e

Thứ Sáu, tháng 4 29, 2022

Nhà máy Điện mặt trời đẹp nhất Việt Nam

 Nhà máy Điện mặt trời đẹp nhất Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) An Hảo có vốn đầu tư trên 6.000 tỷ đồng, công suất phát điện 210 MWp, trải rộng trên diện tích khoảng 275 ha, tọa lạc tại xã An Hảo - huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Công trình có sức sản xuất lượng điện năng hơn 302 triệu KWh/năm, do Sao Mai Group làm chủ đầu tư.
Nhà máy ĐMT An Hảo nằm trên vùng bán sơn địa của Núi Cấm, sau lưng là núi trước mặt là cánh đồng mênh mông tạo nên dáng dấp của công trình năng lượng sạch ở An Giang độc nhất vô nhị. Hơn thế nữa, NĐT còn thương lượng để mở rộng thêm bên ngoài ranh dự án, nằm trên lưng đồi có rất nhiều tán cây cổ thụ, phong cảnh rất hữu tình ….là những tài sản đắt giá cho Nhà máy.
Dưới hơn nửa triệu tấm pin NLMT là đàn cừu hàng trăm con với những bộ lông mượt đủ màu. Chúng được thuần dưỡng trên vùng đất lành và liên tục cho ra đời những “công dân” nhí vô cùng đáng yêu, xinh xắn, hiền lành. Ngoài ra còn có những chú “khổng tước” xòe đuôi khoe mẽ rực rỡ.
Có thể là hình ảnh về ngoài trời
78
23 Comments
1 Share
Like
Comment
Share

Thứ Tư, tháng 4 20, 2022

Thư giãn với chùm ảnh "Cảnh đẹp Hoàng Hôn "



VideoPVD

 

Tourbin điện gió ở Đắk Lắk bốc cháy dữ dội

 

Sáng 20/4, một lãnh đạo xã Ea Nam, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk xác nhận, một tourbin điện gió trên địa bàn xã đã bị cháy vào tối 19/4.

0:00/ 1:06
Nam miền Bắc

Theo lãnh đạo xã Ea Nam, nhận được tin về đám cháy, xã đã cử lực lượng chức năng tới hiện trường để đảm bảo an ninh, khi có nhiều người dân kéo tới xem, quay clip ghi lại đám cháy để đăng tải trên mạng xã hội.

Một trụ tourbin ở dự án điện gió Ea Nam khi mới thi công.

Cho đến khi đám cháy tắt hoàn toàn, xã không phát hiện thiệt hại nào đối với người dân trong khu vực.

Dự án Nhà máy điện gió Ea Nam có tổng mức đầu tư trên 16.500 tỷ đồng, sản lượng điện ước tính đạt 1,1 tỷ kWh/năm do Công ty cổ phần điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 làm chủ đầu tư. Đây cũng là dự án điện gió trên bờ lớn nhất cả nước.

Ở dự án này, doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống giao thông kiên cố kết nối các trụ tourbin điện gió, đủ cho xe chữa cháy lưu thông, nhưng mỗi trụ cao tới 130m, nên việc chữa cháy là bất khả thi.

Ông Vũ Đình Tân, Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam cho biết, đơn vị đang kiểm tra tình trạng kỹ thuật của công trình sau sự cố và tìm hướng khắc phục. Hiện doanh nghiệp còn đầy đủ linh kiện, thiết bị dự phòng tại chỗ, nên trụ tourbin vừa bị cháy sẽ sớm được sửa chữa và phát điện trở lại./.

TheoBaomoi.com

Thứ Ba, tháng 4 19, 2022

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

 

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

 - Mặc dù nhiệt điện và điện hạt nhân vẫn là những nguồn năng lượng chính quan trọng, có thể thấy năng lượng tái tạo đang ngày càng được coi trọng. Hầu hết chúng ta đã quen với tiềm năng của thuỷ điện, điện mặt trời và điện gió. Dù vậy, vẫn cần thêm vào danh sách một nguồn năng lượng khác, ngày càng thu hút sự chú ý và có thể sẽ trở thành nguồn năng lượng linh hoạt nhất trong tương lai: Đó là năng lượng hydro.
Hydrogen - Ứng viên sáng giá cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạchHydrogen - Ứng viên sáng giá cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch
Năng lượng hydro: Cơ hội cho mục tiêu phát triển bền vững PVN trong tương laiNăng lượng hydro: Cơ hội cho mục tiêu phát triển bền vững PVN trong tương lai


Trong bối cảnh các quốc gia và doanh nghiệp trên khắp thế giới nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải CO2, Toshiba cũng đang thúc đẩy cải tiến trên toàn mảng kinh doanh năng lượng của tập đoàn, gồm cả việc sử dụng hydro như một nguồn năng lượng sạch. Trong tài liệu này, chúng tôi sẽ điểm lại một số kiến thức cơ bản về hydro, bao gồm định nghĩa và cách tạo ra điện năng, cũng như những nỗ lực của Toshiba trong việc thúc đẩy nguồn năng lượng sạch và xanh này.

1. Hydro có thể được sử dụng để tạo ra điện năng:

Hydro là nguyên tố nhẹ và phong phú nhất trong vũ trụ. Nói chung, hydro thường dùng để chỉ các phân tử H2. Trên Trái đất, hydro phân tử nguyên chất khá hiếm, nhưng chúng ở khắp xung quanh ta dưới dạng hợp chất, dễ thấy nhất là nước (H2O). Sản xuất hydro thực ra khá đơn giản. Các bạn có nhớ hiện tượng điện phân của nước trong môn hoá học không? Đó là cách tạo ra hydro, sử dụng điện để phân tách các phân tử H2O thành hydro và oxy.

Tạo ra điện từ hydro cũng đơn giản không kém, đó là phản ứng đảo ngược của điện phân nước. Hay nói cách khác, điện năng và nước nóng đều có thể được tạo ra qua phản ứng hoá học giữa hydro và oxy.

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

Sau khi tạo ra, hydro cũng có thể được lưu trữ và sử dụng để sản xuất điện khi cần. Điều này được thực hiện thông qua một pin nhiên liệu, tạo ra điện năng bằng cách kích hoạt phản ứng hoá học giữa hydro và oxy.

2. Hydro rất sạch sẽ và cực kỳ linh hoạt:

Điều tuyệt vời khi sản xuất điện từ hydro là hoàn toàn không phát sinh khí thải CO2, đây là một quy trình sạch sẽ và thân thiện với môi trường. Hydro cũng có thể được sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch, nhất là khí thiên nhiên được chuyển hoá, và nhiều loại phương tiên giao thông sử dụng pin nhiên liệu (FCV) ngày nay cũng được cấp điện theo phương pháp này. Tuy vậy, nếu hydro được sản xuất thuần tuý từ năng lượng tái tạo như điện gió, thuỷ điện và điện mặt trời, chúng ta sẽ có một quy trình hoàn toàn không phát thải CO2 từ khâu sản xuất hydro đến khâu phát điện.

Không chỉ có vậy, hydro cũng vô cùng linh hoạt, có thể sử dụng để cấp điện cho mọi thứ từ tàu bè đến phi thuyền, cũng như cao ốc văn phòng, trung tâm giao thông, xe bus và xe hơi. Và bởi vì hydro có thể được lưu trữ, nó cũng sẽ được vận chuyển đến những địa điểm cần thiết.

3. Toshiba hiện đang phát triển các công nghệ then chốt cho nền kinh tế hydro:

Mọi lộ trình hướng đến một xã hội giảm khí thải carbon đều công nhận tầm quan trọng của năng lượng hydro. Bấy lâu nay, Toshiba đã và đang cống hiến nguồn lực cho việc phát triển các công nghệ cũng như hệ thống thiết yếu, và hiện nay hệ thống hiện đại nhất của tập đoàn mang tên H2One.

H2One tích hợp mọi yếu tố cần thiết để hiện thực hoá một hệ thống cung cấp năng lượng tự vận hành trên nền tảng hydro: Một hệ thống năng lượng mặt trời để phát điện; một ắc quy tĩnh để lưu điện; một đơn vị điện phân; một bồn chứa hydro; và một cụm pin nhiên liệu. Đó chính là đỉnh cao của giải pháp năng lượng sạch hiện hành.

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

Hệ thống này cũng có nhiều lợi ích khác. Như đã đề cập, năng lượng tái tạo ngày càng quan trọng, nhưng sản lượng biến thiên phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, thời tiết, và thậm chí khí hậu từng mùa. Hydro sẽ chấm dứt những yếu tố bất định đó. Cũng như bình điện ắc quy, hydro có thể được lưu trữ và bù đắp cho sự thiếu ổn định nguồn cung từ năng lượng tái tạo. Và khác với bình ắc quy, hydro không bị thoái hoá theo thời gian, lưu trữ bao lâu cũng được cho đến khi cần sử dụng.

Nhằm tìm ra phương thức tốt nhất để xúc tiến chuyển đổi sang nền kinh tế hydro, các kỹ sư và nhà phát triển sản phẩm của Toshiba làm việc trong dự án H2One đã nghiên cứu kỹ lưỡng sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo và cách chúng mở đường cho công nghệ phát điện đa dạng hơn. Họ nhận ra rằng H2One có thể giúp sản xuất điện đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương, và đạt được khả năng tự cung tự cấp.

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

Một nguồn cảm hứng sáng tạo khác đến từ việc nghiên cứu phục hồi sau thảm hoạ, nơi H2One đóng vai trò cung cấp sợi dây cứu sinh. Trên thực tế, việc này đã trở thành hiện thực ở Kawasaki Marien, một địa điểm công cộng tại Kawasaki, phía Nam Tokyo. Tại đó hệ thống H2One được lắp đặt để sản xuất điện năng, nhưng trong trường hợp xảy ra thảm hoạ, hệ thống sẽ lưu trữ hydro nhằm cung cấp điện và nước nóng trong vòng 1 tuần cho khoảng 300 người sơ tán.

4. Hydro đem lại những giải pháp thực tế:

Bất cứ công nghệ nào cũng phải được kiểm chứng bằng hiệu năng thực tế. H2One đã và đang chứng tỏ sự hữu dụng của mình tại nhiều nơi với đặc điểm địa phương rất khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ:

- H2One tại ga xe lửa Musashi Mizunokuchi:

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

Hầu hết trong số hơn 80.000 hành khách đi tàu tuyến Nambu khởi hành từ Ga Musashi Mizunokuchi của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản có thể không nhận ra đây là nhà ga đầu tiên được cấp điện bởi hệ thống H2One. Hệ thống thắp sáng cho các sân ga trong công tác vận hành hàng ngày. Vào mùa hè, nước sinh ra trong quá trình phát điện được đưa đến các cột phun sương để làm mát nhà ga; đến mùa đông, nước nóng được cho chạy qua làm ấm các băng ghế, giúp hành khách thoải mái dễ chịu hơn trong khi chờ tàu.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc sự cố mất điện, H2One sẽ tự vận hành độc lập, cấp nguồn điện liên tục ngoài lưới để thắp sáng một số nơi trong phòng đợi của nhà ga cũng như khu vệ sinh.

- H2One trong ngành xây dựng:

Trong ngành xây dựng hiện đang có một phong trào toàn cầu nhằm hiện thực hoá các toà nhà không năng lượng (zero energy building - ZEB), hoặc tiệm cận mục tiêu đó, bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo để thắp sáng, sưởi ấm, thông gió, và điều hoà nhiệt độ. Tại Nhật Bản, công ty xây dựng Tokyu Construction hiện đang sử dụng hệ thống H2One để hỗ trợ phát triển ZEB tại Viện Công nghệ Xây dựng Tokyu. Một hệ thống điện mặt trời tích hợp và H2One tạo ra hydro, lưu trữ và sử dụng trong pin nhiên liệu khi cần thiết.

- Ngay cả xe nâng cũng được cấp điện từ hydro:

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

Trung tâm Ứng dụng Hydro của Toshiba đang sử dụng hydro làm nhiên liệu hàng ngày. Toạ lạc tại Khu phức hợp Fuchu phía Tây Tokyo, một trong những cơ sở quy mô lớn nhất của Toshiba, Trung tâm được xây dựng quanh một hệ thống H2One mới thiết kế, sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất và cung cấp hydro cho các xe nâng dùng pin nhiên liệu hoạt động trong khu phức hợp. Xe nâng không thải khí CO2 khi hoạt động, nhờ đó biến việc vận hành 100% không phát thải trở thành hiện thực.

5. Hydro là nguồn năng lượng của tương lai:

Bộ phim thực tế ảo “Hành trình năng lượng hydro” của Toshiba gây tiếng vang lớn tại Triển lãm EXPO 2017 Astana:

Năm điều cần biết về năng lượng hydro

Triển lãm EXPO Astana 2017 tại thành phố Astana, thủ đô nước Kazakhstan, mở cửa tiếp đón công chúng (ngày 10/6/2017), quảng bá chủ đề chính là “Năng lượng của Tương lai”. Tại Nhà triển lãm của Nhật Bản, Toshiba đã đi tiên phong trình diễn chủ đề này với bộ phim “Hành trình năng lượng hydro”. Sử dụng công nghệ thực tế ảo tối tân, bộ phim ngắn này đưa khán giả tham gia quy trình phát điện từ H2One; khán giả bắt đầu hành trình đóng vai một tia nắng mặt trời, được chuyển hoá thành điện năng qua hệ thống điện mặt trời, và sau đó thành hydro./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thứ Hai, tháng 4 18, 2022

Chiêm ngưỡng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á tại Tây Bắc

 Để thi công nhà máy lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Sơn La, hơn 20.000 hộ dân của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phải di dời.

Nhà máy Thủy điện Sơn La có công suất 2.400 MW, nằm trên địa bàn xã Ít Ong (huyện Mường La, tỉnh Sơn La), được khởi công xây dựng từ năm 2005 và hoàn thành năm 2012 - vượt 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Thủy điện có đập bê tông dài 961m, cao 138m, rộng 102m ngăn sông Đà để tạo thành hồ chứa 9,3 tỷ m3 nước. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 60.000 tỷ đồng, cấp sản lượng điện trung bình hàng năm là hơn 10 tỷ kWh và đảm nhiệm chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ.

Kết cấu đập bê tông sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn hiện đại nhất thời bấy giờ.

Là hồ chứa nước rộng nhất, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.



Thủy điện Sơn La là công trình có nhiều thiết bị quan trắc nhất, chia thành 7 mặt cắt, 1.028 cảm biến có nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt, 11 thiết bị đo địa chấn đặt tại các vị trí trọng yếu để thường xuyên kiểm tra thông tin an toàn đập.

Nhà máy thủy điện được thiết kế kiểu hở, bố trí sau thân đập. Giai đoạn thi công cao điểm huy động tới 13.000 người. Để thi công nhà máy hơn 20.000 hộ dân của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phải di dời.

Công trình có 12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt.

6 tổ máy (6 tổ x 400 MW) sử dụng turbin trục đứng, đường kính bánh xe 8,5 m. Điện lượng trung bình năm hơn 10,246 tỷ kWh, trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh.

Đặc biệt, Nhà máy Thủy điện Sơn la là công trình hoàn toàn do đội ngũ kỹ sư và công nhân người Việt Nam trực tiếp thiết kế, thi công. Những chuyên gia nước ngoài được mời tham gia với vai trò giám sát.

Ngoài mục tiêu cung cấp nguồn điện năng dồi dào cho lưới điện quốc gia, Thủy điện Sơn La còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống lũ và cung cấp nước phục vụ sản xuất cho Đồng bằng Bắc Bộ, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hóa cho khu vực Tây Bắc.

Công trình cũng kiến tạo hệ thống giao thông đường thủy cho các tỉnh vùng Tây Bắc nhờ vào hồ chứa Hòa Bình và hồ chứa Thủy điện Sơn La. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, góp phần cải thiện khí hậu cho khu vực tiểu vùng dọc khu vực hồ chứa và mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái.

Nguyễn Hữu Thắng / nguoiduatin.vn

Nguồn: https://nguoiduatin.vn/chiem-nguo-ng-nha-ma-y-thuy-die-n-lo-n-nha-t-dong-nam-a-a549719.html