ xem xét giảm tỷ lệ điện hạt nhân xuống (dự kiến giảm xuống 50%).

Bên cạnh đó, Pháp đang triển khai mạnh các dự án tại nước ngoài, đặc biệt tại Anh Quốc. Nhật Bản sau khi có sự cố Fukushima đã đóng cửa tất cả 54 tổ máy điện hạt nhân để kiểm tra chặt chẽ các vấn đề an toàn, sau đó cấp phép hoạt động trở lại.

Nhật Bản không bỏ điện hạt nhân. Hiện nay Nhật Bản đã tái khởi động và đang vận hành 12 lò hạt nhân. Theo Chiến lược Năng lượng hiện nay của Nhật Bản, điện hạt nhân sẽ duy trì ở mức 20-22%, hạn chế tối đa nhiệt điện than, đến 2030 sẽ đóng cửa khoảng 100 tổ máy nhiệt điện than. Điện tái tạo, điện khí hoá lỏng (LNG) và điện hạt nhân sẽ là thành phần chính trong hệ thống điện.

Các quốc gia đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân cũng có nhiều lý do, tùy từng nước. Các nước châu Âu đã có điện hạt nhân sẽ tiếp tục duy trì và tiếp tục phát triển, vì thấy rằng, điện hạt nhân ở các nước đó an toàn, kinh tế, không ảnh hưởng môi trường, đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon và cũng được người dân ủng hộ. Rất nhiều quốc gia khi phát triển điện hạt nhân thành công đã xây dựng được nền tảng, năng lực khoa học và công nghệ, công nghiệp… để đất nước của họ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước đây là các nước châu Âu, gần đây điển hình là Hàn Quốc, Trung Quốc, hay Ấn Độ.

Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều tổ máy điện hạt nhân nhất thế giới hiện nay (gần 100 tổ máy), đóng góp khoảng 20% sản lượng điện toàn quốc. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân, gần đây đã bắt đầu xây dựng các tổ máy mới công nghệ tiên tiến III+ (AP1000). Mặc dù việc xây dựng nhà máy có bị chậm trễ do nhiều thập kỷ họ không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, do cải tổ các công ty làm điện hạt nhân, tuy nhiên cho đến nay, việc xây dựng đang đến giai đoạn kết thúc, và một số tổ máy công nghệ AP1000 sẽ vận hành thương mại trong thời gian sắp tới.

Đặc biệt, gần đây, Hoa Kỳ đã có Chiến lược Năng lượng hạt nhân mới (Bộ Năng lượng - DOE). Trong đó, chú trọng nghiên cứu phát triển công nghệ mới (ví dụ SMR), thúc đẩy phát triển điện hạt nhân, xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân, ưu tiên bố trí tài chính cho các dự án điện hạt nhân… với mục tiêu đưa ngành hạt nhân của Hoa Kỳ trở lại vị trí số 1 (trong bối cảnh Nga và Trung Quốc là các nước cạnh tranh mạnh mẽ với Hoa Kỳ).

Liên bang Nga là nước có công nghệ nguồn về điện hạt nhân. Liên Xô (trước đây) đã phát triển các công nghệ lò VVER, lò RBMK, lò nơtron nhanh. Nga hiện nay vẫn là nước tiếp tục phát triển điện hạt nhân trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân ra nước ngoài. Trong nước Nga, tỷ lệ điện hạt nhân chiếm khoảng 20% sản lượng điện, sắp tới sẽ tăng lên thành 30%. Về xuất khẩu, Nga là nước đi đầu trong xuất khẩu điện hạt nhân, kể cả thời kỳ Liên Xô còn tồn tại. Liên Xô trước đây đã xây nhiều lò hạt nhân ở Đông Âu và các lò VVER-440 hiện nay vẫn vận hành an toàn và rất kinh tế. Hiện nay Liên bang Nga đang triển khai nhiều dự án điện hạt nhân ở nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Phần Lan, Slovakia, Hungary, Ai Cập v.v...

Thiết kế VVER của Nga rất tốt, an toàn, đã được kiểm chứng thực tế qua nhiều nơi qua thời gian. Thiết kế VVER 1200 mới thế hệ III+ đã đi vào vận hành nhiều nơi. Liên bang Nga có lợi thế về khoa học công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ giỏi, hùng hậu, nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân. ROSATOM là tập đoàn nhà nước về năng lượng nguyên tử đang triển khai nhiều dự án trên thế giới, trong đó có dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân (CNST) tại Việt Nam với lò phản ứng nghiên cứu mới.

Trung Quốc là nước phát triển điện hạt nhân mạnh nhất, và có chương trình điện hạt nhân nhiều tham vọng. Theo kế hoạch, đến năm 2030 số lò hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ (hiện nay Mỹ có gần 100 lò hạt nhân), đến 2050 Trung Quốc sẽ có khoảng gần 280 lò. Ngoài công nghệ điện hạt nhân dân dụng phổ biến, Trung Quốc còn phát triển công nghệ lò nhanh (FBR), điện hạt nhân nổi (FNPP), công nghệ lò nhỏ (mục đích dân sự) và quốc phòng (tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân).

Như vậy, mục tiêu phát triển điện hạt nhân của Trung Quốc ngoài lý do cung cấp điện năng, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu… còn những lý do khác liên quan đến tiềm lực đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh vị trí cường quốc. Trung Quốc đang rất muốn xuất khẩu công nghệ hạt nhân ra các nước và đã xuất khẩu sang Pakistan và ký kết hợp đồng với Argentina. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm, trình độ khoa học, về tái chế nhiên liệu hạt nhân (chu trình nhiên liệu khép kín), về cam kết trách nhiệm trong trường hợp sự cố (thành viên của Công ước IAEA), so với Liên bang Nga, nên hiện nay Trung Quốc mới chỉ xuất khẩu được lò hạt nhân sang Pakistan. Trung Quốc cũng đang đề xuất xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Lào.

Các nước khác phát triển điện hạt nhân để cung cấp điện năng, đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ và công nghiệp nền tảng cơ bản. Ấn Độ đang đẩy mạnh điện hạt nhân. Gần đây một số nước đã bắt đầu phát triển điện hạt nhân như: Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, UAE, Bangladesh, Ai Cập, Ba Lan… UAE hiện nay đã vận hành 4 tổ máy điện hạt nhân, công suất mỗi tổ máy 1.400 MWe. Ngoài mục tiêu phát điện, phát triển khoa học công nghệ cũng là nhiệm vụ quan trọng của UAE, họ đồng thời thúc đẩy chương trình hạt nhân và chương trình vũ trụ (phóng tàu vũ trụ lên Sao Hoả).

Vì sao Việt Nam cần sớm khởi động lại chương trình điện hạt nhân?
Các chuyên gia đang thực hiện bảo trì Nhà máy điện hạt nhân Rostov. Đây là Nhà máy điện hạt nhân ở vị trí xa nhất về phía Nam của nước Nga, nằm bên hồ Tsimlyansk, cách Thành phố Volgodonsk 13 km. (Ảnh: Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Công nghệ điện hạt nhân hiện nay và những công nghệ mới dự kiến áp dụng trong tương lai gần như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Chí Thành: Công nghệ điện hạt nhân là công nghệ phức tạp, được đưa ra dựa trên nhiều lĩnh vực nền tảng và cơ bản như vật lý hạt nhân, cơ học dòng chảy, cơ khí, vật liệu, luyện kim, tự động điều khiển, hoá học… Do đó, công nghệ điện hạt nhân (bao gồm cả thiết kế) không dễ thay đổi trong một thời gian ngắn. Trong gần 50 năm lại đây, công nghệ nền tảng của điện hạt nhân hầu như không thay đổi nhiều. Trên thế giới công nghệ phổ biến hiện nay (các lò đang vận hành) chủ yếu là lò nước áp lực, lò nước sôi, lò nước nặng và lò nơtron nhanh (tải nhiệt bằng kim loại lỏng). Đa số các lò đang vận hành hiện nay là công nghệ lò nước áp lực, với thiết kế của thế hệ II, III, các tổ máy mới là thế hệ III+.

Trong khi nhiều lò hạt nhân thiết kế thế hệ II và III vẫn vận hành an toàn ở nhiều nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao, các lò vừa mới đưa vào vận hành trong những năm gần đây, hoặc các lò đang xây dựng đều dựa trên thiết kế mới, tiên tiến của thế hệ III+. Các thiết kế mới đều đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất, cao nhất về an toàn mới đưa ra, đảm bảo vận hành an toàn kinh tế, và không ảnh hưởng đến con người, môi trường ngay cả trường hợp có sự cố xảy ra. Do đó, trong vài thập niên tiếp theo, công nghệ chủ yếu được triển khai vẫn là lò làm mát bằng nước (lò áp lực là chính), thiết kế tiên tiến thế hệ III+.

Công nghệ lò mô đun nhỏ (SMR) đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và triển khai. SMR chủ yếu áp dụng biện pháp làm mát bằng kim loại lỏng, chỉ có vài thiết kế làm mát bằng nước (như Nuscale). Công nghệ làm mát bằng nước đã được nghiên cứu nhiều và thuần thục trên thế giới, trong khi công nghệ lò làm mát bằng kim loại lỏng là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều, còn nhiều vấn đề khoa học mà chúng ta chưa nắm rõ. Do đó, triển vọng sử dụng SMR vào mục đích phát điện là không cao trong vài chục năm tới (ngoại trừ các lò dùng nước làm mát có khả năng cao hơn).

Về an toàn của các nhà máy điện hạt nhân, xin ông cho biết những bài học về các sự cố nghiêm trọng trong quá khứ và những giải pháp công nghệ, quản lý về phòng ngừa sự cố hạt nhân hiện nay, cũng như trong tương lai? Việt Nam có thể học hỏi gì về các giải pháp an toàn điện hạt nhân từ quốc tế?

Ông Trần Chí Thành: Trong ngành điện hạt nhân, các sự cố lớn xảy ra là Three Miles Irland (TMI) năm 1979, Chernobyl năm 1986 và Fukushima năm 2011. TMI xảy ra sau thời kỳ triển khai mạnh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, an toàn chưa được chú trọng, pháp quy hạt nhân chưa đầy đủ như bây giờ. Sự cố xảy ra đã thúc đẩy cải tiến thiết kế, tăng cường an toàn và kiểm soát an toàn. Chernobyl xảy ra do con người là chính (ý chí chính trị). Thiết kế của lò này (RBMK) cũng có nhiều hạn chế và lỗi. Vấn đề con người, đào tạo kỹ lưỡng và vấn đề pháp quy chặt chẽ được chấn chỉnh mạnh mẽ sau sự cố đó. Sự cố Fukushima xảy ra do con người và hệ thống pháp quy là chính. Sau khi sự cố Fukushima xảy ra, Nhật Bản đã thay đổi và cải tổ Cơ quan Pháp quy Hạt nhân (xoá NISA và lập ra cơ quan pháp quy mới là NRA). Tất nhiên, Fukushima xảy ra cũng do yếu tố thiên tai (sóng thần), rất hiếm khi xảy ra.

Bài học có thể thấy là ngoài đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân đảm bảo chất lượng, cần xây dựng hệ thống pháp quy hạt nhân chặt chẽ, thực hiện tốt, đầy đủ và trách nhiệm các nhiệm vụ kiểm tra giám sát liên quan đến đánh giá an toàn, thiết kế, liên quan đến xây dựng và giám sát vận hành nhà máy (cũng như các hệ thống thiết bị), quản lý dự án cũng là lĩnh vực cần con người giỏi, kinh nghiệm. Về công nghệ, do thiết kế điện hạt nhân được đưa ra bởi các tổ chức, hoặc công ty về hạt nhân của các nước tiên tiến, của các nước làm chủ công nghệ, nên vấn đề ở Việt Nam (nếu có) là kiểm tra đánh giá tính phù hợp của thiết kế trong điều kiện thực tế Việt Nam. Việt Nam cũng cần chú trọng xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân mạnh và độc lập (nếu quay lại điện hạt nhân), chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia hạt nhân. Nhân lực hạt nhân tốt và đầy đủ là chìa khoá cho sự thành công của một chương trình phát triển điện hạt nhân.

Ông đánh giá như thế nào về giá thành và xu thế giá thành sản xuất điện từ điện hạt nhân?

Ông Trần Chí Thành: Do các yêu cầu về an toàn, nên trong các thiết kế III+ hiện nay có thêm nhiều hệ thống an toàn, hệ thống làm mát. Do đó giá thành đầu tư tăng lên. Tuy nhiên, các hệ thống thiết bị của nhà máy điện hạt nhân đều được thiết kế chế tạo với chất lượng cao, đảm bảo độ tin cậy lớn và có thể vận hành lâu dài. Lò hạt nhân thế hệ mới có thể vận hành 60 năm, sau đó có thể kéo dài thêm 20 năm (tổng cộng 80 năm), hoặc lâu hơn. Với thời gian dài như vậy, nên giá điện thực tế của điện hạt nhân hiện nay tuy cao, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ chấp nhận được.

Tại Việt Nam, theo tính toán (đã có), giá thành điện hạt nhân đắt hơn nhiệt điện than nội địa, nhưng rẻ hơn nhiệt điện than nhập khẩu. Giá điện cũng rẻ hơn nhiệt điện khí hoá lỏng (LNG). Các nhà máy khi đã hết tuổi thọ (ví dụ trước đây là 30-40 năm), nếu vẫn tốt và qua được đánh giá an toàn, được cấp phép tiếp tục vận hành, phát điện, thì giá thành điện sẽ rẻ. (Thực tế, nhiều tổ máy hiện nay trên thế giới đang vận hành ở thời kỳ sau khi hết tuổi thọ ban đầu, mang lại hiệu quả kinh tế lớn).

Xin ông cho biết vài nét chính về sự cần thiết và vai trò của điện hạt nhân trong hệ thống điện của Việt Nam trong tương lai? Theo ông, Việt Nam còn thiếu những điều kiện gì để có thể tái khởi động chương trình phát triển điện hạt nhân?

Ông Trần Chí Thành: Như mọi người đã biết, điện hạt nhân là nguồn điện ổn định, công suất lớn (1.000 MWe, hoặc lớn hơn). Điện hạt nhân là nguồn điện ổn định như thuỷ điện, nhiệt điện than. Việt Nam đã đầu tư phát triển nhiều nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời). Nhưng hệ số sử dụng công suất thấp, có đặc tính không ổn định, nên sản lượng điện sản xuất ra từ các nguồn này ít hơn khoảng 4 lần so với các nguồn điện ổn định nói trên. Tính không ổn định sẽ làm cho hệ thống điện mất cân bằng và có thể dẫn đến sự cố, nếu mất điện sẽ làm cho các cơ sở cần dùng điện ổn định bị thiệt hại nhiều. Một số ngành như sản xuất Chip là ngành mà Việt Nam đang hướng tới, khi sản xuất cần điện năng ổn định trong thời gian dài. Nếu điện không ổn định, các mẻ sản xuất sẽ bị hỏng và thiệt hại là rất lớn, hàng chục triệu USD. Do đó ngành sản xuất Chip không thể dựa vào năng lượng tái tạo. Ngành này cũng không thể dựa vào nhiệt điện than (hay khí), vì sản phẩm sản xuất ra “chứa” nhiều carbon thì sẽ không xuất khẩu sang nước khác được, khi chính sách Carbon Foot Print - dấu chân các bon được áp dụng.

Trong bối cảnh thuỷ điện ở Việt Nam đã được khai thác gần như hết, nhiệt điện than đang bị hạn chế do ô nhiễm môi trường và mục tiêu giảm tác động biến đổi khí hậu (CO2), việc đưa vào hệ thống điện các nguồn điện ổn định sẽ góp phần làm tốt việc cung cấp điện năng, đảm bảo phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. (Cung cấp điện năng ổn định là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư xem xét khi lựa chọn để đầu tư).

Ngoài ra, điện than phụ thuộc nhiều vào cung cấp than (than nhập) và dự trữ than khó hơn nhiều cho một nhà máy nhiệt điện than so với nhà máy điện hạt nhân dự trữ nhiên liệu hạt nhân (có thể dự trữ nhiều năm). Do đó, theo tôi, phát triển điện hạt nhân là cần thiết cho một hệ thống điện ổn định.

Theo suy nghĩ của tôi, việc dừng điện hạt nhân năm 2016 tuy là cần thiết, nhưng ảnh hưởng khá đáng kể đến tâm lý, con người, xây dựng năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành hạt nhân v.v... Việt Nam đã có nhiều kết quả trong chuẩn bị và triển khai chương trình điện hạt nhân, việc dừng lại, trước hết sẽ làm mất dần đội ngũ cán bộ và mất dần những gì chúng ta đã làm. Do đó, nếu không có chủ trương chính sách gì để quay lại chương trình điện hạt nhân, trong vài ba năm nữa, sẽ mất hết toàn bộ những gì Việt Nam đã có về điện hạt nhân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ. Thêm vào đó, khi các nước quay lại mạnh mẽ với điện hạt nhân, có những nước mới bắt đầu làm điện hạt nhân, thì việc sớm quay lại với chương trình điện hạt nhân của Việt Nam sẽ tạo những thuận lợi trong hợp tác quốc tế, lựa chọn đối tác, chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở cho sự phát triển… Sự chậm trễ có thể phải trả cái giá rất đắt.

Cũng như bao ngành khác, đội ngũ cán bộ là chìa khóa thành công cho chương trình điện hạt nhân. Dự án điện hạt nhân thực hiện lâu, nhiều năm, nhưng đào tạo con người làm điện hạt nhân còn cần thời gian lâu dài hơn. Do đó, cần sớm có chủ trương để bắt đầu lại. Vì theo tôi, điện hạt nhân là cần thiết cho Việt Nam trong tương lai. Đó không chỉ là điện năng, mà là tiềm lực của một đất nước.

Ông có thể cho biết, nhiên liệu cho điện hạt nhân được cung cấp như thế nào? Khi Việt Nam phát triển nguồn điện này, việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân có được cho là phụ thuộc lớn vào bên ngoài hay không?

Ông Trần Chí Thành: Nhiên liệu cho điện hạt nhân hiện nay cũng phổ biến trên thế giới. Nhiên liệu tuỳ thuộc vào loại lò. Các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, hay Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có thể chế tạo và cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo nhiên liệu cho lò của các nước phương Tây và ngược lại, Mỹ cũng đã, đang chế tạo nhiên liệu cho lò VVER của Nga.

Tôi không cho rằng, nếu làm điện hạt nhân là phụ thuộc vào bên ngoài. Vì có nhiều đối tác có thể cung cấp nhiên liệu và nó như các hàng hoá dân dụng đặc biệt khác.

Tính lan tỏa, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật khi phát triển điện hạt nhân trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Chí Thành: Như trên đã nêu, khi phát triển các dự án điện hạt nhân, một lĩnh vực đa ngành (với các ngành nền tảng), do yêu cầu và đòi hỏi khi triển khai, nên nhiều nước đã rất thành công trong thúc đẩy và phát triển các lĩnh vực khoa học công nghệ và công nghiệp nền tảng, cơ bản. Tiềm lực khoa học công nghệ, năng lực công nghiệp của các nước đó đã thực sự phát triển sau khi triển khai thành công dự án điện hạt nhân. Về pháp quy, nguồn nhân lực cũng được phát triển theo. (Ví dụ điển hình cho việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và công nghiệp là các nước châu Âu thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn Quốc gần đây và Trung Quốc, Ấn Độ bây giờ).

Ấn Độ đang làm rất tốt việc thúc đẩy các ngành khoa học, ngành công nghiệp nền tảng, như cơ khí, chế tạo, vật liệu (thép và hợp kim), hoá học, tự động điều khiển… Chính vì thế, gần đây khi chúng tôi sang Ấn Độ, họ tự hào về ngành hạt nhân, họ đã tự thiết kế, chế tạo và xây dựng vận hành nhà máy điện hạt nhân. Và họ cũng tự hào việc Ấn Độ có thể phóng vệ tinh với chi phí rẻ nhất thế giới. Gần đây Ấn Độ cũng đã đáp tàu vũ trụ xuống nửa tối của Mặt trăng.

Tôi nghĩ Việt Nam có thể thực hiện, thúc đẩy và “lan toả” khoa học công nghệ cơ bản, công nghiệp nền tảng từ chương trình điện hạt nhân thành công.

Gần đây, một số nước đang phát triển mô hình điện hạt nhân nổi trên biển. Ông đánh giá như thế nào về loại mô hình này?

Ông Trần Chí Thành: Hiện nay Nga đang vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi (mang tên Lomonoxop). Trung Quốc đang có chương trình lớn thiết kế chế tạo khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để sử dụng trên biển (trong đó có Biển Đông).

Điện hạt nhân nổi là công nghệ mới, tiềm ẩn rủi ro liên quan đến tính kiểm chứng, an toàn, liên quan đến yếu tố thiên tai, yếu tố con người, giao thông trên biển… Tuy nhiên, điện hạt nhân nổi vừa có thể phục vụ dân dụng và quốc phòng, hay gây ảnh hưởng địa chính trị, tuỳ vào mục đích của mỗi nước.

Vâng, xin cảm ơn ông!

(Đón đọc phản biện tiếp theo về điện hạt nhân trong kỳ tới...)

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM (THỰC HIỆN)


[*] TS. Trần Chí Thành sinh ngày 15/8/1965 tại xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1983 đến năm 1989 ông theo học và tốt nghiệp kỹ sư ngành Nhà máy điện hạt nhân và thiết bị tại Trường Đại học Năng lượng Matxcơva, Liên Xô (trước đây). Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về Việt Nam làm cán bộ nghiên cứu và sau đó là Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn nhiệt điện, điện hạt nhân và môi trường - Viện Năng lượng (Bộ Công thương).

Từ năm 2005 - 2009, ông giành được học bổng nghiên cứu sinh chuyên ngành An toàn điện hạt nhân tại Đại học Công nghệ Hoàng gia (Thụy Điển). Sau đó, chính luận án Tiến sỹ “Mô hình đối lưu hiệu quả dùng để mô phỏng và phân tích quá trình truyền nhiệt của bể nhiên vật liệu nóng chảy ở đáy thùng áp lực lò nước nhẹ” của ông được trao Giải thưởng Sigvard Eklund (Thụy Điển) vào năm 2011 dành cho Luận án Tiến sỹ xuất sắc nhất giữa các trường đại học của Thụy Điển liên quan đến công nghệ hạt nhân.

Trong những năm từ 2010 - 2016, TS. Trần Chí Thành đã cùng các cộng sự tham gia tư vấn về lựa chọn công nghệ, đánh giá phân tích an toàn điện hạt nhân cho Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, đồng thời là cộng tác viên khoa học của khoa An toàn điện hạt nhân - Đại học Công nghệ Hoàng Gia (Thụy Điển) trong nghiên cứu liên quan đến phân tích an toàn lò nước sôi (BWR).

Từ năm 2012 đến nay, TS. Trần Chí Thành là Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VinAtom) - Bộ Khoa học và Công nghệ./.