Người dân Myanmar sùng đạo Phật. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy- tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Nghĩa là các sư sẽ không ở chùa mà ở thiền viện. Buổi sáng họ đi khất thực, và chỉ ăn từ khi mặt trời mọc đến 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không ăn gì
Cuộc sống gắn liền với Phật giáo của người Myanmar đã giải thích tại sao có hàng nghìn ngôi chùa được xây dựng khắp nơi trên đất nước này. Một trong những ngôi chùa bạn không thể bỏ qua là chùa Vàng - nơi cất giữ bốn bảo vật thiêng liêng của nhà Phật gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Ngôi chùa có niên đại trên 2.600 tuổi này tọa lạc trên đỉnh đồi Singuttara với bốn lối đi dẫn vào ở cả bốn hướng. Trong đó bao gồm 1.000 ngôi chùa lớn nhỏ với tâm điểm là tòa tháp khổng lồ cao 99m được dát vàng. Đặc biệt, đỉnh tháp có hình vương miện được tô điểm bởi 5.448 viên kim cương và hàng nghìn loại đá quý. Ước tính tổng số vàng được dát tại chùa Vàng lên tới 60 tấn.
Đến với chùa Vàng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn đều bị choáng ngợp bởi sắc vàng. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau, sắc vàng ấy sẽ thiên biến theo một cung bậc khác nhau. Buổi sáng, là sắc vàng uy nghi, rực rỡ khi ánh nắng mặt trời phản chiếu lấp lánh trên những bức tường được dát vàng. Buổi chiều tà là sắc vàng nhuốm màu thời gian. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, ta cảm nhận rõ rệt sự chuyển biến của đất trời. Khi ánh sáng cuối cùng của ngày như hội tụ hết trên ngọn tháp vàng cao nhất, ta bắt đầu nhìn thấy màu sắc khác nhau của những viên kim cương trên đỉnh tháp. Có 7 viên gạch được đánh dấu trên sân, khi đứng ở mỗi vị trí đó, sẽ thấy một màu sắc khác nhau. Còn khi màn đêm buông xuống, đó là thứ ánh sáng lung linh nổi bật trên nền đen huyền bí, tạo nên một không gian đầy mê hoặc.
Một điều khá thú vị ở chùa Vàng đó là mỗi người sinh vào ngày khác nhau trong tuần sẽ tìm đến những góc cầu nguyện khác nhau. Chẳng hạn như bạn sinh vào thứ hai, bạn sẽ tìm đến biển treo Monday Corner... Tại đây, bạn sẽ làm lễ dâng hoa, tắm cho tượng Phật, cầu chúc những điều bình an cho gia đình và bản thân. Số cốc nước được tắm cho tượng Phật sẽ bằng số tuổi của bạn. Sau khi làm lễ xong, bạn có thể tìm cho mình một góc nhỏ tại sảnh lớn làm điểm dừng chân. Tại đây, bạn sẽ bắt gặp những người đàn ông khoan thai, thư thái hay những phụ nữ trang điểm lên má thứ bột giã từ vỏ cây Thanakha đang chắp tay thành tâm khấn vái. Bạn cũng được chứng kiến từng đoàn người hành hương đến chùa Vàng cứ nối tiếp nhau. Thế mới biết, đức tin của người Myanmar mãnh liệt đến thế nào.
Ngôi chùa bọc 60 tấn vàng kiệt
tác nghệ thuật của nhân loại. Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng
nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một
kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.
Nằm trên đồi Singuttara, chùa Shwedagon
hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất
nước Myanmar
Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối
lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh gác
Chùa Shwedagon bao gồm 1.000 đơn thể chùa
bao quanh tòa tháp trung tâm. Tòa tháp vàng khổng lồ này cao tới 99m
chính là tâm điểm của ngôi chùa, gồm 3 phần chính: đáy tháp, thân tháp
và đỉnh tháp. Quanh bảo tháp còn có 64 ngôi tháp nhỏ.
Tòa bảo tháp này được bao bọc bằng 60 tấn
vàng lá. Đó là những tấm vàng cực mỏng được các thợ thủ công chế tác
bằng kỹ thuật truyền thống. Các tín đồ mua các tấm vàng dâng nhà chùa
để dát vào tháp. Việc dát này bắt đầu có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu.
Phần đỉnh tháp được nạm 5.448 viên kim
cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí
cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).
Nội thất và các bức tượng bên trong chùa
cũng được dát vàng lộng lẫy.
Các chi tiết kiến trúc của chùa được chế
tác rất tinh xảo.
Theo truyền thuyết và theo ghi chép của
các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách
đây 2.500 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng công trình được
xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.
Ban đầu, tòa tháp chính của chùa chỉ cao
khoảng hơn 20m nhưng sau đó liên tục được xây bổ sung và đến thế kỷ 18
đã đạt chiều cao 99m như hiện tại.
Trong quá trình tồn tại, chùa Shwedagon
đã phải trải qua nhiều thời khắc lịch sử đen tối. Năm 1608, một toán
quân Bồ Đào Nha đã cướp phá chùa. Tháng 5/1824, quân Anh xâm lược
Myanma đã chiếm đóng và biến ngôi chùa thành một pháo đài, tới hai năm
sau mới rút đi.
Trong chiến tranh Anh-Miến thứ hai, quân
Anh lại chiếm đóng chùa và lần chiếm đóng này kéo dài tới 77 năm, đến
tận năm 1929. Trong khoảng thời gian này, người dân vẫn được vào lễ
chùa.
Những trận động đất cũng nhiều lần gây
thiệt hại lớn cho chùa. Hai trận động đất vào năm 1768 và 1970 đã
khiến đỉnh tháp bị rơi, khiến chính quyền phải tiến hành sửa chữa
Từ lâu chùa Shwedagon trở thành nơi hành
hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Theo quy định, khi vào chùa
phải cởi giày dép. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều
quay của kim đồng hồ.
Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7
hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đó là nơi những người có sinh nhật
trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng Phật.
Ngày nay, chùa Shwedagon đã trở thành
địa điểm du khách quốc tế không thể bỏ qua mỗi khi đến thành phố
Yangon của Myanmar.
Chùa Shwedagon (Youtube) |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét