e

Thứ Ba, tháng 12 28, 2010

Hệ thống Quản Lý chất lượng

TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008

Giới Thiệu ISO 9001

ISO là viết tắt của từ “The International Organization for Standardization”, nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng mới nhất được sửa đổi lần thứ 4 của tổ chức ISO. Đây là sự đúc kết các kinh nghiệm tốt nhất về hệ thống quản lý chất lượng trên thế giới. ISO 9001 cũng là tiêu chuẩn được thừa nhận và áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Với bộ tiêu chuẩn cũ 9001:2000 (sửa đổi lần 3 vào năm 2000) của tổ chức ISO đã có hơn 750.000 tổ chức được cấp chứng chỉ, trong đó tại Việt Nam có hơn 4000 tổ chức được cấp chứng chỉ này tính đến năm 2005 và hết năm 2007 đã có ít nhất 951.486 chứng chỉ ISO 9001:2000 tại 175 quốc gia và các nền kinh tế.

Phiên bản mới ISO 9001:2008 đã chính thức ban hành từ ngày 14/11/2008. Sau 24 tháng kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2008 - đến ngày 14.11.2010 - tất cả các giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ hết hiệu lực.Thay vào đó là tất cả đều áp dụng phiên bản ISO 9001:2008.Với phiên bản mới ISO 9001:2008 sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến và phát triển.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, là thiết lập các qui trình để đảm bảo công ty áp dụng luôn đáp ứng những yêu cầu của khách hàng mà công ty đã cam kết.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 bao gồm:

1. Tiêu chuẩn áp dụng:

  • ISO 9001:2008 ( Phiên bản cũ : ISO 9001:2000)

2. Tiêu chuẩn hướng dẫn:

  • ISO 9000 : 2005 Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng – Cơ Sở Từ Vựng

  • ISO 19011 : 2002 Hướng dẫn đánh giá Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng và Môi trường

  • ISO 9004: 2009 Quản lý cho sự thành công lâu dài của tổ chức - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng. Ngày 10/11/09 tổ chức ISO đã chính thức ban hành phiên bản mới này thay cho phiên bản cũ ISO 9004:2000. ISO 9004:2009 thay đổi đáng kể đến cấu trúc và nội dung của các phiên bản trước đó dựa trên kinh nghiệm tám năm thực hiện các tiêu chuẩn trên toàn thế giới và giới thiệu những thay đổi nhằm nâng cao tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn quản lý hệ thống khác. ISO 9004:2009 cung cấp hướng dẫn cho việc cải tiến liên tục các hoạt động tổng thể của tổ chức một cách hiệu quả dựa trên cách tiếp cận theo quá trình. Nó tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng và các bên liên quan khác trong dài hạn và theo một cách cân đối. ISO 9004:2009 không dành cho chứng nhận của bên thứ ba hoặc mục đích hợp đồng và cũng không phải là hướng dẫn để thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

  • IWA 4: 2009 Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2008 cho cơ quan nhà nước.

3. Một số hướng dẫn và tiêu chuẩn chuyên ngành

  • ISO 10005:2005 Quality management (quản lý chất lượng) Guidelines for quality plans (hướng dẫn hoạch định chất lượng): giúp chuẩn bị, xét duyệt, chấp nhận và rà soát lại kế hoạch về chất lượng.

  • ISO 10006:2003 Quality management (quản lý chất lượng) - Guidelines to quality in project management (hướng dẫn về chất lượng trong quản lý dự án): giúp đảm bảo chất lượng của các quy trình cũng như các sản phẩm của dự án.

  • ISO 10007:2003 Quality management (quản lý chất lượng) - Guidelines for configuration management (hướng dẫn về quản lý định dạng): giúp đảm bảo tính liên tục trong vận hành của một sản phẩm phức hợp khi các yếu tố cấu thành nên sản phẩm đó thay đổi riêng lẻ.

  • ISO/DIS 10012 :2002 Quality assurance requirements for measuring equipment (yêu cầu về bảo hiểm chất lượng đối với thiết bị đo đạc) - Part 1: Metrological confirmation system for measuring equipment (phần 1: hệ thống xác nhận đo lường đối với các thiết bị đo đạc): hướng dẫn các điểm chính của hệ thống định cỡ nhằm đảm bảo việc đo lường chính xác.

  • ISO 10012:2003 Measurement management systems – Requirements for measurement processes and measuring equipment (yêu cầu về quá trình đo lường và đo lường trang thiết bị) cung cấp các chỉ dẫn bổ sung trong ứng dụng kiểm soát quy trình thống kê nếu ứng dụng này thích hợp cho mục tiêu riêng.

  • ISO/TR 10013:2001 Guidelines for quality management system documentation (hướng dẫn đối với các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng): cung cấp các hướng dẫn cho việc phát triển và duy trì các chỉ dẫn chất lượng, tuỳ theo các nhu cầu đặc thù.

  • ISO 10014:2006 Quality management – Guidelines for realizing financial and economic benefits (hướng dẫn nhận biết lợi ích tài chính và kinh tế): cung cấp chỉ dẫn nhằm thu được lợi ích kinh tế từ ứng dụng của quản lý chất lượng.

  • ISO 10015:1999 Quality management (quản lý chất lượng) - Guidelines for training (hướng dẫn đào tạo): cung cấp chỉ dẫn về phát triển, thực hiện, duy trì và cải thiện về chiến lược và hệ thống dành cho các hoạt động đào tạo có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

  • ISO/TS 16949:2009 Quality specification for automotive industry supply chain – Yêu cầu chất lượng đối với các nhà cung cấp thiết bị trong ngành ô tô.

Tính chất của hoạt động sản xuất và các nhu cầu đặc thù là các yếu tố xác định tiêu chuẩn nào doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt được mục tiêu tốt nhất.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG PHIÊN BẢN ISO 9001:2008

Những Điểm Thay Đổi Chính

Ngày 14/11/2008 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức công bố tiêu chuẩn ISO 9001:2008, là phiên bản mới nhất về hệ thống quản lý chất lượng được sử dụng tại 175 quốc gia trên thế giới.

ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu, là bản soát xét lần 4. Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn xuất bản năm 1987 và trở nên nổi tiếng khắp thế giới về quản lý chất lượng và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nhằm nâng cao năng lực thỏa mãn các yêu cầu khách hàng trong mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.

Về mặt cấu trúc, tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vẫn giữ nguyên không thay đổi so với tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 như sau:

1. Phạm vi

2. Tiêu chuẩn trích dẩn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Hệ thống quản lý chất lượng

5. Trách nhiệm của lãnh đạo

6. Quản lý nguồn lực

7. Tạo sản phẩm

8. Đo lường, phân tích và cải tiến

Tuy nhiên về mặt nội dung sẽ có những điểm mới sau:

1. Phải xác định trong hệ thống quản lý chất lượng cách thức và mức độ kiểm soát đối với các quá trình có nguồn bên ngoài.

2. Cơ cấu văn bản hệ thống quản lý chất lượng thay đổi, tầm quan trọng của hồ sơ nâng lên ngang tầm của thủ tục.

3. Nhấn mạnh đến hoạt động phân tích và cải tiến các quá trình

4. Diễn giải rõ hơn hình thức của thủ tục. Một thủ tục có thể bao gồm nhiều quá trình hoặc có thể nhiều thủ tục diễn giải cho một quá trình

5. Chức danh đại diện của lãnh đạo quy định rõ hơn phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức.

6. Nhấn mạnh hơn về vấn đề phù hợp với các yêu cầu. Có ý nghĩa rộng và bao quát hơn so với “chất lượng” như sử dụng trong ISO 9001: 2000

7. Khái niệm “Năng lực, nhận thức và đào tạo” thay thế bằng “Năng lực, đào tạo và nhận thức”: Nhấn mạnh hơn về công tác đào tạo trong Tổ chức

8. Về thông tin nội bộ, tiêu chuẩn mới bổ sung các yêu cầu hệ thống thông tin, trước đây chỉ là hệ thống liên lạc

9. Khái niệm môi trường làm việc được diễn giải rõ hơn về mặt khí hậu: “Môi trường làm việc” liên quan đến các điều kiện mà tại đó công việc được thực hiện bao gồm các yếu tố về vật lý, môi trường và các yếu tố khác (như tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng hoặc thời tiết)

10. Các hoạt động sau giao hàng được nêu cụ thể và rõ hơn: ví dụ như
a. Các điều khoản bảo hành,

b. Nghĩa vụ hợp đồng như dịch vụ bảo trì và

c. Các dịch vụ bổ sung như dịch vụ tái chế hoặc dịch vụ xử lý cuối cùng

11. Yêu cầu xem xét thiết kế nêu cụ thể và ví dụ rõ hơn. Như bán hàng qua internet, việc xem xét bài bản cho từng đơn hàng là không khả thi. Thay vào đó, có thể xem xét thông qua các thông tin thích hợp về sản phẩm như catalogue hoặc hay tài liệu quảng cáo.

12. Tài sản của khách hàng được kiểm soát bao gồm cả dữ liệu cá nhân.

13. Trong việc bảo toàn sản phẩm, tiêu chuẩn mới quy định rõ là bảo toàn sản phẩm thay thế cho việc bảo toàn các yêu cầu của sản phẩm

14. Trong việc hiệu chuẩn, tất cả các khái niệm về phương tiện đo đều được thay thế bằng thiết bị đo. Việc hiệu chuẩn cũng nhấn mạnh và coi trọng cả 2 phương pháp hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận

15. Thăm dò, khảo sát thỏa mãn khách hàng nêu cụ thể rõ ràng hơn: Việc theo dõi cảm nhận của khách hàng có thể bao gồm việc tiếp nhận đầu vào từ các nguồn như:

a. Khảo sát thoả mãn khách hàng,

b. Dữ liệu khách hàng về chất lượng sản phẩm chuyển giao,

c. Khảo sát ý kiến của người dùng,

d. Phân tích tổn thất kinh doanh,

e. Lời khen, các khiếu nại về bảo hành,

f. Các báo cáo của đại lý

16. Hướng dẫn đánh giá nội bộ được bổ sung tiêu chuẩn ISO 19011 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 10011 đã lỗi thời.

17. Việc theo dõi và đo lường các quá trình được chú trọng nhiều hơn về sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm và tác động lên tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

18. Tiêu chuẩn bổ sung phần bằng chứng về sự phù hợp các chuẩn mực chấp nhận trong việc kiểm soát các quá trình liên quan đến sản phẩm

19. Các hành động khắc phục, hành động phòng ngừa đều được bổ sung phần xem xét tính hiệu lực các hành động thực hiện

Như vậy tiêu chuẩn mới sẽ chặt chẽ và chính xác hơn về thuật ngữ, chú trọng và hướng dẫn rõ hơn về các vấn đề phân tích dữ liệu.

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9001:2008

Các bước để áp dụng ISO từ phía doanh nghiệp:

1. Tổ chức đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch

2. Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo và ban ISO

3. Tìm hiểu ISO 9001: 2008

4. Soạn thảo hệ thống văn bản

5. Ban hành, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

6. Đo lường, phân tích, cải tiến

7. Đánh giá cấp chứng chỉ (nếu thấy cần thiết)

Về phía ban giám đốc,

  • Phải lập các qui trình sao cho đảm bảo ban lãnh đạo luôn đưa ra các chính sách và mục tiêu phù hợp với công ty.

  • Phải lập qui trình đảm bảo ban giám đốc định kỳ họp lại để xem xét các hoạt động của công ty cần phải chỉnh sửa gì không?

  • Phải lập sơ đồ tổ chức, mô tả trách nhiệm & quyền hạn của các vị trí chủ chối trong công ty, đảm bảo mọi người hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

  • Phải tổ chức đánh giá nội bộ thường xuyên để nhanh chóng phát hiện những vấn đề của công ty từ đó đưa ra những hành động khắc phục, sửa chữa.

Về phía nhân sự,

  • Phải lập các qui trình về tuyển dụng, để đảm bảo tuyển dụng đúng người đúng việc

  • Phải qui định qui trình đào tạo để đảm bảo tất cả các vị trí công việc đủ năng lực để làm việc hiệu quả.

Về phía phòng kinh doanh

  • Phải lập qui trình đảo bảo mọi yêu cầu của khách hàng được ghi nhận, và những thông tin từ phía khách hàng kể cả phàn nàn của khách hàng được giải quyết đầy đủ, hợp lý.

  • Phải lập một qui trình để biết được mức độ thoả mãn của khách hàng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý để ngày càng thoả mãn khách hàng hơn.

  • Về công việc thực hiện:

  • Phải lập một qui trình để xử lý, khắc phục và phòng ngừa các sai sót trong quá trình thực hiện (các sai sót trong quá trình thực hiện theo thuật ngữ ISO 9001:2008 gọi là sự không phù hợp) nhằm đảm bảo các sai sót này được sửa chữa và sau này không lặp lại với cùng một nguyên nhân trước đó.

International TSC Co.,Ltd


Thứ Hai, tháng 12 27, 2010

Mua bán và sáp nhập công ty

Mua bán và sáp nhập công ty M - A ( Merges - Acquisition ) đã rộ lên ở VN trong 5 năm trở lại đây. Theo thông kê của NN thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN hiện chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp , đóng góp vào GDP gần 40%, các DNNVV rất muốn cộng tác, hợp tác, liên doanh hay bán công ty để tồn tại trên thương trường, nhưng tài sản hữu hình ( nhà cửa, đất đai, máy móc) thường nhỏ, hay không đáng kể, nhiều DNNVV đã có thương hiệu và tồn tại hàng chục năm nay, và đã có tài sản vô hình đáng kể ( thương hiệu, tài sản trí tuệ, năng lực kinh doanh...).Khó khăn nhất ở VN hiện nay không có phương pháp chuẩn để xác định giá trị tài sản doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, nếu thuê tư vấn thì chưa biết kết quả có đảm bảo chính xác không và các thương vụ M&A thường rủi ro nhiều. Đến nay hầu như các nhà đầu tư lớn thường để ý đến các DN lớn, đó là sự thiết thòi cho các DNNVV.Hãy xem một thông tin M&A trên mạng :

Mua bán công ty đến thời
picture


Thị trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam đang “hút” mạnh nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm nước ta trở thành thành viên WTO.

Chỉ trong vòng nửa đầu năm 2007 đã có 46 vụ giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Giáo sư Tiến sĩ Shozo Hibino, người nổi tiếng với thuyết ứng dụng tư duy đột phá của Nhật, mới đây khi sang giảng bài tại Việt Nam đã quyết định trở thành cổ đông của Công ty Gạch Đồng Tâm. Câu chuyện trên chỉ là một trong những hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp đang diễn ra muôn màu muôn vẻ sau một năm nước ta tham gia “chợ toàn cầu” WTO. Sôi động mua, bán Theo Cục Quản lý cạnh tranh, chỉ trong vòng nửa đầu năm 2007 đã có 46 vụ giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị lên tới 626 triệu đô la Mỹ, cao gấp đôi so với tổng giá trị của cả năm 2006 và gấp 15 lần so với cùng kỳ năm 2006. Điều thú vị là trong 46 giao dịch nói trên, có tới 30 vụ có yếu tố nước ngoài (chiếm 65%, trong đó 22 vụ do các công ty mua đến từ châu Á) và 16 vụ là mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước (35%). Số liệu đó cho thấy thị trường mua bán, sáp nhập ở Việt Nam đang “hút” mạnh nhà đầu tư nước ngoài so với trước thời điểm nước ta trở thành thành viên WTO. Có thể kể những vụ mua bán, sáp nhập đáng chú ý trong năm như tập đoàn Daiichi (Nhật) mua toàn bộ Công ty Liên doanh Bảo Minh-CMG (trong đó, vốn nhà nước 63%); Qantas Airlines (Úc) mua 30% cổ phần của Pacific Airline. Một lãnh đạo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tiết lộ, dự kiến trong năm nay sẽ bán bớt cổ phần của Nhà nước trong 60-70 doanh nghiệp quốc doanh đã cổ phần hóa mà SCIC đang quản lý. Những động thái trên hé mở chủ trương mạnh bạo của Nhà nước trong việc đón nhận nguồn đầu tư gián tiếp vào một khu vực còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá. Nhờ cách quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế và những ưu thế khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng trở thành đối tượng không kém hấp dẫn. Nổi bật là vụ tập đoàn Sojitz (Nhật) mua 20% cổ phần của Interflour Việt Nam, công ty bột mì lớn thứ hai tại Việt Nam (100% vốn nước ngoài) với giá 80 triệu đô la Mỹ. Sau việc hoàn tất thương vụ mua 70% cổ phần khách sạn Hilton Opera Hà Nội, trị giá 43 triệu đô la vào năm 2006, sang năm 2007, VinaCapital lại “thừa thắng” chi ra 21 triệu đô la để được sở hữu 70% cổ phần khách sạn Omni Sài Gòn. Các doanh nghiệp có vốn trong nước cũng đang được săn lùng. Đáng kể là vụ Indochina Capital mua 20% cổ phần của Công ty Địa ốc Hoàng Quân với giá 20 triệu đô la và mua 12 triệu đô la cổ phần của Công ty Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân. Kế đến là vụ Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú bán 10% vốn cho tập đoàn Temasek (Singapore). Hoặc vụ Mekong Enterprise Fund II rót 4,5 triệu đô la Mỹ vào Thegioididong.com, hệ thống siêu thị điện thoại di động có số lượng bán lẻ chiếm 20% thị phần điện thoại di động chính hãng tại Tp.HCM. Không quên nhắc lại rằng trước đó, vào năm 2006, Phở 24 - một hệ thống nhà hàng tư nhân - được VinaCapital “góp gạo, thổi cơm chung” với khoản đầu tư hơn 3 triệu đô la (tương đương 30% cổ phần). Nhưng sôi động hơn cả có lẽ là lĩnh vực ngân hàng. Deutsche Bank AG (Đức) trở thành đối tác chiến lược của Habubank khi mua 10% cổ phần của ngân hàng có vốn điều lệ gần 1.300 tỉ đồng này. HSBC bỏ ra 17,3 triệu đô la để sở hữu 10% cổ phần của Techcombank và sau đó lại tiếp tục mua thêm 5%. Cổ đông Eximbank cũng đã thông qua phương án bán 15% cổ phần cho tập đoàn Sumitomo Mitsui trong đợt phát hành cổ phần tăng vốn điều từ 2.800 tỉ đồng lên 3.733 tỉ đồng (tăng 25%), với giá 225 triệu đô la. Đồng thời, 10% cổ phần sẽ được bán cho các đối tác là các quỹ đầu tư nước ngoài... Đó là chưa kể những giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán; những vụ mua bán cổ phần, góp vốn nhỏ lẻ im hơi lặng tiếng hoặc chưa công bố. Luật sư Trần Duy Cảnh, Giám đốc Công ty Luật Việt, cho biết càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư cá nhân đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... mang từ vài trăm ngàn đến vài triệu đô... nhờ tư vấn trong việc đầu tư tài chính vào các công ty Việt Nam. Theo ông Trần Trung Hiếu, Tổng giám đốc IDJ, những doanh nghiệp trong các lĩnh vực đang được nhà đầu tư nước ngoài săn lùng gồm bất động sản, phân phối - bán lẻ, y tế, giáo dục, công ty chứng khoán. Kinh doanh bất động sản đem lại lợi nhuận cao nhưng thủ tục tiến hành dự án rất phức tạp, nhiêu khê. Đó là lý do khiến cho nhà đầu tư nước ngoài tìm đến các doanh nghiệp trong nước, những nơi đang sở hữu hàng loạt dự án khát vốn, khát công nghệ. “Làm một dự án bất động sản giống như cuộc đua đường dài mà càng về sau doanh nghiệp càng kiệt quệ về tài chính. Nào chi phí thủ tục, nào tiền sử dụng đất, tiền đền bù giải tỏa, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng... Do vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài mang vốn tới có nghĩa họ tiếp sức thêm cho doanh nghiệp trong nước hoàn tất nốt cuộc đua”, ông Hiếu phát biểu. Mua Bảo Minh-CMG, tập đoàn Daiichi đã chiếm được ngay 3% thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam mà liên doanh này phải mất bảy năm gầy dựng. Nhưng không chỉ có nhà đầu tư nước ngoài được lợi. Ví dụ, khi bán 10% cho Temasek, Công ty Minh Phú đã nhắm tới mục tiêu thông qua Temasek để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn thế giới. Ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc TigerInvest, cũng cho biết trong năm 2007 công ty này đã tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư với tổng giá trị 533,5 tỉ đồng, trong đó riêng lĩnh vực dịch vụ, thiết kế, xây dựng, bất động sản... đạt giá trị hơn 200 tỉ đồng. Ngoài những lĩnh vực trên, theo Luật gia Cao Thị Huyền Trang, Văn phòng luật sư DC, nơi đây cũng thường tiếp các khách hàng nước ngoài nhờ tư vấn về góp vốn, mua bán doanh nghiệp trong các ngành nghề dịch vụ tin học, đào tạo nghề, tư vấn... “Bán mình” theo cách nào? Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tất cả những vụ mua bán nói trên mới là bước khởi động đầu tiên. Theo ý kiến chung, thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chỉ có thể sôi động và chuyên nghiệp khi hành lang pháp lý được xây dựng rõ ràng và đầy đủ, đặc biệt là quy định về tỷ lệ góp vốn. “Chúng ta đã cam kết với WTO là đến 11/1/2008 sẽ bãi bỏ tỷ lệ hạn chế 30% trong việc nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, ngoại trừ ngành ngân hàng và các ngành không cam kết. Như vậy, Chính phủ cần phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để thực thi đúng cam kết”, một chuyên gia phát biểu. Ở góc độ khác, theo ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc TNK Capital Partners, có một số khó khăn phát sinh do chính các công ty trong nước (bên bán). Kinh nghiệm làm việc thực tiễn của ông cho thấy các công ty trong nước thường rất ít chuẩn bị trước khi chào bán và bị bên mua “xỏ mũi”. “Rối nhất là việc thống nhất quan điểm trong nội bộ công ty bên bán. Có trường hợp chồng đi thương thảo, đến ngày ký vợ lù lù xuất hiện với ý kiến khác. Có trường hợp, ngày mai gặp gỡ bên mua rồi mà các thành viên góp vốn vẫn cãi nhau về giá bán”, ông Toàn nói. Đó là chưa nói tính minh bạch trong quản trị ở hầu hết doanh nghiệp Việt Nam rất kém, không ít công ty còn sử dụng trên hai hệ thống sổ sách kế toán. Đối với những doanh nghiệp dạng này, ông Toàn cho rằng cần phải tái cấu trúc lại trước khi chào bán. “Doanh nghiệp sau khi tái cấu trúc xong sẽ tăng giá trị lên rất nhiều”. Ông cũng lưu ý có hai hình thức đầu tư vào doanh nghiệp, một là đầu tư tài chính đơn thuần và hai là vừa đầu tư tài chính, vừa đầu tư công nghệ, nhân sự... “Tiền không phải tất cả, thậm chí có khi bơm nhiều tiền vào chỉ tổ làm cho doanh nghiệp “hư hỏng”, chi tiêu vung vãi. Cái cần hơn cả chính là chuyển giao công nghệ hiện đại, nhân sự giỏi vì đây là những yếu tố tạo nên giá trị cho doanh nghiệp. Các công ty nên “bán mình” theo cách này”, ông Toàn phát biểu.
(Theo TBKTSG)

Thứ Sáu, tháng 12 24, 2010

Noel 2010


Happy Merry Christmas 2010 and New Year 2011

Merry Christmas 'N Happy New Year!

Thứ Tư, tháng 12 15, 2010

Giá trị thương hiệu


Nếu phải chia tách doanh nghiệp, tôi sẽ nhường cho bạn toàn bộ bất động sản, tôi sẽ chỉ lấy thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, chắc chắn tôi sẽ lời hơn bạn”- John Stuart, Chairman of Quaker (ca. 1900)

25 năm cuối của thập kỷ 20 chứng kiến sự thay đổi cực kỳ ấn tượng trong hiểu biết của con người về những nhân tố tạo nên giá trị cổ đông. Trước đây, tài sản hữu hình vẫn được coi nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp. Những nhân tố này bao gồm máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa hoặc những tài sản tài chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư.

Các tài sản này được xác định giá trị dựa trên chi phí và giá trị còn lại như thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Thực ra thì thị trường cũng nhận thức được sự hiện diện của tài sản vô hình nhưng giá trị cụ thể của nó là không rõ ràng và chưa định lượng được. Ngay cả ngày nay, trong quá trình xác định lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số như tỷ suất sinh lợi đầu tư, tài sản, vốn chủ sở hữu chứ không hề dựa vào các chỉ số liên quan đến tài sản vô hình. Đơn cử là chỉ số P/B (Price-to-book ratio), giá trị của tài sản vô hình đã bị loại trừ khỏi giá trị số sách (B)

Điều này không có nghĩa rằng giới quản lý đã sai lầm khi không nhận thức được tầm quan trọng của tài sản vô hình. Thương hiệu, công nghệ, bằng sáng chế, nhân lực là những nhân tố sống còn cho sự thành công của doanh nghiệp nhưng hiếm khi được xác định giá trị một cách chi tiết, nó chỉ được tính gộp vào tổng giá trị tài sản một cách tương đối. Một số thương hiệu lớn như Coca-Cola, Procter & Gamble, Unilever, Nestlé luôn luôn nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, minh chứng là các công ty này lập ra hẳn chức danh Giám đốc thương hiệu. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư chỉ tập chung định giá dựa trên khả năng khai thác tài sản hữu hình của doanh nghiệp.

1. Bằng chứng về giá trị của thương hiệu

Sự quan tâm đến giá trị của tài sản vô hình ngày càng tăng khi mà khoảng cách giữa giá trị thị trường và giá trị số sách của công ty ngày càng lớn, thể hiện cụ thể nhất là trong các vụ mua bán và sáp nhập vào những năm cuối của thập kỷ 1980.

Ngày nay, hoàn toàn có thể nói rằng phần lớn giá trị doanh nghiệp là nằm ở tài sản vô hình. Mối quan tâm của các cấp quản lý đối với loại tài sản này đã gia tăng một cách đáng kể.

Thương hiệu là một tài sản vô hình đặc biệt mà trong nhiều doanh nghiệp nó được coi là tài sản quan trọng nhất. Điều này là bởi vì những tác động kinh tế mà thương hiệu có thể mang lại. Thương hiệu ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng, của nhân viên, nhà đầu tư và cả các cơ quan công quyền. Trong một thế giới có nhiều lựa chọn, sự ảnh hưởng này là tối quan trọng cho thành công trong thương mại và tạo ra giá trị cho cổ đông. Ngay cả các tổ chức phi chính phủ cũng coi thương hiệu là nhân tố then chốt trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, quyên góp cũng như tìm kiếm ứng viên tình nguyện.

Một vài thương hiệu cũng đã chứng tỏ được tính lâu bền đến đáng kinh ngạc. Coca-Cola được coi là thương hiệu có giá trị nhất với 118 năm tuổi; Phần lớn các thương hiệu còn lại cũng vào khoảng 60 năm tuổi hoặc hơn trong khi vòng đời bình quân của một doanh nghiệp theo thống kê là vào khoảng 25 năm tuổi. Nhiều công trình nghiên cứu đã cố gắng ước lượng mức độ đóng góp của thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Interbrand kết hợp với JP Morgan đã kết luận rằng thương hiệu đóng góp vào khoảng 1/3 giá trị cho cổ đông. Công trình nghiên cứu cũng tiết lộ rằng thương hiệu tạo ra một giá trị đáng kể cho người tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc cả hai.

Các công trình nghiên cứu của đại học Harvard, đại học South Carolina và Interbrand đối với các công ty có trong bảng phân hạng “Thương hiệu tốt nhất toàn cầu” cho thấy các công ty này có khả năng hoạt động hiệu quả hơn nhiều các doanh nghiệp khác xét ở tất cả các khía cạnh. Công trình cũng cho thấy rằng việc sở hữu một danh mục cổ phiếu của các thương hiệu này là có giá trị hơn nhiều nếu đầu tư vào các thương hiệu nằm trong bảng danh sách của Morgan Stanley’s global MSCI và S&P 500.

Ngày nay, các công ty hàng đầu tập chung nỗ lực quản lý của họ vào tài sản vô hình. Điển hình, Ford Motor đã giảm đáng kể cơ cấu đầu tư từ tài sản hữu hình vào tài sản vô hình. Trong khoảng vài năm gần đây, Ford đã đầu tư trên 12 tỷ USD để gia tăng uy tín cho những thương hiệu như Jaguar, Aston Martin, Volvo và Land Rover. Tập đoàn điện tử Sam sung cũng đầu tư rất mạnh vào tài sản vô hình, sẵn sàng bỏ ra 7.5% doanh thu hàng năm để đầu tư vào Nghiên cứu phát triển và 5% cho lĩnh vực truyền thông. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra đến 10% doanh thu hàng năm cho lĩnh vực Marketing. Đó chính là những điều mà John Akasie đã viết trong một bài báo của tạp chí Forbes:

“Chung quy lại thì đó là những vấn đề về thương hiệu, xây dựng thương hiệu và các mối quan hệ với khách hàng. Các công ty sở hữu các thương hiệu nổi tiếng có thể thu được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư và tăng trưởng nhanh hơn, các công ty này cũng không phải vướng bận nhiều với việc quản lý nhà máy cũng như một khối lượng lớn nhân công thông qua những gì mà thị trường chứng khoán đã tưởng thưởng cho họ với chỉ số P/E cao”.

2. Việc ghi nhận giá trị thương hiệu trên bảng cân đối kế toán

Làn sóng mua lại thương hiệu vào cuối những năm 1980 là kết quả của việc phần lớn hệ thống kế toán hiện hành không ghi nhận được giá trị của thương hiệu theo khía cạnh kinh tế học. Các giao dịch châm ngòi cho những tranh cãi xung quanh việc ghi nhận này bao gồm việc Nestlé mua lại Rowntree, Grand Metropolitan mua lại Pillsbury, và Danone mua lại Nabisco’s European.

Khi các công ty này mua lại một số công ty khác, chế độ kế toán hiện hành không hề có khoản mục nào dành cho cái gọi là thương hiệu (lưu ý rằng thương hiệu là một phần của “Goodwill” (lợi thế thương mại) bao gồm thương hiệu, công nghệ, bằng sáng chế, nhân lực). Kết quả là các công ty này “bị phạt” cho những gì mà họ tin tưởng là góp phần làm tăng giá trị từ các vụ mua lại. Họ đã phải chịu đựng những khoản khấu trừ rất lớn trực tiếp vào tài khoản thu nhập hoặc các quỹ dự trữ. Trong nhiều trường hợp, kết quả của vụ mua bán khiến tài sản của doanh nghiệp còn giảm thấp hơn trước khi mua.

Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Úc và New Zealand, việc ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán của một số thương hiệu được mua lại đã thực hiện từ lâu. Điều này giúp giải quyết phần nào những vấn đề phát sinh như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, việc ghi nhận này vẫn còn nhiều điểm hạn chế, ít nhất là ở Anh và Pháp. Các công ty ở hai quốc gia này không được khuyến khích nhưng đồng thời cũng không bị cấm ghi nhận giá trị thương hiệu vào bảng cân đối kế toán. Vào giữa những năm 1980, Reckitt & Colman, một công ty hoạt động tại Anh đã ghi nhận giá trị của thương hiệu Airwick khi tiến hành mua lại; Grand Metropolitan cũng thực hiện tương tự với thương hiệu Smirnoff. Cùng thời điểm này, một vài hãng báo chí cũng ghi nhận giá trị tên tờ báo của họ vào bảng cân đối kế toán.

Vào cuối những năm 1980, việc ghi nhận giá trị của thương hiệu được mua lại gợi ý đến việc ghi nhận giá trị tự tích lũy của thương hiệu như là một tài sản tài chính có giá trị của công ty. Vào năm 1988, Rank Hovis McDougall (RHM), một tập đoàn (conglomerate) hoạt động chính trong lĩnh vực thực phẩm đã bảo vệ thành công giá trị thực sự thương hiệu của mình khi bị đối thủ là tập đoàn Goodman Fielder Wattie (GFW) nhăm nhe thôn tính. Đây được coi là công ty tiên phong trong việc tự định giá thương hiệu của mình chứng minh rằng thương hiệu không chỉ được định giá khi bị mua lại mà còn có thể được định giá trong nội bộ công ty. Sau thành công này, năm 1988, RHM ghi nhận giá trị thương hiệu của mình dưới hai dạng là Giá trị thương hiệu được mua lại (Acquired brands) và Giá trị thương hiệu tự tích lũy (internally generated brands) dưới khoản mục là tài sản vô hình trong bảng cân đối kế toán.

Vào năm 1989, thị trường chứng khoán London ban hành quyết định công nhận việc định giá thương hiệu đã được sử dụng bởi RHM bằng cách cho phép việc ghi nhận giá trị tài sản vô hình trong quá trình định giá để xin ý kiến chấp thuận của cổ đông. Điều này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ khi các công ty có thương hiệu tốt quyết định ghi nhận giá trị thương hiệu của mình như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Ở Anh, một số công ty này bao gồm Cadbury Schweppes, Grand Metropolitan (khi mua lại Pillsbury với giá 5 tỷ đôla), Guinness, Ladbrokes (khi mua lại Hilton) và United Biscuits (bao gồm cả thương hiệu Smith).

Ngày nay, nhiều công ty bao gồm L’Oréal, Gucci, Prada, và PPR đã ghi nhận giá trị thương hiệu được mua lại của họ vào bảng cân đối kế toán. Các công ty khác lại sử dụng giá trị của thương hiệu như là một chỉ số thể hiện hiệu quả trong hoạt động tài chính và là công cụ hỗ trợ trong hoạt động đầu tư.

Nếu xét về khía cạnh liên quan đến chuẩn mực kế toán, các quốc gia như Anh, Úc, New Zealand được coi là những quốc gia tiên phong trong việc cho phép thương hiệu (brands) được xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và cung cấp chi tiết cách ghi nhận cho thương hiệu trong tài khoản Lợi thế thương mại. Năm 1999, UK Accounting Standards Board đưa ra đạo luật FRS 10 và 11 hướng dẫn chi tiết việc ghi nhận tài khoản Lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán. The International Accounting Standards Board theo sau với đạo luật IAS 38. Mùa xuân năm 2002, US Accounting Standards Board giới thiệu đạo luật FASB 141 và 142, bãi bỏ một số quy định không phù hợp trước đây và đưa ra đạo luật hướng dẫn chi tiết về việc ghi nhận tài khoản Lợi thế thương mại vào bảng cân đối kế toán.

Có một số dấu hiệu cho thấy hầu hết các chuẩn mực kế toán, bao gồm của quốc tế và của Anh cuối cùng cũng sẽ chuyển sang chuẩn mực của Mỹ. Điều này là vì hầu hết các công ty quốc tế nếu muốn huy động vốn hoặc hoạt động ở Mỹ phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Mỹ đặt ra (US Generally Accepted Accounting Principles)

Quy định chung của tất cả các chuẩn mực kế toán cho thấy Lợi thế thương mại cần được ghi tăng hoặc ghi giảm căn cứ vào chu kỳ sống của nó. Tuy nhiên, loại tài sản vô hình như là thương hiệu có chu kỳ sống vô định nên không thể ghi giảm như là cách ghi khấu hao. Thay vào đó, các công ty sẽ tiến hành định giá lại thương hiệu hàng năm và ghi nhận giá trị của thương hiệu vào bảng cân đối kế toán căn cứ vào kết quả định giá. Hai phương pháp được khuyến khích sử dụng là phương pháp Chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp Tiếp cận theo giá trị thị trường (market value approaches). Việc định giá phải được thực hiện trên từng đối tượng (đơn vị kinh doanh, công ty con…) có doanh thu và lợi nhuận.

Các chuẩn mực kế toán liên quan đến việc ghi nhận giá trị của Lợi thế thương mại trong các vụ mua bán công ty là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện cách ghi chép giá trị của thương hiệu vào các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, cách ghi nhận này là vẫn chưa hiệu quả bởi vì chỉ ghi nhận phần giá trị được mua lại và chi tiết được ghi dưới dạng ghi chú trong tài khoản. Điều này dẫn đến sự bóp méo là giá trị của thương hiệu ví như của McDonald thực tế vẫn không được ghi vào bảng cân đối kế toán của công ty, cho dù giá trị của thương hiệu này chiếm đến 70% giá trị thị trường của công ty.

Ngoài ra cũng có một số vấn đề liên quan đến chất lượng định giá thương hiệu. Một số công ty sử dụng cách tiếp cận đặc trưng trong việc định giá thương hiệu nhưng cũng có không ít công ty sử dụng những kỹ thuật kém phức tạp hơn và thường là đưa ra những kết quả rất không đáng tin cậy. Tranh cãi xung quanh việc làm thế nào để đưa giá trị dài hạn thực sự của một công ty gần hơn với giá trị ghi trên số sách rồi đây sẽ còn tiếp tục. Tuy nhiên, nếu có một cách tiếp cận tốt hơn và các báo cáo tài chính của công ty được cải thiện xét về khía cạnh giá trị thương hiệu, giá trị tài sản của công ty rồi đây sẽ trở nên “vô hình” hơn.

3. Giá trị xã hội của thương hiệu

Giá trị kinh tế của thương hiệu đối với người sở hữu nó ngày nay được chấp nhận một cách rộng rãi nhưng giá trị xã hội của thương hiệu vẫn là cái gì đó không rõ ràng. Liệu thương hiệu có tạo ra giá trị cho ai khác ngoài chủ sở hữu? Và liệu giá trị mà thương hiệu tạo ra có phải bắt nguồn phần lớn từ chi phí của xã hội? Người ta tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thương hiệu với việc bóc lột sức lao động ở nhiều quốc gia đang phát triển và việc đồng hóa văn hóa. Ngoài ra, thương hiệu còn bị kết tội gây cản trở cạnh tranh và làm lu mờ tính trong sạch của hệ thống tài chính bằng cách khuyến khích độc quyền và giới hạn sự lựa chọn của khách hàng. Xét ở khía cạnh ngược lại, nhiều người cho rằng thương hiệu tạo ra giá trị đáng kể cho chủ sở hữu cũng như cho xã hội bằng cách gia tăng cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm và làm gia tăng áp lực cho người chủ sở hữu phải hành xử có trách nhiệm hơn với xã hội.

Cạnh tranh trên cơ sở hiệu quả hoạt động và giá cả là bản chất của cạnh tranh về thương hiệu, điều này sẽ thúc đẩy quá trình cải tiến và phát triển sản phẩm. Các công ty đầu tư mạnh vào việc phát triển thương hiệu thường có danh mục sản phẩm mới nhiều hơn các công ty khác. Một nghiên cứu được thực hiện bởi PIMS Europe cho Hiệp hội thương hiệu Châu Âu (European Brands Association) cho thấy rằng các doanh nghiệp có thương hiệu kém thường đưa ra ít sản phẩm mới, ít đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển và các sản phẩm ít có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp cùng ngành có thương hiệu tốt hơn. Thống kê cho thấy gần một nửa công ty có thương hiệu kém hầu như không đầu tư gì cho nghiên cứu phát triển so sánh với dưới ¼ các công ty có thương hiệu tốt. Và trong khi 26% các nhà sản xuất có thương hiệu kém hầu như không bao giờ giới thiệu các sản phẩm mới, con số này thấp hơn nhiều đối với các nhà sản xuất có thương hiệu tốt hơn là 7%.

Người chủ sở hữu thương hiệu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cũng như hành vi của họ đối với xã hội. Nếu kết nối mối liên hệ giữa thương hiệu với doanh số và giá trị cổ phiếu, chi phí tiềm tàng của việc hành xử phi đạo đức là cao hơn rất nhiều lần so với lợi ích nhận được khi hành xử phi đạo đức. Một số thương hiệu nổi tiếng cũng đã từng bị cáo buộc là hành xử phi đạo đức nhưng hay thay, ngày nay các thương hiệu này được coi như những ứng cử viên tiên phong trong việc đưa ra các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giám sát nội bộ. Điều này không có nghĩa là các thương hiệu này đã thành công trong việc loại trừ các hành vi phi đạo đức, nhưng ít nhất cũng thể hiện rằng họ sẵn sàng đối mặt với những vấn đề này.

Các công ty càng thành thật trong việc chấp nhận khoảng cách mà họ phải vượt qua xét về hành vi đạo đức thì sẽ càng được khách hàng tin tưởng. Nike, một công ty đã từng bị lên án khi các nhà cung cấp của nó bóc lột sức lao động ở các quốc gia đang phát triển, ngày nay cung cấp báo cáo kiểm toán bên ngoài và nội dung phỏng vấn các công nhân nhà máy trên website: www.nikebiz.com. Mối quan ngại của các công ty đa quốc gia là có thể hiểu được, theo đó chỉ một sự giảm sút khoảng 5% doanh thu có thể là sự mất mát giá trị thương hiệu lên đến trên 1 tỷ đôla. Như vậy, rõ ràng việc hành xử theo chuẩn mực đạo đức có mối tương quan với những lợi ích kinh tế của những công ty này.


Truongnx (Tổng hợp từ nguồn: www.interbrand.com)

Để xác định được giá trị của thương hiệu vốn dĩ cực kỳ phức tạp, lưu ý thực hiện đầy đủ 5 bước sau:

Bước 1: Xác định phân khúc thị trường

Thương hiệu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng, nhưng mức độ ảnh hưởng khác biệt tùy thuộc vào thị trường mà thương hiệu hoạt động. Hãy chia nhỏ thị trường thành nhiều nhóm không trùng lắp và đồng nhất căn cứ vào các tiêu chuẩn khả dụng như sản phẩm hoặc dịch vụ, kênh phân phối, xu hướng tiêu dùng, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới, mức độ khó tính của khách hàng... Thương hiệu sẽ được đánh giá trên từng phân khúc và tổng giá trị của từng phân khúc sẽ tạo nên giá trị của thương hiệu.

Bước 2: Phân tích tài chính

Nhận diện và dự đoán doanh thu, lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình cho từng phân khúc đã xác định trong bước 1. Lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình được tính bằng cách lấy doanh thu từ tài sản vô hình trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi phí sử dụng vốn. Cách tính này là tương tự như cách tính lợi nhuận trong kinh tế học.

Bước 3: Phân tích nhu cầu

Đánh giá vai trò của thương hiệu trong việc tạo nên sức cầu hàng hóa và dịch vụ trong thị thường mà thương hiệu hoạt động sau đó xác định tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập từ thương hiệu tính trên tổng thu nhập từ tài sản vô hình được thể hiện bằng “Chỉ số vai trò thương hiệu” (role of branding index). Muốn thực hiện được điều này trước tiên phải nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu, sau đó xác định mỗi nhân tố sẽ chịu tác động như thế nào bởi thương hiệu. Thu nhập từ thương hiệu được tính toán bằng cách nhân “Chỉ số vai trò thương hiệu” với tổng thu nhập từ tài sản vô hình.

Bước 4: Phân hạng cạnh tranh

Tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu từ đó rút ra “Chỉ số chiết khấu thương hiệu” phản ảnh rủi ro của khoản thu nhập mong đợi trong tương lai (chỉ số chiết khấu thương hiệu được đo lường thông qua “Chỉ số sức mạnh thương hiệu”). Điều này đòi hỏi một khối lượng công việc đồ sộ bao gồm việc xác định cấu trúc và phân hạng thị trường của thương hiệu, tính ổn định, vị trí dẫn đầu, vị trí tiên phong, xu hướng tăng trưởng, hỗ trợ, sự bảo hộ của luật pháp.

Bước 5: Xác định giá trị của thương hiệu (Xem thêm file đính kèm: Brand Valuation.xls)

Giá trị của thương hiệu là hiện giá (NPV) của tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, chiết khấu tại mức tỷ suất chiết khấu thương hiệu. Quá trình tính toán NPV bao gồm cả giai đoạn dự báo và giai đoạn sau đó, phản ảnh khả năng của thương hiệu trong việc liên tục tạo ra thu nhập trong tương lai. Bảng 1 đưa ra giả thiết trong việc định giá thương hiệu tại một phân khúc thị trường. Mô hình tính toán này là rất hữu dụng trong nhiều tình huống như:

  • Dự đoán hiệu quả của các chiến dịch marketing và đầu tư
  • Xác định và đánh giá ngân sách truyền thông
  • Tính toán các khoản lợi nhuận có được từ đầu tư vào thương hiệu
  • Đánh giá các cơ hội ở thị trường mới hoặc thị trường đang khai thác
  • Theo dõi tiến trình quản lý giá trị của thương hiệu

Bảng 1:

Nội dung

Thông số

Năm 01

Năm 02

Năm 03

Năm 04

Năm 05

Tổng thị trường (Đơn vị sản phẩm)


250,000,000

258,750,000

267,806,250

277,179,469

286,880,750

Tốc độ tăng trưởng thị trường (%)



3.50%

3.50%

3.50%

3.50%

Thị phần (%)


15%

17%

19%

21%

20%

Khối lượng (Đơn vị sản phẩm)


37,500,000

43,987,500

50,883,188

58,207,688

57,376,150

Giá ($)


10.000

10.250

10.455

10.675

10.899

Thay đổi giá (%)



2.50%

2.00%

2.10%

2.10%

Doanh thu từ tài sản vô hình


375,000,000

450,871,875

531,983,725

621,341,172

625,326,631

Giá vốn hàng bán


150,000,000

180,348,750

212,793,490

248,536,469

250,130,653

Lợi nhuận gộp


225,000,000

270,523,125

319,190,235

372,804,703

375,195,978

Chi phí Marketing


67,500,000

81,156,938

95,757,071

111,841,411

112,558,794

Khấu hao


2,812,500

3,381,539

3,989,878

4,660,059

4,689,950

Chi phí quản lý


18,775,000

22,543,594

26,599,186

31,067,059

31,266,332

Chi phí phân bổ


3,750,000

4,508,719

5,319,837

6,213,412

6,253,266

EBITA (Thu nhập trước lãi, thuế, và giảm trừ)


132,162,500

158,932,335

187,524,263

219,022,762

220,427,636

Thuế phải trả

35%

46,256,875

55,626,317

65,633,492

76,657,967

77,149,673

Lợi nhuận hoạt động sau thuế


85,905,625

103,306,018

121,890,771

142,364,795

143,277,963

Tổng vốn huy động


131,250,000

157,805,156

186,194,304

217,469,410

218,864,321

Vốn lưu động


112,500,000

135,261,563

159,595,118

186,402,351

187,597,989

Giá trị tài sản ròng (PPE)


18,750,000

22,543,593

26,599,186

31,067,059

31,266,332

Chi phí sử dụng vốn

8%

10,500,000

12,624,412

14,895,544

17,397,553

17,509,146

Tổng thu nhập từ tài sản vô hình


75,405,625

90,681,605

106,995,227

124,967,243

125,768,818

Chỉ số vai trò thương hiệu

79%






Thu nhập từ thương hiệu


59,570,444

71,638,468

84,526,229

98,724,122

99,357,366

Chỉ số sức mạnh thương hiệu

66



Chỉ số chiết khấu thương hiệu

7.40%



NPV 5 năm đầu


329,534,488


Tốc độ tăng trưởng thương hiệu trong dài hạn

2.50%



NPV năm thứ 6 trở đi


1,454,475,628


Giá trị của thương hiệu


1,784,010,115


<Tổng hợp www.interbrand.com,www.businessweek.com

Top 10 thương hiệu Thế giới 2009

This item was filled under [ Thương hiệu ]

Với giá trị ước tính 114,26 tỷ USD, Google tiếp tục là thương hiệu mạnh nhất trong 4 năm qua, kế đến là IBM, Apple và Microsoft.

Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Millward Brown vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu lớn nhất thế giới. Dù suy thoái kinh tế, giá trị các thương hiệu vẫn tăng 4% và đạt tổng cộng hơn 2 nghìn tỷ USD.

10 thương hiệu giá trị nhất thế giới theo Millward Brown.

“Trước đây, nhiều công ty giảm chi phí marketing trong giai đoạn kinh tế đi xuống”, Giám đốc điều hành Joanna Seddon của Millward Brown cho hay. “Xu hướng mới là càng nhiều công ty duy trì, thậm chí tăng ngân sách, để đảm bảo sự trung thành của khách hàng khi có suy thoái”.

Cá nhân hóa sản phẩm là yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng, chẳng hạn Google cho phép tùy biến trang chủ hay người sử dụng Apple iPhone có thể cá nhân hóa điện thoại bằng cách tải ứng dụng khác nhau về máy.

Samsung có mức phát triển mạnh nhất, tăng 80% giá trị so với năm trước và đứng ở vị trí 68. Trong khi đó, giá trị nhãn hiệu của Nokia giảm tới 58% và xếp thứ 43.

10 thương hiệu công hnghệ àng đầu:

STT Thương hiệu Giá trị (tỷ USD) STT Thương hiệu Giá trị (tỷ USD)
1 Google 114,3 6 Blackberry 30,7
2 IBM 86,4 7 Oracle 24,8
3 Apple 83,2 8 SAP 24,3
4 Microsoft 76,3 9 Cisco 16,7
5 HP 39,7 10 Nokia 14,9

Millward Brown tổng hợp danh sách thông qua việc phỏng vấn hơn 1 triệu người tiêu dùng toàn cầu và phân tích các báo cáo tài chính và kinh doanh của từng công ty.
Theo Vnexpress

Giá trị thương hiệu được tính như thế nào?


picture

Đây là câu hỏi quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, trước sau gì cũng sẽ quan tâm. Thương hiệu là tài sản tối quan trọng, nhất là khi doanh nghiệp cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán. Hiện nay, tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện công ty luật, công ty tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá thương hiệu, định giá doanh nghiệp.

Các sàn giao dịch trực tuyến ra đời gần đây khẳng định nhu cầu mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập công ty ngày càng tăng.

Sự kiện của Ranks Hovis McDougall năm 1988

Theo kết quả của nghiên cứu năm 2002 của Interbrand, bình quân giá trị thương hiệu chiếm ít nhất một phần ba giá trị cổ phiếu. Interbrand là một công ty tư vấn thương hiệu nổi tiếng thế giới.Một điều khá thú vị là trước đây, ngay tại các nước phát triển, thương hiệu đã không được công nhận chính thức trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp không thể tự định giá, ghi nhận tài sản thương hiệu trên bảng cân đối tài sản trước khi đàm phán cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài.

Cuối những năm 1980, cách suy nghĩ và cách làm này được thay đổi. Năm 1988, để tránh bị mua đứt bởi tập đoàn khác, Ranks Hovis McDougall (RHM – tập đoàn thực phẩm hàng đầu ở Anh) đã thành công trong việc chứng minh giá trị công ty của mình lớn hơn rất nhiều nhờ vào danh mục thương hiệu mà trước đây chưa từng được công nhận chính thức. Thật vậy, RHM đã thể hiện trong bảng cân đối tài sản con số 1,2 tỷ USD, đại diện cho giá trị của 60 thương hiệu công ty sở hữu.Đây là sự kiện định giá thương hiệu đầu tiên dẫn đến quy luật: Không chỉ thương hiệu được mua lại mới có thể định giá trên sổ sách, mà các thương hiệu do chính công ty tạo ra cũng được định giá. Do đó, các thương hiệu đều được RHM đưa vào báo cáo tài chính năm 1988, dưới dạng mục tài sản vô hình. Sự kiện đã ảnh hưởng rộng rãi tại Anh, lan ra nhiều nước trên thế giới.

Thương hiệu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tài sản vô hình nói chung hay thương hiệu nói riêng chưa được chính thức công nhận trên các báo tài chính. Quyết định số 206/2003/QD-BTC ngày 12-12-2003 của Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình nên chưa có cơ cở hướng dẫn hoạch toán.Điều này sẽ gây nhiều trở ngại và thiệt thòi cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, khi việc mua, bán,sáp nhập công ty đã trở nên phổ biến hơn. Nhà nước cũng sẽ bị thất thoát trong quá trình cổ phần doanh nghiệp quốc doanh. Đó là lý do Uy ban nhân dân TP.HCM gần đây có ý kiến chỉ đạo cơ quan ban ngành liên quan phải cân nhắc yếu tố thương hiệu của Bệnh viện Bình Dân (theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ ngày 7-1-2007).

Ngay cả trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại (franchising) cũng cần được công nhận giá trị thương hiệu mới phát triển được. Với họ, thương hiệu là tài sản gần như duy nhất. Trường hợp McDonald’s của Mỹ hay chuỗi cà phê cao cấp của Gloria Jean’s của Úc là những ví dụ điển hình khi giá trị thương hiệu chiếm trên 70% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp.

Việt Nam sau hội nhập sẽ xuất hiện nhiều hệ thống nhượng quyền. Các chủ nhân khó tránh khỏi lúng túng, khó khăn trong việc định giá thương hiệu khi có nhu cầu cổ phần hoá hay góp vốn liên doanh bằng chính thương hiệu. Ngay cả thương hiệu được công nhận như tài sản vô hình chính thức cũng sẽ phát sinh nhiều khó khăn và tranh cãi khác quanh công thức, kết quả đánh giá mà doanh nghiệp sử dụng (thường mang tính chủ quan). Đây sẽ là thách thức không nhỏ.

5 phương pháp tính giá trị cụ thể doanh nghiệp

Có 5 phương pháp phổ biến, có thể áp dụng theo từng trường hợp cụ thể.

Phương pháp 1: Dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường

Khi khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng vào uy tín và chất lượng của thương hiệu nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn bình thường. Đó chính là khả năng giá trị công thêm của thương hiệu mang lại cho một sản phẩm.Nói cách khác, nếu không có thương hiệu, chắc chắn khách hàng sẽ không trả nhiều tiền như thế để mua sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thử hỏi giá vốn của một túi xách thời trang cao cấp hiệu Louis Vuitlon đang bày bán tại các cửa hàng mới khai trương trên đường Đồng Khởi là bao nhiêu mà người ta gắn bảng giá lên đến hàng ngàn USD? Chắc chắn hai chữ “Louis Vuitlon” là phần vốn chủ yếu.Thực ra, có thể cân đo khả năng bán giá cao hơn bình thường của một thương hiệu qua nghiên cứu khách hàng. Khách sẽ được hỏi nhiều câu để khám phá ra sự khác biệt giữa sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm cùng loại không có thương hiệu.

Phương pháp 2: khả năng bán hàng dễ dàng hơn bình thường

Có những loại sản phẩm không phù hợp để định giá theo phương pháp dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường (phương pháp 1) vì giá bán ra khá tương đương. Như sản phẩm bút bi Thiên Long hay giấy Vĩnh Tiến, khá nổi tiếng khó bán giá cao hơn đáng kể so với các nhãn hiệu khác cùng loại, vì đặc thù của sản phẩm này trong một giai đoạn cụ thể.Đây là trường hợp có thể áp dụng cách tính dựa vào khả năng bán hàng dễ hơn bình thường đúng hơn là dựa vào sự ưa chuộng của khách.Với cách tính này, giá trị thương hiệu là khoản chênh lệch thị phần thay vì lợi nhuận như phương pháp 1. Tuy nhiên, cả phương pháp 1 và 2 đều chỉ dựa vào con số thống kê nghiên cứu liên quan chủ yếu đến sức mạnh hiện tại của thương hiệu. Điều này chưa cân nhắc nhiều đến yếu tố tương lai (khi có sự thay đổi, cải tiến về chất lượng…)

Phương pháp 3: Dựa vào chi phí để xây dựng thương hiệu

Dựa vào chi phí để xây dựng một thương hiệu tương tự, có thể so sánh được. Ví dụ, nếu chi phí ước tính để xây dựng sản phẩm, thương hiệu mới tốn khoảng 100 tỷ đồng và xác suất thành công bình thường chừng 25% cho lĩnh vực kinh doanh đó, trung bình phải đầu tư gấp 4 lần (400 tỷ đồng) mới có thể bảo đảm 100% thành công.Do đó, để mua thương hiệu thành công có sẵn, trong trường hợp này, người mua sẽ phải trả khoảng 400 tỷ đồng là hợp lý. Chi phí cho thường hiệu này tuy chỉ có 100 tỷ đồng nhưng giá trị thương hiệu được xác định ở mức 400 tỷ đồng là hợp lý

Phương pháp 4: Dựa vào giá cổ phiếu thị trường chứng khoán

Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước.Hai giáo sư của trường Đại học Chicago (Mỹ) là Carol J.Simon và Mary W.Sullivan đã áp dụng lý thuyết về tài chính để xây dựng phương pháp này. Cách tính bắt đầu từ giá thị trường của doanh nghiệp, hàm số giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành. Nếu lấy giá thị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như nhà xưởng, trang thiết bị, hàng tồn kho, vốn tiền mặt…sẽ có số dư là tài sản vô hình.Tài sản vô hình này có thể chia làm ba phần: giá trị tài sản nhãn hiệu, giá trị của những yếu tố phi nhãn hiệu (nghiên cứu, bằng sáng chế…)và giá trị của những yếu tố ngành nghề (quy định của ngành…). Trong đó, tài sản nhãn hiệu được cho là hàm số của yếu tố thâm niên và thời điểm xuất hiện trên thị trường; cho phí quảng cáo cộng dồn; tỷ lệ quảng cáo hiện tại so với tổng chi phí quảng cáo toàn ngành.

Giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán dao động do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ khách quan đến chủ quan. Một chiến lược kinh doanh hay marketing vừa công bố đã có ảnh hưởng nhất định trên giá trị cổ phiếu.Tháng 7 – 1982, Coca-Cola tung ra sản phẩm mới là Diet Coke. Lập tức giá trị thương hiệu Coke vọt thêm 65% trong khi Pepsi vẫn nằm nguyên do không có gì mới. Ba năm sau, giá trị thương hiệu của Coke rớt xuống 10% sau khi giới thiệu tiếp sản phẩm mới New Coke “chết yểu”. Và dĩ nhiên, giá trị thương hiệu đối thủ cạnh tranh – Pepsi đã tăng 45% cùng thời điểm.Rõ ràng, tâm lý nhà đầu tư quyết định giá trị các thương hiệu trên thị trường chứng khoán.

Phương pháp 5: Khả năng tạo lợi nhuận nhiều hơn bình thường

Đây có lẽ là phương pháp tốt nhất để đánh giá thương hiệu. Trong đó, thu nhập tương lai thương hiệu có thể mang lại được ước tính rồi trừ bớt.
Thứ nhất là dựa vào kế hoạch dài hạn. Cụ thể là lấy con số luồng lợi nhuận dự tính và trừ giảm đi. Vấn đề là ước tính thế nào cho đúng. Phải cân nhắc yếu tố sức mạnh và ảnh hưởng thương hiệu với môi trường cạnh tranh.

Cách thứ hai được áp dụng khi không muốn tính hoặc tính không được luồng lợi nhuận trong tương lai mà thương hiệu có thể mang lại.Trong trường hợp này, người ta ước tính thu nhập hiện tại rồi áp dụng cấp số phân. Nếu thu nhập hiện tại không ảnh hưởng trung thực tình hình kinh doanh của thương hiệu, có thể lấy con số bình quân của vài năm trước. Nếu số bình quân là số âm hay quá thấp (do các vấn đề có thể khắc phục được), có thể lấy con số toàn ngành để làm chuẩn suy ra.
Theo Marketing Vietnam