EVNCPC triển khai thực hiện lộ trình xây dựng lưới điện thông
minh
Thuật ngữ “Smart Grid” - lưới điện thông minh, thời gian gần
đây ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, hàm ý chỉ một
giải pháp quản lý thông minh việc sử dụng điện từ khâu sản
xuất, truyền tải, phân phối đến người tiêu thụ điện, dựa trên
cơ sở các tiến bộ công nghệ thông tin, công nghệ truyền
dẫn và tự động hóa.
đây ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, hàm ý chỉ một
giải pháp quản lý thông minh việc sử dụng điện từ khâu sản
xuất, truyền tải, phân phối đến người tiêu thụ điện, dựa trên
cơ sở các tiến bộ công nghệ thông tin, công nghệ truyền
dẫn và tự động hóa.
Smart Grid thực hiện liên kết thông minh hai chiều giữa người
tiêu dùng và nhà cung cấp điện nhờ vào sự tích hợp giữa hệ
thống lưới điện và hệ thống viễn thông - công nghệ thông
tin, thay đổi hành vi sử dụng năng lượng của khách hàng,
góp phần vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ảnh minh họa
Tại Việt nam, Chính phủ nhận thức được xu hướng tất yếu của
việc triển khai lưới điện thông minh nhằm đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
hóa thạch, dần khai thác sử dụng nguồn năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch, thân thiện với môi trường và đã cụ thể
hóa thông qua việc ban hành Quyết định 1670/QĐ-TTg
ngày 08/11/2012 phê duyệt đề án phát triển Lưới điện
Thông minh tại Việt Nam. Mục tiêu tổng quát phát triển
lưới điện thông minh tại Việt Nam là nhằm nâng cao
chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện; góp phần
trong công tác quản lý nhu cầu điện, khuyến khích sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tạo điều kiện nâng
cao năng suất lao động, giảm nhu cầu đầu tư vào phát
triển nguồn và lưới điện; tăng cường khai thác hợp lý
các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế - xã hội bền vững.
Lộ trình triển khai lưới điện thông minh tại EVNCPC
Trong rất nhiều nội dung công việc phải triển khai của lưới
điện thông minh, EVNCPC xây dựng lộ trình phát triển
lưới điện thông minh giai đoạn đầu với tầm nhìn 10 năm
thông qua Quyết định 1795/QĐ-EVNCPC ngày 24/4/2013
phê duyệt Lộ trình phát triển Lưới điện thông minh.
Trọng tâm tập trung vào 4 hợp phần:
* Hợp phần Hiện đại hóa hệ thống đo đếm phục vụ kinh doanh điện năng:
EVNCPC chủ trương từ 2013
trở đi sẽ đầu tư mới công
tơ điện tử, thay thế dần
công tơ điện cơ trên
lưới bằng công tơ điện
tử tích hợp chức năng thu
thập dữ liệu công tơ tự
động từ xa AMR -
Automatic Meter Reading
- bằng nhiều giải pháp
công nghệ; tập trung dữ liệu, khai thác sử dụng hiệu quả dữ
liệu từ công tơ phục vụ công tác chăm sóc khách hàng và
công tác quản lý sản xuất kinh doanh của EVNCPC. Từng bước
triển khai trang bị cơ sở hạ tầng đo đếm tiên tiến AMI -
Advanced Metering Infrastructure - để có thể đến 2022 sẽ
kiểm soát nhu cầu điện của khách hàng là Cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm. Với số lượng khách hàng sử dụng
điện đến nay gần 3 triệu thì hiện đại hóa hệ thống đo đếm
là việc làm rất cần thiết và sẽ được EVNCPC tập trung
triển khai thực hiện trong thời gian đến.
* Hợp phần Tự động hóa lưới điện phân phối nhằm vận
hành tối ưu hệ thống và tăng độ tin cậy cung cấp điện:
Về tự động hóa hệ thống lưới điện 110kV: Từ năm 2013, tất
cả các TBA 110kV xây dựng mới sẽ được thực hiện theo
mô hình điều khiển tích hợp máy tính (ĐKTHMT); các TBA
110kV hiện có sẽ lần lượt được cải tạo để có thể điều khiển
theo mô hình ĐKTHMT; các TBA này sẽ kết nối về Trung
tâm thao tác-Điều độ của CTĐL từng bước hoạt động theo
cơ chế bán người trực và đảm bảo sẵn sàng chuyển sang
cơ chế hoạt động không người trực sau năm 2022. Xây
dựng một Trung tâm giám sát chung của EVNCPC.
Về tự động hóa lưới điện trung áp: Bao gồm xây dựng
các hệ thống SCADA/DMS tại các CTĐL và đầu tư mới
hoặc cải tạo, thay thế các thiết bị trên lưới để có thể giám
sát, điều khiển đóng cắt từ xa. Giai đoạn 2013-2016
sẽ hoàn thiện hệ thống SCADA/DMS đã đầu tư tại các
CTĐL trước đây (Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Bình Định,
Đắk Lắk) để có thể giám sát, điều khiển đóng cắt từ
xa các thiết bị trên lưới. Giai đoạn tiếp theo từ 2017-2022
sẽ đầu tư mới hệ thống SCADA/DMS tại các CTĐL còn lại,
đảm bảo hoàn thành đầu tư hệ thống SCADA/DMS trước
năm 2022.
* Hợp phần Xây dựng hệ thống viễn thông chuyên
ngành và hạ tầng công nghệ thông tin:
+ Xây dựng hệ thống viễn thông chuyên ngành:
EVNCPC xây dựng hoàn thiện hệ thống viễn thông với
mạng truyền dẫn thông tin quang kết nối từ TCty đến
tất cả các CTĐL, ĐL, Công ty Lưới điện Cao thế miền
Trung, các TBA và các nhà máy điện thuộc phạm vi quản
lý của EVNCPC. EVNCPC định hướng đầu tư cáp quang
OPGW trên các công trình đường dây 110kV, tạo thêm
mạch dự phòng và bổ sung thiết bị cho các node truyền
dẫn, đảm bảo xây dựng một mạng truyền dẫn liên tỉnh cuối
năm 2013 làm cơ sở triển khai mạng truyền dẫn liên huyện
hoàn thành vào năm 2015. Song song với việc đầu tư, EVNCPC
mở rộng hợp tác trao đổi hạ tầng viễn thông với các đối
tác để có hệ thống viễn thông dùng riêng mạnh và có tính
dự phòng cao.
+ Hạ tầng công nghệ thông tin
Xây dựng Trung tâm Dữ liệu - Data Center - tại TCty đảm
bảo khả năng xử lý tập trung toàn bộ các dữ liệu thu thập
từ xa, cơ sở dữ liệu khách hàng và các chương trình phần
mềm của Tcty và các đơn vị với tính an toàn, tin cậy,
bảo mật và dự phòng cao.
Xây dựng Hệ thống chăm sóc khách hàng - Call Center -
nhằm đáp ứng yêu cầu giải đáp thông tin cho khách hàng
sử dụng điện.
Trang bị, phát triển các phần mềm ứng dụng theo 3 nhóm:
Nhóm phần mềm dịch vụ khách hàng (cổng thông tin điện
tử tích hợp EVNCPC Portal; chăm sóc khách hàng qua điện
thoại, dịch vụ nhắn tin SMS, tra cứu thông tin, thanh toán
tiền điện qua ngân hàng, áp dụng hình thức thanh toán bằng
hóa đơn điện tử ...). Nhóm phần mềm phục vụ sản xuất
kinh doanh và quản lý điều hành (Chương trình quản lý
vật tư, tài chính, quản lý tài sản cố định - FMIS, Chương
trình quản lý nguồn nhân lực; Web (www.cpc.vn),
Mail online (mail.cpc.vn), Chương trình E-Office, Chương
trình Quản lý lưới điện, Chương trình Quản lý kế hoạch
ĐTXDCB, Chương trình giám sát mua bán điện …).
Nhóm phần mềm phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
(Chương trình thu thập số liệu công tơ điện tử từ xa, hệ thống
quản lý dữ liệu công tơ MDMS - Meter Data Management System
- để thu thập thông tin từ công tơ ranh giới, các khách hàng lớn,
các nhà máy phát điện; số liệu đo đếm trạm biến áp 110kV và
khai thác phục vụ có hiệu quả công tác quản lý kinh doanh và
quản lý kỹ thuật.
* Hợp phần Tích hợp các nguồn năng lượng mới và tái tạo:
Ảnh minh họa
Nghiên cứu giải pháp kết nối trực tiếp các nguồn năng lượng
mới và tái tạo như nguồn thủy điện nhỏ, nguồn điện từ năng
lượng gió, năng lượng mặt trời ,… lắp đặt phân tán tại các hộ
gia đình và cơ sở sản xuất… vào lưới điện phân phối; tạo khả
năng thực hiện mua bán điện 2 chiều giữa CTĐL và khách
hàng. Bước đầu thực hiện dự án thử nghiệm tích hợp nguồn
điện sử dụng năng lượng gió và mặt trời làm cơ sở thực nghiệm
để triển khai tích hợp các nguồn năng lượng mới và tái tạo khác
vào hệ thống.
Mặc dù đã có nhiều tiến triển trong việc triển khai lưới điện thông
minh ở EVNCPC song vẫn còn rất nhiều nội dung công việc phải
triển khai để hình thành một hệ thống lưới điện thông minh. Trong
đó việc chọn các giải pháp công nghệ phù hợp là một trong những
yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. EVNCPC đang tập trung
nhiều nguồn lực để hình thành một lưới điện thông minh ngày càng
hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu nâng quản lý vận hành hệ thống
điện của EVNCPC một cách tin cậy và hiệu quả.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét