Vn giá điện so với eu usa g7 @Tq asean?
[Vài dòng về GIÁ ĐIỆN]
1. Giá bán buôn và bán lẻ điện hơn chục năm qua tại US thế nào?
• Theo như Hình 1 thì giá bán lẻ hầu hết các khu vực có xu hướng giảm đều đặn từ năm 2010 đến nay (để dễ nhìn thì $0.1~tầm 2.300VNĐ cho 1kWh (1số điện)). Trong khi đó giá bán buôn lúc tăng lúc giảm tùy thuộc vào tình hình cơ cấu nguồn, giá nhiên liệu và các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội khá phức tạp.
• Do covid-19, năm 2020 có những sự biến động sẽ lưu dấu lịch sử, khi mà giá điện thay đổi bất thường ở hầu hết các khu vực trên US. Cụ thể năm 2020, giá suy giảm kỷ lục do nhu cầu thấp bởi hoạt động kinh tế đình trệ bởi covid, trong khi nguồn cung khí thiên nhiên lớn. Ngược lại, mùa hè năm 2021, giá khí đột ngột tăng vọt lên 84% kéo theo giá điện tăng gấp đôi nhiều nơi. Đặc biệt, đường màu đỏ ở Texas (Ercot) tăng kiểu "Lan đột biến" do một mùa đông lạnh tàn khốc làm đóng băng hầu hết các đường dẫn khí đốt (chúng tôi có viết về sự kiện này trước đó https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1627829727387741&id=100004821881026). Cùng với đó là các thị trường khác tại US cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung khí đốt từ Texas.
• Giá bán lẻ có tăng từ 2020 nhưng không tăng nhiều như giá bán buôn (đây là cách mà thị trường điện vận hành).
2. Giá điện các nước khác thì sao?
• Nhật Bản và Đức là hai “ông lớn” về giá điện trên toàn cầu (cao nhất Đức tầm gần 40cent~9200VNĐ cho 1 số điện, còn Nhật Bản là 28cent~6500VNĐ), nên nếu khi so sánh giá điện của Việt Nam với hai nước này, thì cần lưu ý với người nghe là đang so sánh với trường hợp siêu đặc biệt.
• Mỹ và Canada do lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng nguồn cung, đặc biệt Canada thì rất nhiều thủy điện (cấp ~61%) nên giá điện thuộc dạng rẻ và biến đổi theo lượng mưa hàng năm. Giá bán điện các khu vực này loanh quanh 7cent~1600VNĐ).
Khi so sánh giá điện Việt Nam là cao hay thấp so với thế giới theo con số tuyệt đối thì từ mấy dòng trên đây cũng có thể biết được. Với cơ cấu tính giá khá phức tạp mà Bộ công thương có đưa ra thì không phải người dân nào cũng có thể ngồi mà tính được, khó ngay cả dân trong ngành. Khi xét đến giá điện cao hay thấp thì cảm nhận của người dân mới thực sự là quan trọng. Năm 2021, người Mỹ dùng 1,5% chi tiêu gia đình cho điện và khí. Ở Việt Nam thì chưa tìm thấy thống kê nào nên các bạn thử tính từ gia đình mình mà xem.
Nhưng giá điện đương nhiên sẽ cần nằm trong bối cảnh nước sở tại vì nó liên quan tới kinh tế, nhân lực, nguồn nhiên liệu sơ cấp và ngay cả định hướng nhà nước. Ví dụ đơn giản, nếu chúng ta nhập khẩu nhiên liệu dầu, than, LNG, khí để sản xuất điện, thì thành phần chi phí này trong giá sẽ phụ thuộc giá toàn cầu. Chi phí các thiết bị khác cho sản xuất, truyền tải, phân phối điện khi phải nhập khẩu cũng vậy. Vậy thì có nên chủ động nguồn cung từ Năng lượng tái tạo trong nước và chủ động về công nghệ để sản xuất các thiết bị trong nước?
Còn các chi phí nhân công thì rõ ràng Việt Nam có thể đang rẻ, trừ khi phần lớn nhân công đó đang ngồi ở các nước G7 mà lại điều hành hàng loạt các nhà máy sản xuất điện tại Việt Nam.
Một chuyên gia năng lượng trong một hội thảo vừa rồi có ước lượng giá điện có thể tăng 30% để đạt được Netzero2050 mà chính phủ ta đã cam kết tại COP26, tất nhiên không tính đến các yếu tố đặc biệt như sự kiện Texas. Cái giá cho Netzero2050 có thực là đắt như vậy?
(Các hình vẽ từ BloombergNEF)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét