Lũ lụt kinh hoàng đang hoành hành ở nhiều tỉnh của Trung Quốc.
Theo The Epoch Times, mưa lớn vẫn tiếp diễn ở hàng chục thành phố của Trung Quốc vào ngày 29/6, dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng.
Ví dụ, tại Vũ Hán, thành phố thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, nơi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước lũ đã cao tới mái nhà của người dân.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi đập Tam Hiệp, nằm phía trên sông Trường Giang (Dương Tử) bắt đầu xả lũ. Đập thủy điện lớn nhất thế giới ở Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm lớn trong những ngày gần đây, vì những cảnh báo về nguy cơ vỡ đập nhất là trong tình hình lũ lụt hoành hành như hiện nay.
Hình ảnh đập Tam Hiệp xả lũ.
Dự báo thời tiết cho thấy khu vực sông Trường Giang sẽ có lượng mưa nhiều hơn trong 10 ngày tới. Các nhà thủy văn đã từng lên tiếng cảnh báo rằng nước thải từ hồ chứa Tam Hiệp có thể cuốn trôi hàng triệu sinh mạng sống ở vùng hạ lưu.
Tuy nhiên, theo Hãng tin Tân Hoa xã, do ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực trung và thượng lưu sông Trường Giang, lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp không ngừng tăng. Để giải phóng lượng nước có khả năng gây lũ lụt trong tương lai, sáng 29/6 đập Tam Hiệp đã mở cống xả lũ. Tốc độ xả trung bình là 35.000 m3/giây (khoảng 554,76 triệu gallon/phút).
Ngập lụt kinh hoàng ở nhiều tỉnh nhưng các quan chức trung ương ở Bắc Kinh vẫn chưa đến thăm vùng thảm họa.
Bộ tài nguyên nước Hồ Bắc - nơi sông Trường Giang chảy qua cũng tuyên bố, họ đã xả nước từ 1.081 hồ chứa địa phương sau khi mực nước tại đây vượt quá giới hạn cảnh báo.
Thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc đã bị ngập lụt nghiêm trọng do mực nước sông Trường Giang dâng cao và mưa lớn.
Nước lũ đã tràn vào tầng một của các tòa nhà ở một số khu phố của Vũ Hán. Ngoài ra, 35 con đường ở đây cũng buộc phải đóng cửa do nước lũ quá sâu hôm 29/6.
Nhiều thành phố khác ở Hồ Bắc cũng bị lũ lụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo giới chức trách ở Bắc Kinh, mưa lớn sẽ còn kéo dài ở khu vực phía trên đập Tam Hiệp cho đến nửa đầu tháng 7.
Mặc dù 26 trong số 34 tỉnh thành và khu vực của Trung Quốc đã báo cáo lũ lụt vào tháng 6 nhưng đến nay vẫn chưa có quan chức cấp cao Trung Quốc nào đến thăm các khu vực thảm họa dấy lên chỉ trích Bắc Kinh làm ngơ trước nguy cơ đe dọa tính mạng hàng triệu người.
Câu chuyện về xây dựng đường dây 500KV Bắc NamĐất nước ta đã phải trải qua những năm tháng gian khó, ba miền “hai tối một sáng”, miền Bắc dư thừa điện trong khi miền Trung và miền Nam thiếu điện trầm trọng.Và ý tưởng về một công trình lịch sử đã ra đời
NLĐO) - Lũ lụt liên tục xảy ra ở hạ lưu đập Tam Hiệp của Trung Quốc khiến người ta đặt câu hỏi về mục đích tạo ra con đập này.
Hôm 29-6, trang Taiwan News (Đài Loan) đưa tin lượng mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho 26 tỉnh của Trung Quốc, đặt hơn 10 triệu người vào tình trạng nguy hiểm.
Tính đến nay, 13 con sông ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây và một số khu vực khác ghi nhận lũ lụt trên diện rộng. Cảnh báo lũ nghiêm trọng được ban hành cho các con sông này, bao gồm cả sông Dương Tử hôm 29-6.
Trong khi đó, đập Tam Hiệp đang gây chú ý vì nó được xây dựng nhằm ngăn chặn lũ lụt dọc sông Dương Tử. Tuy nhiên, vì lo ngại lũ lụt ở thượng nguồn vào mùa hè khiến con đập khổng lồ này quá tải nên chính quyền địa phương dự trữ nước hồ chứa ở mức thấp (bằng cách mở cửa xả ở những nhánh sông ở hạ lưu). Không may là động thái này khiến nước lũ hiện nay đổ xuống hạ nguồn, gây ngập nặng cho các vùng bên dưới con đập.
Lượng mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho 26 tỉnh của Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc dự đoán từ ngày 28 đến 29-6, thượng nguồn sông Dương Tử, khu vực hồ chứa Tam Hiệp, trung lưu sông Thanh, sông Hán… đều chứng kiến mực nước dâng cao đáng kể. Đặc biệt, TP Nghi Xương nằm ngay dưới đập Tam Hiệp trải qua trận lụt lớn trong hai ngày 27 và 28-6. Người dân nghi ngờ rằng lũ lụt là do con đập xả nước để giảm tác động lên cấu trúc xây dựng.
Báo China.org cho biết lũ lụt đã ảnh hưởng đến 12 triệu người, làm ít nhất 78 người chết hoặc mất tích. Ước tính 8.000 ngôi nhà bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị thiệt hại ở 13 tỉnh. Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc (MEM) thống kê thiệt hại đã lên tới 25,7 tỉ nhân dân tệ (3,6 tỉ USD)
Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 12 triệu người, làm ít nhất 78 người chết hoặc mất tích. Ảnh: Weibo
Các nhà dự báo thời tiết hôm 29-6 nói với đài CNA rằng mưa xối xả dự kiến ập xuống các khu vực ven biển phía Đông Trung Quốc trong tuần này sau khi tàn phá khu vực Tây Nam. Vào ngày 1-7, lượng mưa đo được sẽ vào khoảng 30-50 mm/giờ.
Chính quyền Bắc Kinh cam kết giảm thiểu thiệt hại cho TP Vũ Hán, nơi đang phục hồi do hậu quả của dịch Covid-19. Thành phố này nằm trên sông Dương Tử, bị trận lụt lớn gần đây nhất là năm 1998 khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và 14 triệu người mất nhà cửa.
Trước đó, hôm 28-6, Trung Quốc kích hoạt phản ứng khẩn cấp cấp IV, thấp nhất trong hệ thống cảnh báo 4 cấp của đất nước. Các nhóm đặc biệt cũng được điều tới các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu và Hồ Nam để cung cấp hướng dẫn cứu trợ thiên tai.
Những cánh quạt turbine gió dài 70m được vận chuyển từ Trung Quốc đến trang trại điện gió 50MW ở Kazakhstan với quãng đường lên tới 7000km.
Những cánh turbine gió dài 70m tương đương hơn nửa chiều dài sân bóng được vận chuyển bằng xe tải từ Thiên Tân, Trung Quốc vào cuối tháng 4 vừa qua. Hành trình này sẽ kết thúc tại trang trại điện gió công suất 50MW ở thành phố Kostanay, Tây Bắc Kazakhstan. Dự kiến cuộc hành trình dài 7000km này sẽ kết thúc vào cuối tháng 6. Trước đó, các chuyên gia đã tính toán, cân nhắc tình trạng đường, góc rẽ, độ cao của hầm… của hành trình trong nhiều tháng. Kích thước khổng lồ của turbine đòi hỏi quá trình vận chuyển phải hết sức cẩn trọng, không được phép có sai sót.
Các tuabin gió do công ty phát triển năng lượng xanh Trung Quốc, Universal Energy, chế tạo. Chúng dự kiến sẽ được lắp đặt vào cuối tháng 7 tới. Đến nay Universal Energy đã xây dựng và vận hành 6 trang trại điện gió và quang năng tại Kazakhstan.
Tuabin gió là một thiết bị cơ khí dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Dòng không khí đẩy cánh của tuabin quay, năng lượng cơ học của chuyển động đó được truyền dọc theo trục tuabin và làm xoay các thành phần khác của máy phát điện, tạo ra năng lượng sạch (năng lượng tái tạo).
VOV.VN - Thị trường năng lượng sinh học vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi các nguồn năng lượng này còn phân tán, không ổn định và thiếu tính bền vững.
Là quốc gia có nhiều tiềm năng về năng lượng sinh khối, những năm qua Việt Nam đã và đang nỗ lực nâng cao tỷ trọng sinh khối trong sản xuất điện năng. Các cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển điện sinh khối ở Việt Nam đã được ban hành năm 2014 và sửa đổi bổ sung năm 2020, nhằm khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, với hi vọng sẽ đạt được mục tiêu tỷ trọng điện sinh khối sản xuất đến năm 2030 đạt 2,1%.
Việc đẩy mạnh hỗ trợ thực hiện để đạt các mục tiêu về năng lượng tái tạo cũng được nêu trong Chiến lược tăng trưởng xanh và Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị, về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển thị trường năng lượng sinh học ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn cơ bản là các nguồn năng lượng sinh học vẫn còn phân tán, không ổn định và thiếu tính bền vững. Nhất là nguồn phụ phẩm còn phải phụ thuộc và thay đổi theo mùa, vụ, nên việc kiểm soát số lượng đầu vào, giá cả của các loại nhiên liệu còn chưa được kiểm soát.
Tận dụng tối đa các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu phát điện là hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa: KT)
Mặt khác, kinh nghiệm phát triển, nguồn nhân lực cho các dự án nhiên liệu sinh học ở Việt Nam còn thiếu. Trong khi thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm năng cũng như các đánh giá về thị trường năng lượng sinh học còn chưa đáng tin cậy.
Đặc biệt, hiện nay, vốn đầu tư cho các dự án năng lượng sinh học, cụ thể là các dự án phát điện từ năng lượng sinh học vẫn còn ở mức cao, trong khi cơ chế giá mua điện sản xuất từ nguồn năng lượng sinh học chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bởi chưa được trợ giá hỗ trợ giá mua.
Ngoài ra, nhiên liệu sinh học còn gặp trở ngại lớn khi cón có nhiều tác động đến môi trường, nhất là đối với khí sinh học phát sinh từ phân chăn nuôi thải ra có mùi hôi thối,… nếu có công nghệ xử lý hiệu quả, tận dụng tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nhưng nếu xử lý, phân hủy, tận dụng không tốt có thể sẽ gây tác động ngược đến môi trường lớn hơn.
Để thiết thực hóa việc phát triển nguồn tài nguyên sinh khối tại Việt Nam, Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (Dự án BEM) do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMU) tài trợ thông qua Chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) và do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và GIZ đã được khởi động hồi đầu tháng 6 vừa qua và triển khai thực hiện từ năm 2019 – 2023.
Dự án BEM hi vọng đem lại lợi ích trực tiếp cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ cấp trung ương và cấp tỉnh; khu vực tư nhân bao gồm các nhà đầu tư năng lượng sinh khối và các công ty tư vấn tại địa phương; các định chế tài chính; các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường Đại học - là những người đã và đang đẩy mạnh việc sử dụng nguồn tài nguyên sinh khối cho sản xuất nhiệt và điện ở Việt Nam.
Theo ông Sven Ernedal, Giám đốc Dự án năng lượng tái tạo và hiệu quả, thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng (ESP), tiềm năng về sinh khối ở Việt Nam được đánh giá rất lớn, có thể khai thác để sản xuất năng lượng, đặc biệt là sản xuất điện.
“Việc Chính phủ Việt Nam đưa ra các Quyết định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển điện sinh khối sẽ giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra việc làm xanh, cải thiện an ninh và chất lượng nguồn cung điện và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành mía đường thông qua việc tăng doanh thu, tăng hiệu quả và giảm phế thải”, ông Sven Ernedal nói.
Thư ký thứ Nhất Đại sứ quán Đức, ông Joerg Rueger khẳng định, dự án BEM sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng tỷ trọng của năng lượng sinh khối trong nước. Năng lượng gió và mặt trời đã cho thấy khả năng phát triển mạnh tại Việt Nam, trong khi đó, năng lượng sinh khối vẫn chưa được khai thác đúng mức.
“Năng lượng sinh khối được coi là trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững, do tận dụng tối đa các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như bã mía để phát điện, góp phần bảo vệ khí hậu. Số lượng các nhà máy điện sinh khối ngày càng tăng sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển năng lượng”, ông Joerg Rueger cho hay./.
(VTC News) - Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, mang tới nguồn năng lượng vô tận, đồng thời chứa nguy cơ gây ra các thảm họa khủng khiếp cho nhân loại.
Đập thủy điện Tam Hiệp là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, không chỉ mang tới nguồn năng lượng vô tận, mà còn bảo vệ hàng triệu người Trung Quốc khỏi lũ lụt từ sông Dương Tử.
Thuần hóa dòng sông hoang dã Dương Tử (hay Trường Giang) là mơ ước của nhiều đời lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ.
Năm 1931 là năm tồi tệ đối với Trung Quốc. Bão tuyết tràn vào đất liền, theo sau đó là băng tan và lốc xoáy xảy ra. Mực nước ở sông Dương Tử tăng lên 16m, cao hơn nhiều so với bình thường. Lũ lụt hoành hành tại khu vực Nam Kinh khiến gần 3,7 triệu người thiệt mạng.
Năm 1954, thêm một trận lũ lụt ở Vũ Hán khiến 50.000 người bị chết.
Nhà nghiên cứu Hubertus Milke, Đại học Khoa học ứng dụng Leipzig cho biết, năm 1958, Mao Trạch Đông có một số cân nhắc ban đầu về việc xây một con đập trên sông Dương Tử, với mục đích “thuần hóa” con sông này ở đoạn chảy qua 3 hẻm núi. Nhưng ý định này đã bị hủy bỏ, do gặp vấn đề về chi phí xây dựng.
Vào những năm 1980, ý tưởng cũ lại được đề xuất, vì Trung Quốc khi đó đang phải chịu cảnh thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.
Chiếc phao cứu sinh năng lượng
Ngày 14/12/1994, việc khởi công xây dựng đập Tam Hiệp được công bố, bất chấp nhiều ý kiến phản đối.
Sau khi nhà máy thủy điện khi được hoàn thành vào năm 2012, đập Tam Hiệp cung cấp lượng điện mỗi năm tương đương với lượng điện tạo ra từ khoảng 50 triệu tấn than hay bằng 8 nhà máy điện hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Nhà địa chất kỹ thuật Kurosch Thuro từ Đại học Munich (Đức) cho biết: “Hiện tại có vẻ như Trung Quốc đang hưởng lợi rất nhiều từ con đập. Không phải chính phủ, mà chính người dân là những người hưởng lợi nhất. Lý do là vì năng lượng được tạo ra từ đập Tam Hiệp là vô cùng cần thiết. 1/3 đất nước này được cung cấp năng lượng từ con đập. Đó như là chiếc phao cứu sinh năng lượng quan trọng ở một đất nước 1,3 tỷ dân như Trung Quốc.”
Ngoài năng lượng, đập Tam Hiệp được cho là bảo vệ hàng triệu người sống ở những khu vực thấp khỏi lũ lụt của sông Dương Tử.
Mặc dù con đập đem đến rất nhiều tác động tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Các nhà phê bình lo lắng về khả năng các trận động đất có thể xảy ra do áp lực lớn của dòng nước khi bị thay đổi.
Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cảnh báo toàn bộ phần thân của ngăn hồ chứa nước khổng lồ có thể sụp đổ và gây ra trận sóng thần thảm khốc. Các dự án đập thủy điện thường là nguyên nhân khiến môi trường trở nên tồi tệ hơn. Điển hình như những dự án hiện đang được lên kế hoạch ở Congo hoặc ở thượng lưu sông Nile (Ai Cập).
Theo nhà địa chất học Kurosch Thuro: “Có vài trăm vụ lở đất nhỏ xuất hiện dọc theo hồ chứa. Và chắc chắn sẽ xảy ra những vụ vừa và lớn chưa từng có trước đây. Tóm lại, hiện tượng lở đất đã tiếp tục xảy ra”.
Quả bom hẹn giờ sắp phát nổ?
Theo Tân Hoa xã, chính quyền Bắc Kinh từng đưa ra nhận xét trong một báo cáo về đập Tam Hiệp.
“Một số vấn đề của con đập đang ngày càng trở nên rõ ràng ngay từ khi lên kế hoạch. Giải pháp cho vấn đề này cần phải được tìm ra, sau khi đập được đưa vào vận hành. Một vài chuyên gia đã nhận ra, nhưng do những hạn chế tại thời điểm đó, nên họ không thể giải quyết một cách hiệu quả. Chúng ta cũng không lường trước được những vấn đề mới sẽ phát sinh, bởi ưu tiên phát triển kinh tế”, báo cáo nêu rõ.
Theo đó, mặc cho những thành công về kinh tế do con đập mang lại, lãnh đạo Trung Quốc “cần tiếp tục hành động để giải quyết các vấn đề do việc xây dựng con đập gây ra”. Đó là việc đáp ứng một cách thỏa đáng cho người dân tái định cư, và bảo vệ môi trường trong khu vực, cũng như biện pháp phòng chống thiên tai.
Trung Quốc muốn khắc phục "những tác động tiêu cực của việc xây dựng đập đối với giao thông đường thủy”, và “đối với việc cung cấp nước cho vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử”, cũng như đối với việc “phá hủy hệ sinh thái" bằng những phương pháp cải tiến.
Theo đó, những người tái định cư từ 20 thành phố và khu vực xung quanh đập Tam Hiệp được hứa hẹn về nâng cao mức sống. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc phải đối mặt các dấu hiệu bất mãn đang nhen nhóm. Đặc biệt là ở các khu vực trung lưu và hạ lưu, nơi cư dân cho rằng họ là “nạn nhân” của đập Tam Hiệp.
Tại huyện Ba Đông ( tỉnh Hồ Bắc), trên một dải sườn đồi, nơi mà những người từ các vùng bị ngập lụt đến định cư, bắt đầu phải di chuyển tới chỗ khác. Các vết nứt và khe hở đột nhiên xuất hiện trong những ngôi nhà mới xây của họ, khiến hàng ngàn cư dân phải di dời lần thứ 2.
Theo đó, có tổng cộng gần 1,3 triệu người đã rơi vào tình trạng mất nhà cửa do con đập. Ngoài ra, nhiều công trình lịch sử khảo cổ cũng bị ngập dưới mặt nước. Ngoài ra, đập nước cũng ngăn chặn quá trình vận chuyển phù sa từ các ngọn núi xuống đồng bằng sông Dương Tử.
“Chính điều đó đã làm xáo trộn sự ổn định của khu vực đồng bằng. Nó có thể ảnh hưởng đến khu vực Thượng Hải”, ông Karsten Rinke, người đứng đầu Phòng nghiên cứu về đập nước tại Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz (Đức).
Trong một báo cáo về đập Tam Hiệp, các nhà nghiên cứu sinh vật học cho rằng vấn đề trên không phải là nguyên nhân duy nhất của vấn đề môi trường trong khu vực.
“Có khoảng 500 triệu người sống trong khu vực lưu vực sông Dương Tử, tuy nhiên chất lượng nước ở đây tương đối kém. Vẫn có hàng nghìn đập trên toàn bộ khu vực lưu vực với lưu lượng vận chuyển lớn, điều đó có nghĩa là ngay cả khi đập Tam Hiệp không tồn tại, khu vực lưu vực này vẫn sẽ bị suy thoái nghiêm trọng từ góc nhìn sinh thái.
Do đó ảnh hưởng của đập Tam Hiệp là rất lớn, đơn giản là vì quy mô của nó. Tuy nhiên dù cho con đập này có biến mất thì cũng không thể nào khiến con sông Dương Tử trở lại thành một hệ sinh thái lành mạnh như trước”, báo cáo chỉ rõ.
TO - Thủy điện Tam Hiệp là dự án gây tranh cãi dữ dội trong lịch sử Trung Quốc. Bị quốc hội phản đối, Ngân hàng Thế giới (WB) từ chối cấp tiền... Tại sao nó vẫn được xây?
Bức không ảnh chụp đập Tam Hiệp tháng 10-2019 - Ảnh: AFP
Đập Tam Hiệp nằm trên sông Trường Giang (Dương Tử), phía tây thành phố Nghi Xương thuộc địa phận tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công trình khởi công năm 1994 và hoàn thành năm 2006, trở thành đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Các thông số của đập Tam Hiệp khá hoành tráng: dài 2.335m, cao 185m, cấu thành từ 28 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép.
Hồ chứa của đập nhấn chìm một khu vực trải dài đến 600km về phía thượng nguồn, cho phép tàu hàng tải trọng lớn di chuyển 2.250km từ biển Hoa Đông (cảng Thượng Hải) đến tận thành phố Trùng Khánh.
Ý tưởng xây đập Tam Hiệp xuất hiện từ thời Quốc dân đảng Trung Quốc những năm 1920, tuy nhiên người ta gác hàng chục năm không dám làm. Đến năm 1953, lãnh tụ Mao Trạch Đông hồi sinh lại dự án và chỉ đạo nghiên cứu tính khả thi của một số địa điểm.
Dự án bắt đầu lên kế hoạch chi tiết năm 1955. Phe ủng hộ khẳng định đập nước sẽ giúp kiểm soát lũ dọc hai bên sông Trường Giang, thúc đẩy thương mại nội địa và cung cấp phần lớn điện năng cho miền trung đại lục.
Ở chiều ngược lại, những người phản đối lo lắng nguy cơ vỡ đập và hậu quả khủng khiếp của nó, về việc khoảng 1,9 triệu dân sống dọc hai bên sông mất chỗ ở, về việc phá hủy cảnh quan tự nhiên, các di tích kiến trúc và khảo cổ...
Cảnh sát bán vũ trang tuần trang hồ chứa đập Tam Hiệp khi mực nước lần đầu tiên đạt mức tối đa 175m vào tháng 10-2010 - Ảnh: REUTERS
Tác động môi trường của dự án thì không đo đếm nổi, nhất là với quy mô đó. Giới khoa học lo sợ việc tích tụ một lượng nước khổng lồ như thế sẽ gây ra động đất và sạt lở địa hình - những nguy cơ vốn tăng dần theo thời gian.
Không phải tự nhiên mà Tổ chức Sông ngòi quốc tế gọi đập Tam Hiệp là "hình mẫu của thảm hoạ". Ngân hàng Thế giới (WB) cũng từ chối cung cấp tiền cho dự án với lý do quan ngại về tác động môi trường và nhiều yếu tố khác.
Thời đó, nhiều kỹ sư Trung Quốc và nước ngoài kêu gọi tốt hơn hết nên xây nhiều đập nhỏ trên các phụ lưu của sông Trường Giang, vẫn kiểm soát lũ và phát điện tốt trong khi nguy cơ ít hơn. Lời khuyên đã không được lắng nghe.
Vì có quá nhiều vấn đề, dự án bị trì hoãn gần 40 năm. Năm 1992, Thủ tướng Lý Bằng thuyết phục được Quốc hội thông qua dự án, nhưng cũng có đến gần 1/3 đại biểu phản đối hoặc không thèm bỏ phiếu - điều ít thấy trên chính trường Trung Quốc.
Trong lễ động thổ công trình năm 1994, giới quan sát lưu ý rằng Chủ tịch Giang Trạch Dân đã không xuất hiện cùng Thủ tướng Lý Bằng. Nhưng dù sao dự án vẫn tiến hành, dù trong suốt quá trình xây có không ít xìcăngđan tham nhũng, đội vốn... nổ ra.
Ảnh con đập biến dạng lan truyền trên mạng Trung Quốc - Ảnh: Twitter
Nhiều lo ngại về đập Tam Hiệp bắt đầu râm ran từ mùa hè năm 2019 sau khi ảnh vệ tinh ghi nhận thân đập có vẻ như bị lõm vào do sức ép của nước, nhưng nhà chức trách bác bỏ, khẳng định đập vẫn an toàn.
Đến mùa mưa năm nay, tình hình càng xấu hơn. Trận lũ kỷ lục trong 80 năm ở miền nam Trung Quốc là thử thách lớn đầu tiên của công trình Tam Hiệp.
Trong cuộc họp báo ngày 10-6, thứ trưởng Tài nguyên nước Trung Quốc Ye Jianchun cũng thừa nhận mực nước trên ít nhất 148 con sông ở Trung Quốc đã dâng cao trên mức cảnh báo, chứng tỏ khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp chỉ có giới hạn.
Nhà khoa học Trung Quốc Wang Weiluo, một chuyên gia thủy văn, cảnh báo rằng đập Tam Hiệp thật ra không ổn định như người ta tưởng.
Trong cuộc phỏng vấn với Radio France Internationale, ông Wang không bình luận về tấm ảnh vệ tinh năm ngoái, nhưng cho rằng mối lo lớn nhất chính là những vết nứt và chất lượng bê tông không đảm bảo được phát hiện trong lúc công trình đang xây dựng.
Happy International #WomenInEngineering Day. Big shout out to all the women currently working in the #energy sector and all those who will follow you.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC, giữ chức vụ Tổng Giám đốc EVNNPC; ( CEO of Electricity of Viet Nam - Nord Power Company )
“We do not need magic to transform our world. We carry all the power we need inside ourselves already. We have the power to imagine better.” – J. K. Rowling
This week we celebrate our innovative engineers! Meet Kelly Hartless from BWXT’s Nuclear Operations Group in Lynchburg, Virginia. Kelly is a group leader in the Uranium Processing and Research Reactor department responsible for leading the engineering effort of the Specialty Fuel Team. Kelly earned a bachelor’s degree in chemical engineering from the University of Virginia. Kelly began her career in 1997 with BWXT and is supporting the restart of the BWXT TRISO Fuel Facility
SWE is thrilled to announce our plan for WE20! Click here to learn more!
t’s International Women in Engineering Day!
Former student Georgia has been named as one of the top 50 female engineers under the age of 35 and is currently employed as Innovations Champion at HS2.
Her advice to others is, “If you are driven and passionate to reshape society and the world around you, then this is the best time to follow a career in engineering” .........> Source : ww.facebook.com/hashtag/womeninengineering?__eep__=6&source=feed_text&epa=HASHTAG&__xts__[0]=68.ARDipkRPfiDLN996QbMa_VUYPAGnQUqs4VuUBl6mjOHF