Đức thử nghiệm ‘mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới’
Các nhà khoa học Đức hy vọng nguồn sáng cường độ cao từ mặt trời nhân tạo khổng lồ này có thể giúp họ tạo ra nhiên liệu không chứa CO2 để sử dụng cho máy bay và ôtô.
Các nhà khoa học Đức vừa khởi động “mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới” với hy vọng nguồn ánh sáng cường độ cao này có thể được sử dụng để tạo ra nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Thí nghiệm Synlight được tiến hành ở Julich, cách thành phố Cologne của Đức khoảng 30 km về phía tây. Thí nghiệm bao gồm 149 đèn công suất lớn tạo ra ánh sáng có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trên Trái Đất.
Khi tất cả các đèn được xoay hướng để tập trung ánh sáng vào một điểm duy nhất, nó có thể tạo ra mức nhiệt 3.500 độ C, gấp 2 đến 3 lần nhiệt độ lò nung.
“Nếu bước vào phòng khi đèn đã bật, bạn sẽ bị thiêu cháy ngay lập tức”, Giáo sư Bernard Hoffschmidt, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức, cho biết.
Mục tiêu của thí nghiệm là tìm ra phương pháp tối ưu tập trung ánh sáng mặt trời tự nhiên để tạo ra nhiên liệu hydro từ hơi nước.
Synlight hiện sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ. Bốn giờ hoạt động của nó tiêu thụ lượng điện bằng lượng điện sử dụng trong 1 năm của một hộ gia đình 4 người.
Các nhà khoa học hy vọng thí nghiệm này có thể giúp họ tìm ra cách sản xuất hydro ở dạng không có carbon.
“Chúng ta cần hàng tỷ tấn hydro nếu muốn lái máy bay và ôtô với nhiên liệu không CO2. Biến đổi khí hậu đang ngày một nhanh hơn vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh đổi mới”, Hoffschmidt cho biết.
Theo Zing
German scientists test 'artificial sun'
March 23, 2017
In this March 21, 2017 photo engineer Volkmar Dohmen stands in front of xenon short-arc lamps in the DLR German national aeronautics and space research center in Juelich, western Germany. The lights are part of an artificial sun that will be used for research purposes. (Caroline Seidel/dpa via AP) |
BERLIN (AP) — Scientists in Germany flipped the switch Thursday on what's being described as "the world's largest artificial sun" and which they hope will help shed light on new ways of making climate-friendly fuel.
The giant honeycomb-like setup of 149 spotlights — officially known as "Synlight" — in Juelich, about 30 kilometers (19 miles) west of Cologne, uses xenon short-arc lamps normally found in cinemas to simulate natural sunlight that's often in short supply in Germany at this time of year.
By focusing the entire array on a single 20-by-20 centimeter (8x8 inch) spot, scientists from the German Aerospace Center, or DLR, will be able to produce the equivalent of 10,000 times the amount of solar radiation that would normally shine on the same surface.
Creating such furnace-like conditions — with temperatures of up to 3,000 degrees Celsius (5,432 Fahrenheit) — is key to testing novel ways of making hydrogen, according to Bernhard Hoffschmidt, the director of DLR's Institute for Solar Research.
Many consider hydrogen to be the fuel of the future because it produces no carbon emissions when burned, meaning it doesn't add to global warming. But since hydrogen doesn't occur naturally, it first has to be made by splitting water into its two components — the other being oxygen — in a process that currently requires large amounts of electricity.
Researchers hope to bypass the electricity stage by tapping into the enormous amount of energy that reaches Earth in the form of light from the sun.
Hoffschmidt said the dazzling display is designed to take experiments done in smaller labs to the next level, adding that once researchers have mastered hydrogen-making techniques with Synlight's 350-kilowatt array, the process can be scaled up ten-fold on the way to reaching a level fit for industry.
The goal is to eventually use actual sunlight rather than the artificial light produced at the Juelich experiment, which requires as much electricity in four hours as a four-person household would use in a year.
Hoffschmidt conceded that hydrogen isn't without its problems — for one thing it's incredibly volatile — but by combining it with carbon monoxide produced from renewable sources, scientists would, for example, be able to make eco-friendly kerosene for the aviation industry.
(www.pennenergy.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét