Thăm miền Tây Bắc
Từ ngày 18/3 – 22/3 các thành viên
trong chi họ Cụ Quang gốc 53 Lãn Ông Hà Nội và các bạn thân ( có người từ Tp
HCM ra, có người từ CHLB Đức về ) rủ nhau đi thăm miền Tây Bắc của Tổ Quốc qua các tỉnh Sơn La, Lai
Châu, Điện Biên,SaPa và Yên Bái. Mục tiêu chuyến đi là thăm các di tích lịch sử
như nhà tù Sơn La, thủy điện Sơn La, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ….và thăm
các thành phố mới và thị trấn thuộc miền Tây Bắc nước nhà. Đặc điểm của chuyến
đi này 19 thành viên toàn là các vị hưu trí thấp nhất cũng tới U 60 cao nhất U 77, đã chịu vất vả
dài ngày trên ô tô xuyên suốt nhiều chặng
đường của miền sơn cước với tổng chiều
dài khoảng 1500km, trong đó có hơn 950 km là đường đèo quanh co, có khi đi cả
buổi tối, hay phải dừng lại giữa đường do thi công phá núi, sửa đường.
Sơn La
Tập
trung từ 6g sáng ngày 18/3 tại nhà hát lớn
Tp Hà Nội khởi hành đi Sơn La cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện
Biên.Để khám phá chúng tôi đi theo tuyến đường khó khăn hơn do chú Phạm Vĩnh Ngọc(em ruột) nguyên là Kỷ sư đường bộ đã tham gia thi công từ ngày đầu là theo quốc lộ : 32 HN- Thanh Sơn - Thu Cúc ( Phú Thọ ) - đi QL :
32b Thu Cúc - Mường Cơi ( Sơn La ) - QL : 37 Mường Cơi - Cò Nòi ( Qua
đèo Chẹn ) - QL : 6 Cò Nòi - Sơn La ( Đường tỉnh lộ 106 đến N/m Thủy
điện Sơn La ) Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Sơn La có độ cao trung bình 600
- 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên
thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối
bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện
Biên,
Lai Châu, Sơn La là mái nhà của
đồng
bằng Bắc Bộ.
Đến
với Sơn La- Tây Bắc là bạn đến với xứ sở của hoa ban trắng, vùng núi non hùng vĩ,
nơi sinh sống của cộng đồng 12 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó thân thương. Với
truyền thống lịch sử, văn hoá truyền thống lâu đời với bao chuyện dân gian, ca
dao và những làn điệu xoè. Sơn La là miền đất còn hoang sơ thuần khiết của rừng,
của núi, của những dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên
hùng vĩ và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân sở tại.
Vì
thời gian hạn chế chúng tôi chỉ thăm được vài điạ danh nổi tiếng của Sơn La là
:
1.
Thủy điện Sơn
La Công
trình thủy điện Sơn La lớn nhất đất nước nằm trên sông Đà, thuộc địa phận xã Ít
ong,huyện Mường La, được khởi công từ năm 2005, có quy mô tổng diện tích 2.070
ha, mặt đập bê tông có chiều dài 1,2 km, chiều rộng 99 m, dung tích hồ chứa
nước đạt 9,26 tỷ m3 nước, gồm 6 tổ máy, có công suất lắp máy đạt 2.400MW (
6x400MW) tổng mức đầu tư lúc đầu dự kiến hơn 37 ngàn tỷ đồng, cuối cùng là trên
60,000 tỷ đồng ,sản lượng điện hàng năm đạt trên 10,246 tỷ KWh, phát điện tổ
máy số 1 vào ngày 17/12/2010; tổ máy số 4 vào ngày 26/9/2012 và khánh thành nhà
máy ngày 23/12/2012
2. Bảo tàng Sơn La
Bảo tàng Sơn La lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La với hàng trăm di vật từ thời kỳ tiền sử, sơ sử được tìm thấy tại địa phương. Trong đó, gần 1.000 bản sách được ghi chép bằng chữ Thái cổ ở nhiều thể loại, như: sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian… và nhiều vật dụng cầm tay bằng đá, sắt, hay trống đồng có niên đại nhiều nghìn năm, được tìm thấy trong các hang động, đang được bảo quản và trưng bày.
3.
Nhà
tù Sơn La
Nhà
tù Sơn La - nơi từng giam giữ rất nhiều nhà cách mạng nổi tiếng thời chống Pháp
do người Pháp xây dựng từ năm 1908
Khu
di tích nằm trên ngọn đồi Khau Cả, bên dưới là những hàng cây ban xanh ngắt,
đằng xa xa là toàn bộ khung cảnh thành phố hiện lên như một thung lũng nhỏ.
Chính vì thế, ở đây vừa rực rỡ nắng, vừa ngập tràn gió và tĩnh lặng .
Ảnh chụp trước cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng
Di
tích nhà tù nay đã hoang phế, bởi toàn bộ khuôn viên của nhà tù đã bị chiến
tranh tàn phá. Giờ đây, những bức tường có độ dầy khoảng 30cm chỉ còn là những
mảng lởm chởm trên nền đất. Bước qua cánh cổng sắt đã rỉ sét ,quang chicảnh
hoàn toàn vượt qua sức tưởng tượng. Dù không còn nguyên vẹn, nhưng từ những bức
tường vỡ nối liền nhau, bạn cũng có thể nhận ra rằng, nơi đây từng là những bức
tường kiên cố không ai có đủ sức mạnh để vượt qua, ngoài tinh thần của những
người chiến sĩ cách mạng.
Theo
chân cô hướng dẫn viên du lịch, nguyên là giáo viên toán tên là Tú chúng tôi dừng chân ở nơi đồng chí Tô Hiệu ngã xuống,
hiện, đó cũng là nơi thờ anh. Và bên cạnh, dưới sâu khoảng 20m so với mặt đất là
lối đi xuống… chuồng cọp, nơi ghê rợn nhất của nhà tù.
Nơi đồng chí Tô Hiệu hy sinh.
Nơi đồng chí Tô Hiệu hy sinh.
Trong
hành lang tối, dài, âm u, tiếng ken két của cửa tù vang lên đến sởn người, bạn
bước vào một căn phòng chỉ có duy nhất ô cửa lưới nhỏ. “Đây là nơi từng giam
giữ những chiến sĩ cách mạng đã bị nhịn ăn, uống trong suốt 12 ngày liền”.
Trước đó, là từng chuồng cọp chỉ có diện tích chưa đầy 1,2m nhưng đã từng giam
giữ từ 1-3 tù nhân.
Rời khỏi nhà tù chúng tôi không quên thắp nhang tại nghĩa trang tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng đã bị giam cầm và hy sinh tại nơi đây
Nghĩa trang nhà tù Sơn La
Trên đường đi từ Sơn La về
Điện Biên chúng tôi đã băng qua đèo Pha Din nổi tiếng. ĐèoPha Đin (nguyên gốc tiếng Thái là Phạ Đin) nghĩa
là Trời và đất với đỉnh cao nhất hơn 1600m.
Theo truyền thuyết kể lại do khi hai bên vùng núi tranh chấp, ngựa của Lai Châu và Sơn La cùng xuất phát, ngựa chạy đến đâu, phần đất thuộc về địa phận tỉnh đó cho đến khi gặp nhau. Kết quả là ngựa Lai Châu chạy nhanh hơn nên phần đất thuộc về Lai Châu rộng hơn. Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km, từ km số 360 đến km số 392 trên quốc lộ 6, là nơi tiếp giáp theo hướng Đông-Tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển và tại đây có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu sức gió 200km/h. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. Độ dốc của đèo khoảng 10%, có chỗ 12% đến 15% thậm chí cục bộ 19%. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua. Khu vực này núi đất đỏ chứ không phải núi đá vôi, nên nền đất đèo nhìn chung tương đối yếu, dễ xảy ra sụt, trượt, lở đất vào mùa mưa và thêm vào đó, bề mặt đường rất thô sơ, cấp phối. Chính vì vậy, có nhiều vụ tai nạn đã xảy ra ở đây.
Điện Biên
Trong quá khứ, Điện Biên là một địa điểm gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954 của dân tộc Việt Nam, đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Ngày nay, thành phố Điện Biện Phủ đã được quy hoạch thành một thành phố du lịch gắn liền với lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây.
Thung lũng Ðiện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốm chảy qua nên vùng đất Ðiện Biên này rất màu mỡ. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.
Quần thể di tích Sở chỉ huy Chiến dịch ở xã Mường Phăng, cách Tp. Ðiện Biên Phủ gần 30km, bên cạnh khu du lịch hồ Pá Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại.Theo sự hướng dẫn của Cô Cà Thị Minh (người Thái Đen) chúng tôi lần lượt tham quan các di tích tại đây.
Hầm
chỉ huy tướng Đờ Cát
Nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Sở chỉ huy chiến dịch
Điện Biên Phủ
Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía đông.
Để đến đây du khách phải đi bằng ô tô, vượt qua dốc Tà Lơi hiểm trở và nhiều đoạn đường quanh co, khúc khuỷu. Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh.
Cầu Mường Thanh
Viếng
nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên
Tượng đài Điên Biên Phủ
Tượng đài được đặt trên đỉnh đồi D1, thành phố Điện Biên, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điên Biên Phủ
Yên Bái
Tới Yên Bái chúng tôi ăn trưa ở nhà hàng Linh Mai thưởng thức lẩu cá tầm đặc sản của Hồ Thác Bà và thư giãn để đi tiếp đến Sa Pa, không quên chụp hình kỷ niệm tại huyện Yên Bình là nơi cách đây mấy chục năm (1965 -1971) bà xã của tôi B.S Đỗ Thị Kim Chi đã từng công tác tại Trường Y Sĩ Yên Bái tại đây
SAPA
Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội
376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại
phương tiện như: ôtô, xe máy.
Ảnh chụp tại cột mốc Sa Pa
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh tự nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, mầu xanh của rừng tạo nên một bức tranh hài hòa hấp dẫn.Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Vào mùa đông khỏang từ tháng 12 đến tháng 2 trờnênrất lạnh, nhất là ở phía đông bắc khi về đêm.
Đến
Sa Pa chúng tôi được bố trí nghỉ tại nhà khách của huyện tọa lạc giữa
trung tâm thị trấn, trước một hồ rộng, nhìn xa thấy dãy Hoàng Liên Sơn.
Vì thời gian có hạn chúng tôi chỉ tham quan nhà thờ đá, quảng trường
trung tâm, núi Hàm Rồng,thăm bản Cát Cát của người H’mông, và dạo chơi
quanh thị trấn ngắm nhìn những thiếu nữ dân tộc áo quần sắc mầu rực rỡ,
và khá nhiều du khách nước ngoài đến đây
Trên suốt dọc đường tuy ngồi trong ô tô hạn chế tầm nhìn nhưng chúng tôi cũng được ngắm thỏa thích những phong cảnh đặc trưng của miền Tây Bắc đó là những nhà sàn nằm sát trên đường quốc lộ hay cheo leo trên sườn đồi, những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, những khúc quanh co của đèo núi, những guồng nước, hoa ban nở trắng xóa....là những kỷ niệm khó quên trong chuyến đi này
Đến mỗi tỉnh được bố trí nghỉ ăn nghỉ tại Nhà khách của tỉnh đầy đủ tiện nghi và được ăn và thưởng thức những đặc sản của Tây Bắc. Riêng về ẩm thực trong chuyến đi này đáng nhớ là các bữa ăn ngon ở hồ Pù Thóng, nhà hàng Lan Anh ở Lai Chấu và các nhà hàng ở Sa Pa
Ăn ở nhà sàn bên hồ Pù Thóng (Lai châu)
Ăn ở nhà hàng Lan Anh (Lai Châu )
Nhà hàng ở Sa Pa
Sáu giờ chiều ngày 22/3/2012 toàn đoàn về tới Hà Nội sau một chuyến đi dài tuy mệt mỏi , nhưng tất cả đều khỏe mạnh và an toàn.Đặc biệt Bác Kim Anh cao niên nhất đoàn 77 tuổi vẫn còn dẻo dai. Chuyến đi thành công do Ban tổ chức gồm các ông Tiến-Thắng- Ngọc có nhiều đóng góp và chuẩn bị
Tạm biệt miền Tây Bắc !!!
1 nhận xét:
mùa tháng 3 Tây Bắc có lạnh k blog?
hạt điều rang muối
Đăng nhận xét