Thứ Năm, tháng 4 30, 2020
Thứ Ba, tháng 4 28, 2020
Thứ Hai, tháng 4 27, 2020
Ngắm nhìn những kỳ quan thiên nhiên thế giới qua màn ảnh
Trong 50 năm qua, Ngày Trái đất nâng cao sự chú ý đến các tác động của con người đối với hành tinh và đóng vai trò là lời kêu gọi để bảo vệ thế giới tự nhiên.
Năm nay, Ngày Trái đất, ngày 22/4, là lời kêu gọi hành động là để ngăn chặn khủng hoảng khí hậu và bảo tồn các địa danh này cho các thế hệ mai sau. Nếu không, những kỳ quan này sẽ chỉ còn trong những bức ảnh trong 50 năm nữa.
Quần đảo san hô Florida Keys là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất ở Mỹ do ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu. Nhiệt độ đại dương cao hơn bình thường đang tẩy trắng các rạn san hô ở khu vực này. Nguy cơ mực nước biển dâng cao tiếp tục gia tăng. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng khả năng tàn phá của những cơn bão nhiệt đới trong thời gian qua. Ảnh: Shutterstock
Alaska và Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi so với các nơi khác trên Trái đất. Sự nóng lên nhanh chóng này đang làm tan chảy sông băng, tăng cường sự nở rộ của tảo, giết chết cá hồi và đốt cháy rừng. Ảnh: Shutterstock
Đ
Đỉnh Everest: Ngay cả đỉnh cao nhất trên Trái đất cũng không tránh khỏi khủng hoảng khí hậu. Sự tan chảy băng do nhiệt độ ấm hơn đã dẫn đến thảm thực vật gia tăng trên tất cả các khu vực thuộc nhiều độ cao khác nhau. Ảnh: Getty Images
Rạn san hô Great Barrier: Rộng hơn 344.000 km vuông, Great Barrier Reef là rạn san hô lớn nhất thế giới và là nơi trú ngụ của hơn 1.500 loài cá, 411 loài san hô cứng và hàng chục loài khác. Nhưng khi nhiệt độ đại dương ấm lên do khủng hoảng khí hậu, rạn san hô đang bị tẩy trắng - và các nhà khoa học lo ngại rằng nó có thể không bao giờ phục hồi. Đầu năm nay, rạn san hô này đã trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt lần thứ ba chỉ trong 5 năm qua. Ảnh: Shutterstock
Ruộng lúa ở Philippines: Trong 2.000 năm qua, những cánh đồng lúa cao của Philippines đã định hình cảnh quan của khu vực Cordillera trên đảo Luzon. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực này dễ bị sạt lở hơn bao giờ hết vì những trận mưa cực đoan trở nên thường xuyên hơn trên khắp Đông Nam Á. Ảnh: Shutterstock.
Maldives: Quốc đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng này này là một trong những quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất trên thế giới, với độ cao trung bình khoảng 1 mét so với mực nước biển. Khi mực nước biển tiếp tục tăng, những hòn đảo như thế này và có nguy cơ bị nhấn chìm dưới những con sóng trong những thập kỷ tới. Ảnh: Getty Images.
Giống như Bắc Cực, Nam Cực đang nóng lên nhanh hơn hầu hết các nơi khác trên thế giới và lục địa này đang trải qua những thay đổi đáng báo động. Mức nhiệt cao nhất từng được đo ở Nam Cực được ghi nhận trong năm nay, một tảng băng có kích thước của thành phố Atlanta đã vỡ ra từ một dòng sông băng và số lượng chú chim cánh cụt sống tại lục địa này cũng đang giảm dần. Những tác động của biến đổi khí hậu ở đây sẽ gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Lượng băng Nam Cực chứa đủ nước để tăng mực nước biển toàn cầu lên hơn 60 mét, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới. Ảnh: Getty Images
Sông Colorado đẹp như tranh vẽ, nhưng dòng sông này cũng cung cấp nước cho hơn 40 triệu người, từ Denver đến Los Angeles. Tuy nhiên, dòng chảy của nó đã giảm 20% so với thế kỷ trước, và các nhà nghiên cứu cho biết rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là nguyên nhân đằng sau. Hơn một nửa sự suy giảm dòng chảy của sông có liên quan đến việc nhiệt độ tăng. Khi tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp diễn, các nhà khoa học cho rằng nguy cơ “thiếu nước nghiêm trọng” đối với hàng triệu người dựa vào dòng sông này sẽ tăng lên. Ảnh: Getty Images.
Trong lịch sử hơn 1.000 năm của mình, Venice không lạ gì với lũ lụt. Tuy vậy, do tình trạng nước biển dâng, các vụ lũ lụt hàng năm đã trở nên phổ biến và gây thiệt hại ngày càng lớn. Mới năm ngoái, trong một sự trớ trêu tàn khốc, khu vực Veneto của thành phố đã bị ngập lụt chỉ vài phút sau khi hội đồng địa phương bỏ phiếu từ chối các biện pháp chống biến đổi khí hậu. Ảnh Getty Images.
V
ườn Quốc gia Glacier (Sông băng): Cảnh quan mang tính biểu tượng của vườn quốc gia nổi tiếng này đã được “điêu khắc” bằng băng qua hàng ngàn năm. Tuy nhiên ngày nay, dòng sông băng này đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Năm 1966, công viên quốc gia này có 35 sông băng được đặt tên. Vào năm 2015, 9 trong số này đã không còn và tất cả các sông băng của vườn quốc gia đã bị thu hẹp đáng kể so với năm 1966. Vườn quốc gia Glacier nằm ở phía Bắc tiểu bang Montana, giáp với các tỉnh Alberta và British Columbia của Canada. Ảnh: Shutterstock
Rừng nhiệt đới Amazon là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất thế giới. Thảm thực vật của rừng Amazon hấp thụ C02 dư thừa từ không khí và biến nó thành oxy cần để phát triển mạnh. Tuy vậy, nạn phá rừng bừa bãi đã tiêu diệt diện tích lên tới 8,4 triệu sân bóng đá trong thập kỷ trước và lá phổi xanh của Trái đất cũng bị tàn phá bởi hàng loạt vụ cháy rừng vào năm 2019. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rừng mưa nhiệt đới này có thể bắt đầu đóng góp nhiều khí gây nóng lên toàn cầu hơn thay vì hấp thụ vào năm 2050 - hoặc sớm hơn. Ảnh: Shutterstock
Nguồn: http://cand.com.vn/Cuoc-song-muon-mau-goc/Ngam-nhin-nhung-ky-quan-thien-nhien-the-gioi-qua-man-a
Máy phát điện thu năng lượng từ đêm tối
Các nhà khoa học Mỹ chế tạo thành công thiết bị sản xuất điện vào ban đêm giúp thắp sáng bóng đèn, sạc điện thoại và đồ điện gia dụng.
Nguồn : https://petrotimes.vn/may-phat-dien-thu-nang-luong-tu-dem-toi-569994.html
Ga ngầm metro đầu tiên của TP.HCM dần lộ diện
Sau nhiều tháng chờ đợi, ga ngầm Nhà hát TP.HCM thuộc tuyến metro số 1 đã "vượt dịch" để hoàn thiện gần 82% trên nhiều hạng mục.
Tổng dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có chiều dài 19,7 km gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao với 14 nhà ga. Trong đó, 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Riêng ga Nhà hát TP.HCM cùng với ga Ba Son là một trong hai ga ngầm của gói thầu CP1b cũng thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có mặt bằng dài 190 m, rộng 26 m, gồm 4 tầng.
Tầng B1 gồm sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động… và phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng B2 và B4 dùng làm sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Tầng B3 là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga.
Choáng ngợp vẻ đẹp Sài Gòn qua ống kính quốc tế
(Kiến Thức) - Là thành phố lớn và phát triển bậc nhất Việt Nam, TP HCM - Sài Gòn buổi đêm lộng lẫy như một hòn ngọc với muôn ánh đèn rực rỡ. Cùng cảm nhận điều này qua loạt ảnh do các nhiếp ảnh gia khắp 5 châu thực hiện.
Khung cảnh ấn tượng tại khu vực chợ Bến Thành, trung tâm Sài Gòn buổi đêm. Ảnh: Dylan Chiu / 500px.com.
Hình ảnh đẹp ngất ngây về một Sài Gòn hiện đại với những tòa nhà cao tầng sáng rực trong đêm. Ảnh: Rod Mackenzie / 500px.com.
Khung cảnh ấn tượng tại khu vực chợ Bến Thành, trung tâm Sài Gòn buổi đêm. Ảnh: Dylan Chiu / 500px.com.
Hình ảnh đẹp ngất ngây về một Sài Gòn hiện đại với những tòa nhà cao tầng sáng rực trong đêm. Ảnh: Rod Mackenzie / 500px.com.
Sức sống của Sài Gòn như tuôn chảy cùng con đường sáng rực. Ảnh: Joel Simon / 500px.com.
Kênh Bến Nghé buổi đêm huyền ảo như dải lụa đen đính kim tuyến. Ảnh: Joachim Stickel / 500px.com.
Một đêm trăng sáng ở Sài Gòn. Ảnh: Kurz Sebastian / 500px.com.
Sài Gòn mộng ảo nhìn từ bờ sông Sài Gòn phía bán đảo Thủ Thiêm. Ảnh: Marcus Witte.
Trung tâm thành phố lúc nửa đêm nhìn từ một tòa nhà cao tầng. Ảnh: Matt Payne / 500px.com.
Tòa nhà UBND TP HCM, một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng Sài Gòn rực rỡ trong ánh đèn buổi tối. Ảnh: Larkin Newby / 500px.com.
Tòa nhà Saigon Time Square hiện đại lộng lẫy trong ánh đèn neon buổi đêm. Ảnh: Jani Karimaa / 500px.com.
Đêm Sài Gòn nhìn từ ban-công một khách sạn. Ảnh: Jani Karimaa / 500px.com.
Góc nhìn độc đáo về Sài Gòn sau một cơn mưa buổi chiều tối, khi mặt đường ướt đẫm phán chiếu ánh sáng từ các phương tiện giao thông. Ảnh: Mark McMahon / 500px.com.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trong chiều muộn.
Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh sẽ chính vận hành từ tháng 6/2020
Phối cảnh nhà máy điện mặt trời Phước Ninh
Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (Ninh Thuận) sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 75 triệu kWh, với công suất 45MWp, gồm hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời và một trạm biến áp 40MVA.
ngày 2/3, Công ty Cổ phần Năng lượng Ninh Thuận (đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group) đã ký hợp đồng tổng thầu EPC với liên doanh đối tác Sharp-NSN để xây dựng Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (Ninh Thuận). Dự kiến khi đi vào hoạt động vào tháng 6/2020, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 75 triệu kWh, với công suất 45MWp, gồm hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời và một trạm biến áp 40MVA.
Hợp đồng EPC dự án nhà máy điện mặt trời (ĐMT) Phước Ninh có tổng giá trị tương đương 900 tỷ đồng, bao gồm vốn của Tập đoàn T&T Group và vốn huy động từ các nguồn tài chính khác, trong đó có sự hỗ trợ từ ngân hàng HD Bank.
Nhà máy ĐMT Phước Ninh sử dụng các tấm pin quang điện (Sharp) công suất 395Wp/tấm; hệ thống Inverter chuỗi cho hiệu suất cao (98%); máy biến áp nâng áp 110kV-40MVA do liên doanh Sharp-NSN cung cấp. Hiện nhà máy đã hoàn thiện mặt bằng xây dựng, sẵn sàng lắp đặt thiết bị để nhà máy đi vào vận hành đúng tiến độ. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành toàn bộ và đi vào vận hành từ tháng 06/2020.
Liên doanh Sharp-NSN là một trong những nhà thầu đã thực hiện những hợp đồng EPC cho các dự án ĐMT lớn tại Việt Nam như: Nhà máy ĐMT Hồng Phong 1 (47MWp), Nhà máy ĐMT Bình Nguyên (50MWp), Nhà máy ĐMT HaCom (50MWp) và nhiều dự án khác.
Trước đó, tháng 4/2019, Công ty Cổ phần năng lượng Ninh Thuận và Công ty Mua Bán Điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã ký hợp đồng mua bán điện. Theo đó, Công ty Cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận sẽ bán điện cho EVN với giá bán được áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Tập đoàn T&T Group là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, đối với lĩnh vực năng lượng, T&T Group định hướng tập trung đầu tư dài hạn cho các dự án giàu tiềm năng trong cả nước. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, trong nhiều năm qua và thời gian tới Tập đoàn T&T Group đã và sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển các dự án nguồn điện, đặc biệt là năng lượng sạch.
Thứ Bảy, tháng 4 25, 2020
[Infographic] Nhà máy nhiệt điện "tháp mặt trời"
Hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn những tấm gương, được gọi là các kính định nhật lắp đặt xung quanh một cột tháp, tập trung ánh sáng mặt Trời để nung chảy muối nitrate, từ đó sản xuất lượng điện năng đủ phục vụ cho cả một thành phố.
Nguồn : https://petrotimes.vn/infographic-nha-may-nhiet-dien-thap-mat-troi-569986.html
4 công trình sử dụng điện mặt trời lớn nhất thế giới
Hiện nay, nhiều công trình, dự án quy mô lớn trên thế giới đã chú trọng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa bảo vệ môi trường.
Cao ốc văn phòng "Án Nhật Nguyệt" |
Cao ốc văn phòng "Án Nhật Nguyệt"
Cao ốc văn phòng "Án Nhật Nguyệt" được xây dựng ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, vùng Tây Bắc Trung Quốc. Tòa nhà rộng 75.000 m2, được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời. Hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái, đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng cho các trung tâm triển lãm, khu vực nghiên cứu, trung tâm hội nghị và một khách sạn bên trong tòa cao ốc này.
Mặt tiền khu cao ốc có màu trắng, tượng trưng cho năng lượng sạch. Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép cho thiết kế kiểu "tổ chim". Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống cách nhiệt cho tường và mái đã giúp lượng điện tiêu thụ của tòa cao ốc giảm 30%, vượt tiêu chuẩn quốc gia (Trung Quốc) về tiết kiệm năng lượng.
Cầu đi bộ
Cầu đi bộ Kurilpa |
Cầu đi bộ Kurilpa bắc ngang con sông Brisbane trị giá trên 63 triệu USD, dài 470m, nằm tại vị trí đắc địa trong khu trung tâm thương mại và tài chính của thành phố Brisbane (Australia). Theo ước tính, hơn 1.050 người đã được huy động để xây dựng cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời được coi là lớn nhất thế giới này.
Cầu Kurilpa sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được lập trình để tạo ra một loạt các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng sử dụng 84 tấm pin mặt trời phát điện với công suất khoảng 100 kWh/ngày. Lượng điện dư từ các tấm pin mặt trời sẽ được hòa lưới điện quốc gia (hệ thống đèn LED chỉ sử dụng 75% điện năng mặt trời).
Tàu 3 thân
Tàu 3 thân PlanetSolar |
PlanetSolar được xem là tàu 3 thân sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, được sản xuất tại một xưởng đóng tàu tại Kiel (Đức) của Công ty Immo Stroeher. Tàu không có các cánh buồm, mà thay vào đó là các tấm pin mặt trời, đủ để chu du vòng quanh thế giới trong 140 ngày.
Tàu dài 30m, rộng 15m, nặng 58 tấn. Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên phần nóc rộng 508m2. Các tấm panel có khả năng sản xuất ra 1.000 W điện mỗi ngày. Lượng điện dư sẽ được trữ trong những bình điện giúp chiếc tàu tiếp tục hành trình mà không cần ánh nắng mặt trời trong vòng 3 ngày. Tàu chạy với tốc độ khoảng 18km/giờ.
Hệ thống âm thanh sử dụng năng lượng mặt trời
Sân vận động thành phố Cao Hùng (Đài Bắc Trung Hoa) |
Hệ thống âm thanh này được xây dựng trong Sân vận động thành phố Cao Hùng (Đài Bắc Trung Hoa), có khả năng phát ra âm thanh cực lớn (105db) phục vụ cho 40.000 khán giả. Sân vận động siêu hiện đại trị giá 5 tỉ USD có phần mái cực rộng 14.155m2, với gần 9.000 tấm pin mặt trời giúp tạo ra điện năng dành riêng cho hệ thống âm thanh khổng lồ này là 1,14 triệu kWh/năm. Đồng thời, giúp giảm bớt 660 tấn khí thải CO2 vào bầu khí quyển mỗi năm.
Toàn bộ hệ thống âm thanh bao gồm 60 dàn loa Apogee Sound AE-7SX chịu được thời tiết xấu, phục vụ cho việc truyền thông tin đến khu vực khán đài; 12 bộ loa Apogeee Sound ALA-5WSX phục vụ khu vực thi đấu; 2 bộ loa Apogee Sound AFI-205 và 2 bộ AFI-Point dành cho Phòng Kiểm soát và theo dõi.
Theo tietkiemnangluong.vn
Thứ Ba, tháng 4 21, 2020
IRENA’s first Global Renewables Outlook – A roadmap to the new energy system
Advancing the renewables-based energy transformation is an opportunity to meet international climate goals while boosting economic growth, creating millions of jobs and improving human welfare by 2050. This is according to the first Global Renewables Outlook released by the International Renewable Energy Agency (IRENA).
While a pathway to deeper decarbonisation requires total energy investment up to $130 trillion, the socio-economic gains of such an investment would be massive, the Outlook reveals. Transforming the energy system could boost cumulative global GDP gains above business-as-usual by $98 trillion between now and 2050. It would nearly quadruple renewable energy jobs to 42 million, expand employment in energy efficiency to 21 million and add 15 million in system flexibility.
IRENA’s Director-General Francesco La Camera said: “Governments are facing a difficult task of bringing the health emergency under control while introducing major stimulus and recovery measures. The crisis has exposed deeply embedded vulnerabilities of the current system. IRENA’s Outlook shows the ways to build more sustainable, equitable and resilient economies by aligning short-term recovery efforts with the medium-and long-term objectives of the Paris Agreement and the UN Sustainable Development Agenda.”
“By accelerating renewables and making the energy transition an integral part of the wider recovery, governments can achieve multiple economic and social objectives in the pursuit of a resilient future that leaves nobody behind.”
The Global Renewables Outlook examines building blocks of an energy system along with investment strategies and policy frameworks needed to manage the transition. It explores ways to cut global CO2 emissions by at least 70 per cent by 2050. Furthermore, a new perspective on deeper decarbonisation shows a path towards net-zero and zero emissions. Building on five technology pillars, particularly green hydrogen and extended end-use electrification could help replace fossil-fuels and slash emissions in heavy industry and hard-to-decarbonise sectors.
Low-carbon investment would significantly pay off, the Outlook shows, with savings eight times more than costs when accounting for reduced health and environmental externalities. A climate-safe path would require cumulative energy investments of $110 trillion by 2050 but achieving full carbon neutrality would add another $20 trillion.
The Outlook also looked at energy and socio-economic transition paths in 10 regions worldwide. Despite varied paths, all regions are expected to see higher shares of renewable energy use, with Southeast Asia, Latin America, the European Union and Sub-Saharan Africa poised to reach 70-80 per cent shares in their total energy mixes by 2050. Similarly, electrification of end uses like heat and transport would rise everywhere, exceeding 50 per cent in East Asia, North America and much of Europe. All regions would also significantly increase their welfare and witness net job gains in the energy sector despite losses in fossil fuels. However, economy-wide, regional job gains are distributed unevenly. While regional GDP growth would show considerable variation, most regions could expect gains.
Raising regional and country-level ambitions will be crucial to meet interlinked energy and climate objectives and harvest socio-economic welfare. Stronger coordination on international, regional and domestic levels will be equally important, the Outlook concludes, with financial support being directed where needed including to the most vulnerable countries and communities. As partner of the Climate Investment Platform, launched to drive clean energy uptake and mobilise clean investment, IRENA will advance collaborative action targeted to help countries create enabling conditions and unlock renewable investment.
Commenting on the Global Renewables Outlook, Ignacio Galán, Iberdrola CEO, said: “A green recovery is essential as we emerge from the Covid-19 crisis. The world will benefit economically, environmentally and socially by focusing on clean energy. Iberdrola will continue to invest billions in renewable energy, as well as in the networks and storage facilities required to integrate them, creating jobs and boosting reindustrialization. Aligning economic stimulus and policy packages with climate goals is crucial for a long-term viable and healthy economy.”
Read the Global Renewables Outlook report and the digital story Beyond crisis: Renewable energy for a low-carbon future.
Thứ Hai, tháng 4 20, 2020
Đường hầm tải điện siêu cao thế đầu tiên dưới lòng sông
Hệ thống đường dây tải điện 1.000 kV xuyên lòng sông Trường Giang (Trung Quốc) nằm trong một đường hầm dài gần 5,5 km và rộng 12 m.
Nguồn : https://petrotimes.vn/duong-ham-tai-dien-sieu-cao-the-dau-tien-duoi-long-song-569545.html
Chủ Nhật, tháng 4 19, 2020
Sự phát triển và hoàn thiện của mô hình tổ chức các thị trường điện
I. Các mô hình tổ chức thị trường điện
Trong quá trình tái cấu trúc lĩnh vực công nghiệp điện, việc lựa chọn một mô hình vận hành phù hợp cho thị trường điện (TTĐ) và cập nhật mô hình đó theo các điều kiện cụ thể cho mỗi quốc gia là một qui trình tổng hợp rất phức tạp. Qui trình này cần tính đến hàng loạt các yếu tố khác nhau, bao gồm nhưng không hạn chế:
Thứ nhất: Mục tiêu của việc tái cấu trúc:
1/ Nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp điện.
2/ Giảm giá bán của điện năng.
3/ Nâng cao chất lượng cung ứng điện.
4/ Nâng cao khả năng cạnh tranh.
5/ Tư nhân hóa.
6/ Thu hút vốn đầu tư.
Thứ hai: Cấu trúc hiện tại của thị trường phát điện theo các dạng năng lượng sơ cấp và theo vùng kinh tế.
Thứ ba: Mức độ tập trung, hay phân tán của việc điều độ hệ thống điện.
Thứ tư: Chính sách quốc gia về giá điện bán buôn, bán lẻ và mức độ can thiệp của nhà nước vào các loại giá đó.
Thứ năm: Các nguồn vốn đầu tư vào ngành điện; và,
Thứ sáu: Các mô hình thị trường khả thi.
Trên thế giới, các mô hình chủ yếu để tổ chức mối quan hệ giữa các bên tham gia thị trường điện đã được phát triển và hoàn thiện, tiến hóa theo các mức từ thấp đến cao, như sau:
1/ “Tích hợp theo chiều dọc”.
2/ “Một người mua duy nhất”.
3/ “Không can thiệp vào bán buôn”.
4/ “Không can thiệp vào bán buôn và bán lẻ”.
5/ “Hợp đồng song phương”; và,
6/ “Thị trường cân bằng”.
Mỗi mô hình vận hành của TTĐ cần được xây dựng trên cơ sở tình trạng thực tế của tất cả các yếu tố cấu thành thị trường. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành TTĐ gồm:
1/ Mức độ tự động hóa đo đếm điện năng được sản xuất và điện năng được tiêu dùng.
2/ Sự tồn tại của các cơ cấu tổ chức cần thiết.
3/ Hiệu quả hoạt động của các cơ chế kiểm soát và điều khiển.
4/ Khả năng tài chính của những người sử dụng điện năng.
5/ Khả năng thanh toán và kỷ luật về thanh toán của các bên tham gia TTĐ v.v…
Vì vậy, mặc dù trên thế giới có rất nhiều kinh nghiệm tích cực trong việc hình thành và vận hành TTĐ, việc lựa chọn một mô hình riêng cho mỗi quốc gia là một qui trình rất đặc thù, cần được tiến hành từng bước, có cân nhắc, và đặc biệt, trong các bước phải tính đến “phản ứng” của thị trường - là phản ứng để “sống” trong Qui luật trò chơi nêu trên.
Bất kể TTĐ được tổ chức theo mô hình nào, để có thể vận hành được, nó cần phải dựa trên các tiền đề (điều kiện của cuộc chơi). Các tiền đề này cần được hình thành từ các “luật chơi” của nền kinh tế thị trường. Đó là sự tuân thủ các hợp đồng mua - bán điện và các thỏa thuận khung về mua - bán điện. Không có tiền đề này, không có mô hình nào có thể vận hành được.
Ví dụ, nếu không có qui định “người dùng điện bắt buộc phải thanh toán tiền điện” thì thị trường sẽ không vận hành được. Và, ngược lại, việc tuân thủ nghiêm ngặt các “luật chơi” là tiền đề cho sự vận hành có hiệu quả của bất kỳ mô hình cấu trúc nào.
Sự vận hành của TTĐ cũng giống như vận hành của một cơ thể sống. Cơ thể sống vận hành được nhờ sự lưu thông của máu. “Máu” của TTĐ là các vật dẫn sau:
1/ Điện năng (W) được truyền từ các nhà máy phát điện đến các công ty truyền tải, => các công ty phân phối, => các hộ tiêu dùng điện.
2/ Tiền ($) được truyền theo hướng ngược lại, từ các hộ tiêu dùng điện qua các công ty phân phối và hệ thống thanh toán đến các nhà máy phát điện.
3/ Thông tin (I) được truyền từ cơ quan điều độ đến các nhà máy phát điện, các công ty truyền tải, các công ty phân phối và các định chế thanh toán.
Như vậy, các mạch “máu” được lưu thông trên thị trường điện sẽ như sau:
Hình 1. Các mạch “máu” lưu thông trong thị trường điện.
II. Thị trường điện “tích hợp theo chiều dọc” (TTĐ 1.0)
Hình 2. Mô hình tích hợp theo chiều dọc của TTĐ 1.0.
Mô hình tích hợp theo chiều dọc của điện năng được dựa trên sự tích hợp theo chiều dọc của các đơn vị trực tiếp sản xuất, truyền tải và cung ứng điện năng. Đây là mô hình lạc hậu nhất của TTĐ (TTĐ 1.0). Mô hình này đã được áp dụng ở Việt Nam, vận hành thử nghiệm từ 2009 và vận hành chính thức từ năm 2012.
Mô hình này có điểm đặc trưng là các hộ tiêu dùng điện (người mua điện - đường đứt quãng trong hình vẽ trên) hoàn toàn nằm ngoài thị trường, vì không có khả năng lựa chọn người bán buôn, hay người bán lẻ điện.
III. Thị trường điện “một người mua” (TTĐ 2.0)
Mô hình thị trường một người mua (hay còn ví là mô hình “bể bơi”) có đặc trưng là tính độc quyền trong lĩnh vực bán buôn điện năng, nhưng, trong những điều kiện nhất định, cho phép có sự cạnh tranh trong lĩnh vực phát điện và trong lĩnh vực cung cấp điện đến người tiêu dùng cuối cùng. Các sơ đồ cấu trúc của các phương án tổ chức TTĐ theo mô hình TTĐ 2.0 gồm 3 cấp hoàn thiện được trình bày trong các hình vẽ dưới đây.
Mô hình TTĐ một người mua cấp độ 1 (TTĐ phát điện cạnh tranh) được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2012 và từ 1/1/2019 đã chuyển sang TTĐ bán buôn cạnh tranh (VWEM), tương đương TTĐ cấp độ 2.2. Tuy nhiên, trong mô hình này người mua điện vẫn chủ yếu giao dịch thông qua các đơn vị mua buôn điện là EVN và 5 công ty phân phối điện địa phương trực thuộc EVN (theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BCT). Giao dịch mua trực tiếp từ các nhà sản xuất điện mới đang ở giai đoạn thí điểm:
Hình 3. Thị trường một người mua cấp độ 1 (TTĐ 2.1).
Hình 4. Thị trường một người mua cấp độ 2 (TTĐ 2.2).
Hình 5. Thị trường một người mua cấp độ 3 (TTĐ 2.3).
Trong giai đoạn 1, chức năng sản xuất điện được tách biệt khỏi chức năng của “người mua duy nhất”. Trong giai đoạn 2, các chức năng truyền tải và phân phối điện được tách biệt khỏi chức năng của “người mua duy nhất”. Trong giai đoạn 3 cuối cùng, chức năng điều độ cũng tách khỏi chức năng của “người mua duy nhất” và “người mua duy nhất” chỉ còn thực hiện chức năng mua buôn điện năng từ các nhà sản xuất và bán buôn cho các nhà cung cấp.
Thế mạnh của TTĐ “một người mua”:
1/ Tạo ra môi trường cạnh tranh cho các nhà cung cấp điện và người tiêu dùng điện.
2/ Tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường phát điện.
3/ Tạo ra khả năng xuất hiện các nguồn năng lượng sơ cấp mới có thể được sử dụng để phát điện.
4/ Tạo ra khả năng nâng cao hiệu quả của sản xuất; và
6/ Chất lượng và sự ổn định của việc cung cấp điện sẽ lần lượt được nâng cao (từ TTĐ 2.1 đến TTĐ 2.3).
Ưu điểm của mô hình này là:
Thứ nhất: Cơ cấu của các thành phần tham gia phát điện sẽ thay đổi đáng kể ngay sau khi thị trường được vận hành.
Thứ hai: Số lượng các công ty phát điện lớn có khả năng tạo ra sự cạnh tranh trong quá trình bán điện cho “người mua duy nhất” sẽ tăng lên đáng kể.
Thứ ba: Các nhà cung cấp điện - những người mua điện từ thị trường “một người mua duy nhất” cũng sẽ bán điện cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở có cạnh tranh.
Nhược điểm của mô hình thị trường điện một người mua: Trong các giai đoạn đầu tổ chức mô hình bể bơi, ví dụ ở Anh và xứ Wales, đã xuất hiện một số vấn đề, như:
1/ Sự cạnh tranh không đáng kể giữa các tổ máy phát điện trong việc xác định giá điện của thị trường. Vấn đề này đã được giải quyết bằng cách giảm một cách ổn định tỷ trọng trên thị trường của các công ty phát điện lớn.
2/ Sự tham gia không đầy đủ của người tiêu dùng điện vào việc hình thành giá bán điện. Trong mô hình này, chỉ có các hộ tiêu thụ lớn có thể và có điều kiện giảm nhu cầu điện của mình một cách đáng kể để đóng vai trò như những “nhà giả sản xuất điện”.
3/ Sự tương tác không hiệu quả giữa các thị trường của khí và điện năng.
4/ Sự tham gia vào thị trường mang tính bắt buộc, khi tất cả các nhà cung cấp đã bị ép phải mua điện năng từ “người mua duy nhất”, còn các nhà sản xuất cũng bị ép phải bán toàn bộ điện năng sản xuất được cho “người mua duy nhất”.
5/ Tiến độ hình thành của thị trường thấp.
Ở Anh và xứ Wales, thị trường với mô hình “một người mua duy nhất” đã trở thành một thị trường bán buôn năng lượng điện đầu tiên, mà trong đó, các kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được xác định bằng các cơ chế thị trường. Thị trường này đã được phê chuẩn từ tháng 4/1990, ngay khi việc tư nhân hóa thị trường điện được triển khai, đã tạo ra các điều kiện cạnh tranh gữa các nhà sản xuất điện và giữa các nhà cung cấp bán lẻ (người tiêu dùng điện đã có khả năng lựa chọn nhà cung cấp điện năng).
IV. Thị trường không can thiệp (TTĐ 3.0)
Mô hình “không can thiệp” này của TTĐ có 2 phiên bản được nâng cấp, hoàn thiện: Không can thiệp vào bán buôn - TTĐ 3.1 và không can thiệp vào bán buôn và bán lẻ - TTĐ 3.2.
1/ Thị trường điện không can thiệp vào bán buôn (TTĐ 3.1):
Phiên bản TTĐ 3.1 là mô hình của một thị trường điện mà trong đó “người mua duy nhất” sẽ dần dần phải tự giảm tỷ trọng tham gia của mình vào hoạt động của thị trường bằng cách cho phép ngày càng nhiều các công ty cung cấp điện và/hoặc các hộ tiêu thụ lớn ký trực tiếp các hợp đồng mua - bán điện với các nhà máy điện. Thị trường này được vận hành theo mô hình sau:
Hình 6. Mô hình thị trường không can thiệp vào bán buôn (TTĐ 3.1).
Mô hình thị trường không can thiệp bán buôn có các đặc tính chủ yếu sau:
Một là: Chức năng điều độ (lập các biểu đồ phụ tải và lập kế hoạch cân bằng công suất) sẽ dần dần chuyển từ “người mua duy nhất” sang các công ty phát điện và phân phối điện. Các công ty này sẽ làm việc theo các hợp đồng mua - bán trực tiếp.
Hai là: Tạo ra khả năng hình thành một thị trường mua - bán điện trên sàn giao dịch (hoặc một số yếu tố của sàn).
Ba là: Mục đích điều tiết hoạt động của thị trường sẽ là tối ưu hóa các luật chơi trên thị trường, kể cả tối ưu hóa các điều kiện và các nguyên tắc truyền tải điện năng, giá truyền tải điện và giá cung cấp điện.
Kết quả thực hiện mô hình này là tạo ra một thị trường của các hợp đồng mua bán điện trực tiếp và dài hạn theo giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận giữa các nhà phát điện và người tiêu dùng điện, đồng thời cũng tạo ra một thị trường cho các hợp đồng ngắn hạn (“thị trường giao ngay”). Trong thị trường được vận hành theo mô hình “không can thiệp vào bán buôn” này sẽ diễn ra sự cạnh tranh đáng kể giữa các nhà sản xuất, cũng như giữa các nhà phân phối/cung cấp. Điều này sẽ dẫn đến việc tối ưu hóa quá trình hình thành giá điện trên thị trường.
Mục tiêu cuối cùng của việc “không can thiệp vào bán buôn” là dần dần tiệm cận tới một mô hình hoàn thiện hơn của thị trường điện. Ở đây, phân khúc của thị trường bán buôn sẽ gồm: Các hợp đồng được ký giữa hai bên; thị trường giao dịch (mua đi bán lại) các hợp đồng cung cấp hiện vật (điện năng); thị trường giao dịch các hợp đồng tài chính, và thị trường của các hệ thống dịch vụ (phụ trợ).Thị trường không can thiệp vào bán buôn và bán lẻ (TTĐ 3.2)
2/ Đây là một trong số các mô hình hoàn thiện của thị trường điện. Mô hình này có các đặc tính sau:
Thứ nhất: Tất cả những người sử dụng điện cuối cùng có khả năng tự lựa chọn cho mình nhà cung cấp điện.
Thứ hai: Hoạt động phân phối điện năng được tách biệt khỏi việc bán lẻ điện năng như một hàng hóa.
Thứ ba: Tất cả các nhà bán điện có khả năng cạnh tranh với nhau trong việc ký kết các hợp đồng cung ứng.
Thứ tư: Thị trường được “mở” hoàn toàn cho việc tham gia tự do vào thị trường từ bên ngoài của các nhà sản xuất điện và tiêu dùng điện, cũng như các nhà môi giới trung gian hoạt động trong cơ chế cạnh tranh tự do.
Trong giai đoạn đầu tiên của việc tái cấu trúc, hoạt động của các công ty phân phối về truyền tải điện năng bằng các lưới điện cục bộ sẽ được tách biệt khỏi chức năng bán lẻ. Các nhà bán lẻ độc lập hoạt động trên thị trường có điều kiện để cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với các nhà cung cấp - người sở hữu các lưới phân phối điện. Trong gian đoạn kết thúc của việc tái cấu trúc, các nhà sản xuất và các hộ tiêu dùng điện ngoài thị trường sẽ có khả năng tham gia vào thị trường - tức là tạo ra một thị trường điện đa quốc gia.
V. Thị trường điện cạnh tranh toàn diện (TTĐ 4.0)
Một thị trường điện cạnh tranh sẽ bao gồm: Thị trường của các hợp đồng song phương (TTĐ 4.1) và thị trường cân bằng (TTĐ 4.2). Các thị trường này được phân biệt bằng các thời kỳ quá độ khác nhau, như sau:
1/ Thị trường của các hợp đồng dài hạn. Trên thị trường này, các bên bán và bên mua ký với nhau các hợp đồng mua bán cho giai đoạn tương lai (ví dụ cho tuần, tháng, hoặc năm tới).
2/ Thị trường “ngày tới”. Trên thị trường này, các bên bán và bên mua ký với nhau các hợp đồng mua bán cho các ngày tiếp theo.
3/ Thị trường cân bằng. Đây là thị trường được sử dụng để khớp nối cung và cầu về điện (“cân bằng” của hệ thống) trong thời gian thực của ngày hiện tại.
Với thị trường này, ban đầu, những người dùng điện sẽ lập kế hoạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của mình thông qua việc mua điện trên “thị trường của những hợp đồng dài hạn”. Điều này sẽ diễn ra một lần, hoặc nhiều lần liên tục (tùy theo mức độ) cho đến khi thị trường “ngày tới” bắt đầu hoạt động.
Bằng cách chuyển sang mua điện trên “thị trường ngày tới”, người dùng điện có cơ hội khớp nhu cầu dùng điện trong ngày mai với hợp đồng mua - bán điện ký hôm nay một cách chính xác hơn. Còn thị trường cân bằng sẽ được sử dụng để cân bằng cung và cầu trực tiếp trong ngày cung cấp.
Thị trường “các hợp đồng song phương” sẽ xem xét cấp điện hiện vật được ký giữa nhà sản xuất điện với nhà cung cấp điện trung gian, hoặc với người tiêu dùng cuối cùng. Hợp đồng này sẽ xem xét việc cấp các lượng điện năng theo phụ tải “nền” hoặc “đỉnh” hoặc kết hợp cả hai, phù hợp với một biểu đồ phụ tải nhất định và phù hợp với các nhu cầu khác của người mua điện.
Thị trường các hợp đồng song phương và thị trường “một người mua” có nhiều điểm chung, nhưng cũng có sự khác biệt đáng kể. Các bên tham gia thị trường “các hợp đồng song phương” sẽ ký kết hợp đồng hiện vật (MWe). Sau khi hợp đồng song phương được ký kết, trên cơ sở “tự điều độ”, các công ty sản xuất điện sẽ chủ động đảm bảo sản xuất ra các lượng điện năng đã được giao kết theo hợp đồng. Trong các hợp đồng song phương sẽ xác định giá điện, sản lượng điện và chúng khác nhau đối với những bên khác nhau. Cơ quan “Vận hành hệ thống” sẽ có trách nhiệm đảm bảo sự cân bằng trên thị trường trong thời gian thực bằng cách lựa chọn các tổ hợp các đơn hàng (mua hoặc bán) của các bên tham gia phù hợp với yêu cầu giảm, hoặc tăng sản lượng điện cần cung cấp. Tổ hợp các đơn hàng được xem xét theo cả hai tiêu chí về kinh tế - “chi phí thấp hơn” và, về kỹ thuật - “lợi hơn về mặt kỹ thuật”.
Trong thị trường điện “một người mua”, việc điều độ hệ thống không thực hiện theo các hợp đồng song phương của các bên tham gia, mà được thực hiện bởi một cơ quan vận hành hệ thống. Sản lượng điện sản xuất được xác định theo biểu đồ điều độ, còn giá sẽ được áp dụng như nhau cho tất cả các nhà sản xuất điện và người mua điện. Giá này được xác định ở mức giá tối đa của hệ thống - tức là giá chào bán của tổ máy phát đã được đưa vào biểu đồ phụ tải ngày và đêm mà có giá cao nhất.
Thị trường điện năng phát triển nhất hiện nay là thị trường điện của Anh và xứ Wales (còn gọi là “bể bơi của Anh và xứ Wales”), và thị trường điện hợp nhất của các quốc gia Scandinavi (“Bể bơi Phương bắc”)./.
NGUYỄN THÀNH SƠN - ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
PHAN NGÔ TỐNG HƯNG - HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)