e

Thứ Hai, tháng 4 29, 2019

Việt Nam tham gia Asia 's Got Talent 2019


Video :Youtube

Thứ Bảy, tháng 4 27, 2019

Earth Song ( Amadeus)


Trang trại điện mặt trời hơn 600 tỷ ở Đăk Lăk


                     Trang trại điện mặt trời hơn 600 tỷ ở Đăk Lăk đi vào hoạt động

Trang trại điện mặt trời BMT rộng 34,5ha, cung cấp 44 MWh/năm cho hệ thống điện lưới quốc gia.
Video :Vnexpress

Thứ Tư, tháng 4 24, 2019

Đã tạo ra loại pin mặt trời kép như 'bánh sandwich'

Các nhà khoa học đã tạo ra loại pin mặt trời kép như 'bánh sandwich'

Bằng cách kết hợp lớp perovskite với tấm pin silic cổ truyền, các kỹ sư đã tăng mạnh hiệu quả của pin Mặt trời.
Perovskite, tên gọi chung của các vật liệu gốm có cấu trúc tinh thể giống với cấu trúc của vật liệu gốm canxi titanat (CaTiO3), là loại vật liệu đầy hứa hẹn để tạo ra pin Mặt trời.
Việc “phối ngẫu” tấm nền perovskit vốn có khả năng hấp thụ tốt các hạt photon xanh giàu năng lượng từ ánh sáng mặt trời, với một lớp silicon tiêu chuẩn có đặc tính hấp thụ tốt các tia sáng chứa mức năng lượng thấp.
Trên lý thuyết, dạng cấu trúc hai lớp pin song song như thế có thể cung cấp một cường độ năng lượng gấp đôi mức thông thường. Nhưng việc chế tạo hai tấm pin mặt trời hoàn thiện với một lớp nằm trên lớp còn lại sẽ khiến chi phí sản xuất gia tăng và đặt ra nhiều thách thức khác. Một nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã công bố bước tiến trong việc tìm ra một phương pháp với tiềm năng đơn giản và tiết kiệm hơn để chế tạo loại pin mặt trời kép này.


Trong nghiên cứu của nhóm này, perovskite đóng vai trò chuyển hoá ánh sáng thay vì tạo ra năng lượng, chúng làm nhiệm vụ chuyển hoá các quang tử lam thành những quang tử cận-hồng ngoại (near IR photons) mà sau đó lớp pin silicon bên dưới sẽ chuyển hoá chúng thành năng lượng. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng kiểu thiết kế này có thể tăng hiệu năng của lớp pin silicon lên tới xấp xỉ mức 20%.
Nếu thực như thế, đây có thể là mấu chốt để hiện thực hoá lời hứa hẹn với ngành năng lượng mặt trời của perovskite - một dãy các hợp chất có cùng cấu trúc tinh thể và được tạo nên từ những nguyên tố phổ biến như chì, brom và clo.
"Đây là một trong những kết quả thú vị nhất mà tôi được chứng kiến trong suốt một thời gian dài", Michael McGehee, một chuyên gia về perovskite tại Đại học Stanford ở Palo Alto, California, chia sẻ. "Mức gia tăng hiệu suất tạo dòng điện mà họ đã tuyên bố là vô cùng ấn tượng”. 
Silicon trở thành vật liệu thống trị trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời không chỉ bởi chúng là bộ chuyển đổi quang năng tối ưu nhất, mà còn bởi tính tiện ích và chi phí tương đối rẻ. Tuy nhiên, vật liệu này đòi hỏi các nhà sản xuất phải sử dụng những căn phòng chuyên dụng đắt tiền để tinh lọc và chuẩn bị trước các khâu tiền sản xuất.
Ngược lại, perovskite dễ dàng được cán mỏng thành những tấm hấp thụ quang năng mạnh mẽ. Đa số các vật liệu mang cấu trúc perovskite chỉ hấp thụ tối ưu quang tử lam, do đó chúng cần được kết hợp với chủng vật liệu khác để có thể hấp thu toàn bộ các quang tử ánh sáng màu khác trong dãy quang phổ.
Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang trong cuộc đua thương mại hóa pin mặt trời từ vật liệu perovskite bằng cách lắp đặt chúng bên trên các mô-đun silicon thông thường, vốn không có khả năng hấp thụ năng lượng từ các quang tử của những chùm ánh sáng xanh mà chuyển hoá các quang tử  này thành nhiệt lượng thay vì tạo ra dòng điện. Nhưng bên cạnh chi phí cho việc thêm các lớp thiết bị, các nhà sản xuất cũng phải vật lộn với những thách thức thực tế như cần phải tạo một thiết kế song song hoàn hảo để lượng dòng điện phát ra từ mỗi tấm pin là như nhau. Nếu không, dòng tổng thể bị giới hạn bởi tấm pin yếu hơn trong hai tấm.
ách đây hai năm, các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi kỹ sư điện Hongwei Song tại Đại học Cát Lâm ở Trường Xuân, Trung Quốc, đã báo cáo về một hướng giải pháp cho những thách thức này. Bằng cách cho một lượng nhỏ kim loại hiếm ytterbium vào một mẫu perovskite tiêu chuẩn từ cesium và chì, họ phát hiện ra rằng có thể hình thành một cấu tạo perovskite song song với kiến ​​trúc khác biệt và đơn giản hơn.
Giống như những perovskite thông thường, phiên bản pha tạp ytterbium hấp thụ các photon màu xanh, tạo năng lượng cho các electron trong vật liệu. Nhưng những điện tử này không tạo thành dòng điện. Thay vào đó, chúng ngay lập tức truyền năng lượng của mình cho các nguyên tử ytterbium, các nguyên tử này sau đó tái phát xạ gần như toàn bộ quang tử được hấp thụ dưới dạng ánh sáng cận hồng ngoại. Hầu hết các photon này nén vào lớp pin silicon bên dưới, nơi toàn bộ năng lượng của chúng được hấp thụ và chuyển đổi thành điện năng với nhiệt lượng tạo ra rất ít.
"Với nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng mặt trời thành điện năng, sự kết hợp các vật liệu này gần như chính là tất cả những gì mà bạn cần đến", Daniel Gamelin, nhà hóa học tại Đại học Washington ở Seattle khẳng định.
Tuy nhiên, những perovskite mà nhóm nghiên cứu của Song tạo ra là những hạt mang kích thước nano, vốn khó có thể kết tụ đồng bộ trên một tấm pin silicon. Đây vẫn là vấn đề tối nan giải với những sản phẩm pin mặt trời phiên bản thương mại vận hành tốt nhất, trong đó tấm pin silicon được phủ lên bề mặt một lớp thủy tinh bảo vệ được làm nhám có chủ ý. Những chóp gồ thủy tinh li ti giúp dẫn ánh sáng đi vào bên trong lớp pin thay vì bị phản xạ khỏi bề mặt bên trên của nó, nhưng các hạt nano perovskite không phải lúc nào cũng tạo thành một lớp phủ liền mạch trên bề mặt gồ ghề.
Trong phiên họp của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ vào tuần trước tại đây, Gamelin đã tuyên bố rằng ông và các cộng sự đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Họ đã sử dụng một kỹ thuật chế tạo pin mặt trời khá phổ biến được gọi là kỹ thuật lắng chân không để tạo ra các lớp perovskite pha ytterbium mỏng trải dài trên các tấm pin mặt trời silicon một quãng khoảng 14 cm. Kỹ thuật này sử dụng một lớp phim perovskite để bao bọc những chóp gồ thủy tinh li ti trên bề mặt tấm pin.
“Kết quả thử nghiệm từ cấu trúc pin mặt trời song song cho thấy, gần như tất cả ánh sáng xanh được hấp thụ bởi perovskite được chuyển đổi thành các photon gần IR,”Gamelin trình bày trong báo cáo.
Từ kết quả này, ông dự đoán, việc phủ một lớp perovskite pha ytterbium lên bề mặt một tấm pin silicon cao cấp sẽ cho phép nó chuyển đổi thành công 32,2% quang năng được hấp thụ thành điện năng, tăng lên từ mức 27% trước đó – tức tổng mức tăng 19.2%. Nhóm nghiên cứu của Gaminin hiện đang làm thí nghiệm để xác minh những dự đoán đó.
"Tôi hơi nghi ngờ về những con số," McGehee bày tỏ. Nhưng cho dù chỉ là một phần của mức gia tăng này thì nó vẫn "sẽ là một bước tiến lớn" của nhân loại, ông chia sẻ thêm.
Tháng trước, Gamelin và các đồng nghiệp đã khởi động một công ty khởi nghiệp mang tên BlueDot để thương mại hóa nền tảng công nghệ này. Họ đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Các công ty khởi nghiệp Perovskite như Oxford PV ở Vương quốc Anh và Saule Technologies ở Warsaw đã hoàn tất thử nghiệm loại pin mang cấu trúc song song perovskite-silicon của mình hoặc đang ráo riết chuẩn bị để làm điều đó.
Tuy nhiên, BlueDot vẫn hy vọng sẽ vượt qua các công ty khác, bởi lẽ một thiết kế song song đơn giản hơn sẽ cho phép các nhà sản xuất pin mặt trời từ silicon tiêu chuẩn tích hợp perovskite vào dây chuyền sản xuất của họ dễ dàng hơn – và trong tương lai sẽ có thể đưa perovskite lên mọi mái nhà trên toàn thế giới.
Xuân Nguyễn (Theo Science Mag - Khampha)

Thứ Hai, tháng 4 22, 2019

Mặt trái của chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Mặt trái của chính sách phát triển năng lượng tái tạo


 - 
 Pin mặt trời có thể sản sinh ra lượng chất thải độc hại trên mỗi đơn vị điện nhiều hơn cả các lò phản ứng hạt nhân. Trên thực tế, các nhà khoa học đã có rất nhiều kinh nghiệm để đối phó với chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân, nhưng lại có rất ít kinh nghiệm đối phó với chất thải năng lượng mặt trời.

Theo Engadget, để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C chúng ta cần dựa vào năng lượng tái tạo, xe điện (EV) và bộ lưu trữ pin. Nhưng việc tạo ra cơ sở hạ tầng đó sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu của chúng ta đối với các kim loại như coban và lithium. Một báo cáo công bố trong tuần này cảnh báo rằng sự gia tăng nhu cầu đối với coban, lithium và các kim loại khác có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ của hành tinh, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về xã hội, cũng như môi trường.
Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Tương lai Bền vững (Sustainable Futures), tình hình đặc biệt cấp bách đối với EV (xe điện) và các ngành công nghiệp pin. Những ngành công nghiệp này là cái tên đi đầu về nhu cầu coban, với mỗi EV cần từ 5 đến 10 kg kim loại để sản xuất pin lithium-ion. Có đến 60% coban đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đã bị buộc tội sử dụng lao động trẻ em trong các mỏ của mình.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tổng cộng 14 kim loại, bao gồm cả những kim loại được sử dụng trong các tấm pin mặt trời và tua bin gió. Họ ước tính rằng, việc chuyển đổi 100% năng lượng tái tạo có thể làm tăng nhu cầu đối với lithium và niken lên tới lần lượt 280% và 136%. Như Grist báo cáo, việc vội vàng đáp ứng nhu cầu đó có thể sẽ làm tăng hoạt động khai thác tại các quốc gia có các quy định an toàn và bảo vệ môi trường lỏng lẻo.
Theo báo cáo, tái chế là giải pháp tốt nhất của chúng ta để giảm nhu cầu các kim loại này. Nhiều công ty như Apple và Amazon đã làm việc để phát triển các hệ thống tái chế khép kín. Tuy nhiên, theo Payal Sampat của Earthworks, người công bố nghiên cứu trên: "Chúng ta sẽ không sửa chữa công nghệ theo cách này. Nó sẽ đòi hỏi những thay đổi chính sách có ý nghĩa hơn để làm giảm cơ bản nhu cầu tổng thể (đối với các tài nguyên kể trên)".
Chất thải pin mặt trời nguy hiểm hơn chất thải hạt nhân?
Một báo cáo từ nhóm ủng hộ hạt nhân Environment Progress (EP) đã cho rằng, pin mặt trời có thể sản sinh ra lượng chất thải độc hại trên mỗi đơn vị điện nhiều hơn cả các lò phản ứng hạt nhân. Trên thực tế, các nhà khoa học đã có rất nhiều kinh nghiệm để đối phó với chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân, nhưng lại có rất ít kinh nghiệm đối phó với chất thải năng lượng mặt trời.
Báo cáo đã chỉ ra rằng, các tấm năng lượng mặt trời sử dụng kim loại nặng, bao gồm chì, crom (Chromium) và cadimi (Cadmium), là những thứ có thể gây hại tới môi trường. Những rủi ro của chất thải hạt nhân là không phải bàn cãi và hoàn toàn có thể được chuẩn bị trước, nhưng đến nay hầu như vẫn chưa có phương pháp nào để giảm thiểu những vấn đề về chất thải độc của pin mặt trời.
"Không ai lường được về mức độ nguy hiểm của chất thải từ năng lượng mặt trời rõ ràng như với chất thải hạt nhân" - Tiến sĩ Jeff Terry, một giáo sư vật lý hạt nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu năng lượng tại Viện Công nghệ Illinois đã nói với Quỹ Báo chí Daily Caller. "Có hai loại chất thải từ năng lượng mặt trời. Chất thải từ việc sản xuất và chất thải từ tấm năng lượng mặt trời sau khi đã qua vòng đời của nó. Có các loại chất liệu trong đó mà nếu rò rỉ ra ngoài thì sẽ không tốt một chút nào".
Terry nói rằng, chất thải từ các tấm năng lượng mặt trời sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề nan giải hơn cả chất thải hạt nhân, bởi các lưới điện cần một lượng lớn hơn các tấm năng lượng để sản xuất ra cùng một lượng điện với một lò phản ứng hạt nhân.
"Lượng chất thải từ năng lượng mặt trời cao hơn rất nhiều so với hạt nhân chỉ bởi vì mật độ năng lượng" - Terry nói. "Trên mỗi pound chất thải được thải ra, bạn nhận lại được nhiều điện năng từ hạt nhân hơn. Nhưng để sản xuất từ năng lượng mặt trời và từ gió bạn sẽ cần nhiều nguyên liệu hơn là từ hạt nhân".
Một chuyên gia khác cũng lo lắng rằng, các nhà khoa học và các kỹ sư đã có rất nhiều kinh nghiệm để đối phó với chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân, nhưng lại có rất ít kinh nghiệm đối phó với chất thải năng lượng mặt trời.
"Tất cả các loại hình năng lượng đều tạo ra các sản phẩm nguyên liệu thải phụ từ việc xây dựng ban đầu, từ các hoạt động và cuối cùng là từ việc tiêu hủy", Lake Barrett - cựu Phó giám đốc Văn phòng Quản lý Chất thải Phóng xạ Dân sự thuộc Ban Năng lượng, đã nói với TheDCNF. "Xã hội nay đã có hơn 50 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng về chất thải hạt nhân, nhưng lại có rất ít hiểu biết về quản lý và tiêu hủy chất thải năng lượng tái tạo".
Terry nói rằng, các tấm năng lượng mặt trời đều sử dụng các chất liệu nguy hiểm như axít sunphua (sulfuric acid) và khí phosphine độc hại trong quy trình sản xuất. Để tái sử dụng được các chất liệu này là cực kỳ khó khăn và các tấm năng lượng thường có vòng đời sử dụng rất ngắn.
"Việc xử lý hóa học trong quy trình sản xuất các tấm năng lượng mặt trời là rất đáng lưu tâm" - Terry nói. "Hiện nay, chúng ta đang thuê ngoài để làm việc đó và đang đẩy trách nhiệm về chất thải lên người khác".
Các tấm năng lượng mặt trời không thể được trữ tại các bãi phân loại rác mà không có rủi ro gây ô nhiễm toàn bộ khu vực, và việc tháo dỡ các tấm năng lượng ra để tái chế là một quy trình hết sức vất vả và nhìn chung không có lợi nhuận.
"Nếu bạn chỉ ném một tấm năng lượng mặt trời vào một bãi rác, nó sẽ vỡ ra và gây ra nhiều vấn đề" - Terry nói. "Hiện nay chúng ta vẫn còn chưa biết cách ứng phó với chất thải năng lượng mặt trời và chưa có một ai có một kế hoạch thực sự nào để giải quyết được những tấm năng lượng mặt trời này sau khi chúng đã rời khỏi những ngôi nhà. Với hạt nhân, chúng ta hoàn toàn có thể lên kế hoạch về cách sử dụng chất thải ra sao và điều đó cũng được đưa vào trong tính toán cẩn thận".
Các tấm năng lượng mặt trời thường khó để tiêu hủy, hoặc tái chế. Nhật Bản hiện nay cũng đang đau đầu trong việc tìm cách tái sử dụng kho chất thải năng lượng mặt trời đang ngày một dày lên, được dự đoán là sẽ vượt qua con số 10 nghìn tấn vào năm 2020 và sớm muộn sẽ đạt đến 800.000 tấn mỗi năm vào năm 2040. Hơn nữa, đa phần các nước ủng hộ năng lượng mặt trời đều không yêu cầu các nhà sản xuất thu thập và tiêu hủy chất thải năng lượng mặt trời.
Barret cũng chỉ ra rằng chất thải hạt nhân với rủi ro phóng xạ cao nhất cũng phân rã khá nhanh, trong khi chất thải năng lượng mặt trời sẽ còn tồn đọng trong môi trường trong khoảng thời gian dài hơn rất nhiều.
"Chất thải hạt nhân đều có phóng xạ và chất phóng xạ thường nghe có vẻ đáng sợ với những ai không hiểu về nó" - Barrett nói. "Cùng với thời gian, chất thải phóng xạ sẽ phân rã một cách tự nhiên gần như hoàn toàn trong một vài trăm hay một vài nghìn năm. Các chất thải kim loại nặng thường có trong các loại chất thải năng lượng tái tạo, thì không bao giờ phân rã đi mà sẽ tồn đọng lại vĩnh viễn trong môi trường".
Khi so sánh, chất thải hạt nhân thông thường có thể được tái chế, hoặc là trở thành nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân hay sử dụng để làm dược phẩm.
"Đa phần chất thải hạt nhân đều không hẳn là chất thải bởi chúng có thể được tái xử lý trở thành nhiên liệu lò phản ứng" - Terry nói. "Nước Mỹ trên thực tế trước đây đã chỉ ra điều đó với lò phản ứng EBR-2. Bạn sẽ không bao giờ có thể phục hồi được 100% lượng uranium hay plutonium, nhưng bạn vẫn có thể lấy lại được một lượng lớn. Các sản phẩm phân hạch cũng rất hữu dụng cho các thứ khác như các loại dược phẩm phóng xạ".
Hiện nay có tới 1,4 triệu công trình năng lượng mặt trời tại nước Mỹ, và nhiều trong số đó đều đã đi gần hết vòng đời kéo dài 25 năm của mình. Chính phủ vẫn chưa có nhiều biện pháp để giải quyết chất thải năng lượng mặt trời như với chất thải hạt nhân.
"Chất thải hạt nhân là loại chất thải được quản lý nghiêm ngặt nhất trong lịch sử loài người", Barrett nói. "Các quy định và tiêu chuẩn cực kỳ chi tiết như USNRC (Ban Quản lý Hạt nhân Mỹ) và USSEPA (Văn phòng Bảo vệ Môi trường Mỹ) đã được thành lập nên với những giới hạn rất khắt khe để bảo vệ sức khỏe và an toàn công cộng cùng với môi trường trong vòng một triệu năm tới. Không có loại chất thải nào lại có các yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt đến thế".
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tấm năng lượng mặt trời thậm chí cũng không phải là một cách hữu hiệu để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, trong khi đó lại là lý do lớn nhất để ủng hộ công nghệ đó.
Theo số liệu thống cho thấy, việc xây dựng các tấm năng lượng mặt trời làm tăng mạnh khí nhà kính nitrogen trifluoride (NF3), một loại khí mạnh hơn gấp 17.200 lần so với khí CO2 với tư cách một loại khí nhà kính trong khoảng thời gian 100 năm. Lượng khí thải NF3 đã gia tăng lên 1.057% trong vòng 25 năm trở lại đây. Để so sánh, khí thải cácbon điôxít tại nước Mỹ chỉ tăng lên có khoảng 5% trong cùng kỳ.
NGUỒN: VNREVIEW/ SPIDERUM

Nhà máy điện mặt trời Cư Jút - Đăk Nông

Nhà máy điện mặt trời Cư Jút phát điện thương mại


 - 
 Vào lúc 09 giờ 20 phút, ngày 20/4/2019, tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung (EVNCHP) đã tổ chức phát điện thương mại thành công Nhà máy điện mặt trời Cư Jút.


Toàn cảnh mặt bằng Nhà máy Điện mặt trời Cư jut.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Cư Jút được xây dựng tại trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, với quy mô công suất là 50 MWAC; điện lượng bình quân là 94,71 triệu kWh, với tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng; dự án được triển khai từ tháng 6 năm 2017 do EVNCHP làm chủ đầu tư. Tổng thầu EPC là Sumec Complete Equipment & Engineering Co., ltd (Trung Quốc).
Nhà máy điện mặt trời Cư Jut là một trong những dự án điện mặt trời quy mô lớn đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

Ông Trương Công Giới - Tổng giám đốc EVNCHP cho biết: Để đạt được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Lãnh đạo các bộ ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các cổ đông lớn CPC, SPC và REE cũng như sự ủng hộ của lãnh đạo và chính quyền tỉnh Đăk Nông, huyện Cư Jút và người dân tại khu vực dự án nên quá trình triển khai gặp nhiều thuận lợi.
Mặt khác, dự án được xây dựng ở khu vực có mức bức xạ cao, địa hình khá bằng phẳng nên rất thuận lợi cho công tác san lấp mặt bằng, vận chuyển máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình. Đặc biệt, đường dây 110 kV Đăk Mil - Cư Jút đi ngang qua khu vực dự án nên tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công đường dây đấu nối trạm biến áp của nhà máy điện mặt trời Cư Jút với đường dây 110kV Đăk Mil - Cư Jút.
Và điều quan trọng, theo ông Giới là đã chọn được nhà thầu Tổng thầu SUMEC Complete Equipment & Engineering Co., Ltd có kinh nghiệm thực hiện gói thầu EPC cho các nhà máy điện mặt trời ở Trung Quốc, Malaysia và một số quốc gia khác, có tiềm lực tài chính tốt nên thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án.
"Để kịp phát điện thương mại trước ngày 30/6/2019, hưởng giá bán điện 9,35 US cents/kWh theo quy định của Quyết định số 11/2017/QĐ - TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, chủ đầu tư đã phối hợp với các nhà thầu tìm mọi phương án nhanh đảm bảo kỹ thuật, an toàn trong khi thi công các hạng mục để hoàn thành kịp thời gian như đã dự kiến…" - Trương Công Giới nhấn mạnh.
DƯƠNG ANH MINH(TheoNangluongvietnam)

Chủ Nhật, tháng 4 21, 2019

Nhà máy điện mặt trời trên hồ Dầu Tiếng

Cận cảnh nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Á trên hồ Dầu Tiếng

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Á được xây dựng tại Tây Ninh, nằm ở phần bán ngập nước hồ Dầu Tiếng với công suất 420 MW. Sản lượng điện dự kiến là 1,56 tỷ kWh/năm.
Hồ Dầu Tiếng được coi là hồ nước ngọt lớn nhất miền Nam với diện tích khoảng 27.000 ha. Tại phần diện tích thuộc tỉnh Tây Ninh đang hình thành nhà máy điện mặt trời với công suất lắp đặt 500 MW, nằm trên diện tích khoảng 600 ha. Đó là tổ hợp 3 nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3. Khi khởi công vào năm 2017, chủ đầu tư nói rằng đây là tổ hợp điện mặt trời lớn nhất châu Á.
Diện tích xây dựng nhà máy điện mặt trời là phần mặt hồ bán ngập nước của hồ Dầu Tiếng. Nghĩa là diện tích này sẽ ngập nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì không.
Để chống ngập vào mùa mưa, chủ đầu tư xây dựng các trụ cột bê tông cao khoảng 2,5 m. Trên đó lắp các giá đỡ bằng kẽm để đỡ tấm pin mặt trời. Tuổi thọ của các tấm pin mặt trời và giá đỡ khoảng 20 năm.
Mỗi tấm pin mặt trời có kích thước khoảng 1,6 x 0,9 m và được lắp nối tiếp thành hàng, hướng về nam để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Mỗi tấm pin sẽ phát điện khoảng 6 giờ/ngày, tương ứng số giờ nắng trong ngày. Với công suất 420 MW, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2 và 3 được lắp đặt hàng trăm nghìn tấm pin. Toàn bộ quá trình này kéo dài trong khoảng 18 tháng.
Điện được phát từ mỗi tấm pin sẽ được truyền vào hệ thống dây dẫn nối với trung tâm điều hành để đưa vào trạm biến áp.
Nhà máy đang được gấp rút thi công để hoàn thành trước 30/6. Các tấm pin mặt trời cơ bản được lắp đặt xong, chỉ còn hạng mục cột và đường truyền tải về trạm biến áp.
Theo chủ đầu tư, các tấm pin mặt trời được nhập khẩu chủ yếu từ các đối tác Trung Quốc và Nhật Bản. Còn lại các thiết bị khác như cọc bê tông, máy biến áp, dây dẫn... được sản xuất trong nước.
Khi các tấm pin phát điện và truyền về trạm biến áp, tại đây điện được biến đổi từ 1 chiều sang dòng điện 2 chiều 220 kV. Sau đó điện được hòa vào lưới quốc gia.
Theo tính toán, số giờ nắng trung bình trong năm tại Tây Ninh là 2.600 giờ. Nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Á này có vốn đầu tư khoảng 9.100 tỷ đồng, dự kiến có sản lượng khoảng 4,3 triệu kWh/ngày (1,56 tỷ kWh/năm). Sản lượng này bằng khoảng 1/5 nhà máy thủy điện Hòa Bình. Theo chủ đầu tư, mỗi ngày nhà máy sẽ đem lại doanh thu khoảng 400.000 USD (9,2 tỷ đồng).
Vị trí nhà máy điện mặt trời tại hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Google Maps.
Trần Nguyễn(TheoZing)

Thứ Bảy, tháng 4 20, 2019

Người đẹp Lola Astanova bên cây đàn piano


Thứ Ba, tháng 4 16, 2019

Công nghệ nào cho ngành nhiệt điện?

Công nghệ nào cho ngành nhiệt điện?

Đặng Đình Cung 
Kỹ sư tư vấn
(TBKTSG) - Người dân rất lo ngại những rủi ro của nhiệt điện khi thấy một nhà máy thải xỉ, than (tro) bay và khói ra ngoài thiên nhiên. Đây là một điều dễ hiểu...
Vấn đề môi trường của nhiệt điện
Xỉ chỉ sinh ra ở những lò đốt than, không nguy hại gì nhưng các nhà máy điện than thải ra thiên nhiên một khối lượng lớn xâm phạm cảnh quan thiên nhiên.
Ngược lại, lượng tro bay tương đối ít hơn nhưng có thể độc hại (có thể dễ dàng thâm nhập vào bộ hô hấp sinh ra bệnh nhám phổi gọi là silicosis) và phải được trung hòa trước khi chôn vùi ở một nơi an toàn.
Nhiệt điện tiêu thụ những nguyên liệu chứa nguyên tử carbon nên khói các nhà máy phun ra bắt buộc phải có khí carbon, một khí có hiệu ứng nhà kính.
Về hóa học thì tro bay cũng thô như xỉ, chỉ khác cái là sau khi đã qua quy trình rửa khói thì chúng có một vỏ chất hóa học của nước rửa bao bọc. Người ta có thể dùng tro bay thay vì cát trong ngành xây dựng. Nhưng, cũng như xỉ, giá trị kinh tế của nó không thể so sánh được với chi phí chuyên chở đi xa của các vật liệu xây dựng. Do đó mà phải chôn vùi tro bay trong một hố được sắp xếp đặc biệt để chứa những bùn phế liệu của các ngành kỹ nghệ: ít nhất ba lớp vải địa chất bảo vệ lòng hố, hệ thống trích và xử lý nước lắng và nước mưa... phải kiểm tra thường xuyên tình hình môi trường xung quanh nhà máy và có sẵn phương án đối phó nếu nhận thấy có gì bất thường.
Còn khói thì chủ yếu gồm khí carbon, hơi nước, tro bay và một số ôxít. Khí carbon và hơi nước sẽ được đề cập đến ở phần sau. Như viết ở phần trên, bụi than hít vào phổi sinh ra bệnh silicosis. Các ôxít phản ứng với hơi nước của khí quyển trở thành axít sinh ra hiện tượng mưa axít tai hại cho các sinh vật sống ở mặt đất. Trước khi thải ra thiên nhiên thì người ta phun nước ngược chiều với luồng khói để chặn chúng, sau đó người ta thổi khói qua hai bảng điện tĩnh để chặn những hạt còn lại.
Khi rửa khói thì người ta dùng một dung dịch hóa học để trung hòa những ôxít trong khói. Đặc biệt, người ta pha nước rửa với vôi để khử ôxít sulfuric và có thạch cao, một nguyên liệu dùng trong nhiều ngành kỹ nghệ.
Những phương pháp xử lý như vậy không bao giờ hoàn hảo cả. Với công nghệ hiện nay, người ta chỉ biết phun khói qua một ống khói rất cao để pha loãng khói trên một diện rộng mà giảm hàm lượng tro bay và những khí độc hại xuống dưới hàm lượng tới hạn, không còn đe dọa nữa đến sức khỏe của con người và sự toàn vẹn môi trường tự nhiên. Hàm lượng tới hạn của mỗi chất độc được các nhà khoa học xác định sau nghiên cứu lâm sàng. Các chính phủ dựa vào đó để ban hành các tiêu chuẩn về sức khỏe và toàn vẹn môi trường tự nhiên.
Nếu Chính phủ Việt Nam không có một bộ tiêu chuẩn đầy đủ thì phải tham khảo áp dụng bộ tiêu chuẩn của ISO (International Standardization Organization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) và của các nước công nghiệp để làm cơ sở áp đặt tất cả nhà máy, sản xuất điện hay sản xuất gì khác.
Một vấn đề môi trường khác là khí carbon, một khí có hiệu ứng nhà kính, được các nhà khoa học thế giới cáo buộc là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Đây là một vấn đề chưa có giải pháp thỏa đáng nào.
So sánh các công nghệ nhiệt điện
Để so sánh các công nghệ nhiệt điện sinh ra khí carbon bao nhiêu thì người ta tính tỷ số nguyên tử carbon chia cho tổng số nguyên tử của phân tử cấu thành năng lượng đó. Trong than thì chỉ có nguyên tử carbon. Trong dầu kerosene thì nguyên tử hydro cũng sinh ra năng lượng sau khi phản ứng với các nguyên tử oxy của khí quyển để trở thành hơi nước. Hơi nước cũng là một khí có hiệu ứng nhà kính, nhưng tuổi thọ của nó chỉ có vài ngày vì nó sẽ mau chóng biến thành nước mưa và rơi xuống đất.
Vậy, để sản xuất cùng một lượng điện thì một nhà máy nhiệt điện dầu sẽ sinh ra ít khí có hiệu ứng nhà kính hơn là một nhà máy nhiệt điện than. Thêm vào đó, kerosene là dầu đã được lọc ở nhà máy lọc dầu rồi và đa số những chất hóa học không phải là phân tử hydrocarbon chủ yếu đã bị loại ra rồi.
Khí tự nhiên (Natural Gaz) cũng được dùng trong nhiệt điện. Người ta gọi là khí tự nhiên cho gọn chứ tên khoa học là khí metan. Khí metan là phân tử nhỏ nhất của ngành hóa hữu cơ. Nó gồm một nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydro. Tỷ số nguyên tử carbon thấp hơn tỷ số tương ứng trong dầu. Trước khi chở đến nơi tiêu thụ, người ta khử những hóa chất không phải là phân tử metan bằng phương pháp lỏng hóa. Phương pháp này phân loại những chất hóa học rất hữu hiệu làm cho khí tự nhiên giao đến nhà máy hầu như là metan nguyên chất.
Từ những nhận xét kỹ thuật trên, để sản xuất cùng một lượng điện thì một nhà máy điện dầu sinh ra ít khí có hiệu ứng nhà kính hơn và khói chứa ít khí độc hơn là một nhà máy điện than. Tương tự, điện khí sẽ tốt hơn điện dầu. Vì thế mà người ta ưu tiên chọn khí tự nhiên và sau đó là dầu. Bất đắc dĩ lắm thì người ta mới phải chọn than đá.
Một nhà máy nhiệt điện khí gồm một tuabin khí (gaz turbine) và một lò hơi dùng lại khói hãy còn nóng phun ra từ tuabin khí. Hiệu suất của tuabin khí kém hơn hiệu suất của một tuabin hơi, nhưng cộng với hiệu suất của bộ phận dùng lại khói ở đuôi tuabin thì hiệu suất năng lượng của toàn nhà máy cao hơn rất nhiều so với hiệu suất của một nhà máy thuần túy chạy bằng hơi nước.
Nếu hơi nước của lò hơi cũng dùng để sản xuất điện thì người ta phun thêm khí vào lò hơi để nâng cao nhiệt độ của hơi nước và, nhờ đó, nâng cao công suất và hiệu suất của tuabin hơi (vapor turbine). Chu trình của một nhà máy như vậy gọi là chu trình kết hợp (combined cycle). Chu trình kết hợp này hiệu nghiệm đến nỗi, nếu không có khí tự nhiên thì người ta dùng khí LPG (Liquefied Petroleum Gas, khí dầu hóa lỏng) và nếu không có LPG thì người ta dùng dầu kerosene.
So với bộ đôi lò hơi - tuabin hơi thì tuabin khí còn có một lợi thế quan trọng nữa là có thể khởi động lên công suất thiết kế trong vòng mươi mười lăm phút. Chỉ có những tuabin nước của các nhà máy thủy điện mới nhạy đến thế. Đây là một lợi thế vì:
Thứ nhất, các ngành kỹ nghệ cần có những thiết bị nhạy để theo sát những đột biến của nhu cầu điện trong sản xuất.
Khi nào điện gió chiếm một phần lớn sản lượng điện của một nước thì cũng phải có những thiết bị sản xuất điện hỗ trợ nhạy để đối phó với biến đổi của cường độ gió.
Một bộ đôi lò hơi - tuabin hơi cần đến một ngày để đun nước tới nhiệt độ siêu tới hạn (supercritical) mà chạy các tuabin hơi. Với dầu và khí thì người ta có thể dùng công nghệ lò hơi - tuabin hơi hay công nghệ tua bin khí. Nhưng, với những lợi thế kể trên thì bây giờ người ta chỉ dùng công nghệ tuabin khí. Các nhà máy điện dầu chạy bằng kerosene hầu như đều chuyển sang công nghệ tuabin khí cả. Một nhà máy điện than thì chỉ có công nghệ lò hơi - tuabin hơi thôi. Trong trường hợp này, người ta dùng công nghệ than đã nghiền thành bột đốt trong các lò lỏng hóa (fluidized bed), hiện nay được coi là có hiệu suất cao nhất.
Lựa chọn nào cho Việt Nam?
Vì chúng ta đã ngưng chương trình phát triển điện nguyên tử trong khi công nghệ năng lượng tái tạo chưa hoàn chỉnh, chúng ta chỉ còn có thể chọn các công nghệ nhiệt điện.
Những điểm cần rà soát và nếu cần phải sửa lại, là các bộ xử lý cơ học và hóa học tro bay, kích thước của ống khói, các địa điểm chất đống xỉ, các hố chôn tro bay, hệ thống kiểm tra liên tục môi trường và các biện pháp đối phó nếu có sự cố. Đầu tư thêm để sửa chữa những hạng mục này thì ít tốn kém hơn là xây mới một nhà máy khác để thay thế.
Lẽ tất nhiên, với những dự án mới thì chúng ta sẽ chọn công nghệ nhiệt điện khí. Chúng ta có nhiều mỏ khí tự nhiên. Nếu cần thì mua khí của Indonesia, Malaysia, Nga. Nếu bắt buộc phải dùng than thì chúng ta sẽ chọn công nghệ lò lỏng hóa dù phải nhập khẩu loại than thích nghi với công nghệ này.
TheoTBKTSG

Chủ Nhật, tháng 4 14, 2019

Tuân thủ Luật Giao thông


Thứ Bảy, tháng 4 13, 2019

Hillary Klug - Cotton Eyed Joe


Thứ Năm, tháng 4 11, 2019

Hành trình tìm thêm hang mới ở Sơn Đoòng


Video :Zing

Lặng người trước vẻ đẹp hùng vĩ đến ngoạn mục bên trong hang động   Sơn Đoòng

Video : Phuot

Thứ Tư, tháng 4 10, 2019

PARIS MOVES

By Alex Soloviev

Chủ Nhật, tháng 4 07, 2019

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nese Ari cũng là một thành viên của cộng đồng nhiếp ảnh Your Shot của tạp chí National Geographic & nhận được nhiều phản hồi tích cực. Trở về từ chuyến thăm Việt Nam cách đây 2 năm, cô vẫn giữ nguyên ấn tượng về đất nước Đông Nam Á xinh đẹp mà cô gọi là "một trong những đất nước quan trọng mà cô muốn được tận mắt chiêm ngưỡng". 

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Bức ảnh chụp diêm dân ở Việt Nam của Nese Ari từng xuất hiện trên báo Anh - Ảnh: Nese Ari
Bức ảnh chụp cảnh 3 người phụ nữ Việt Nam ngồi đan lưới đánh cá của cô từng được các biên tập viên ảnh của NatGeo chọn đăng trong mục Daily Dozen, là tuyển tập 12 bức ảnh đẹp nhất trong ngày trên Your Shot vào ngày 10-8-2017.
Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
Ảnh chụp những người phụ nữ ngồi đan lưới đánh cá của Nese Ari từng được chọn đăn trên Daily Dozen - Ảnh: Nese Ari

"Tôi đã leo lên cầu thang cao để chụp được bức ảnh này, họ cũng biết sự có mặt của tôi. Dù đang làm việc nhưng họ vẫn rất nhiệt tình giúp đỡ tôi bằng cách ngồi ở nơi có ánh sáng đẹp nhất. Những người phụ nữ trong trang phục hàng ngày đầy màu sắc, cộng với kết cấu và màu sắc tuyệt vời của chiếc lưới đánh cá, tất cả những gì mà người chụp ảnh muốn đều có ở đó", Nese chia sẻ về bức ảnh.

Ảnh Việt Nam của cô cũng được đăng trên các ấn phẩm báo chí nước ngoài như The Daily Telegraph (Anh) và Geo Voir Le Monde Autrement (Pháp). Đồng thời, trang Instagram của Nese cũng thường xuyên xuất hiện hình ảnh Việt Nam. Nữ nhiếp ảnh gia Thổ NhÄ© Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
Bóng người diêm dân in hắt xuống mặt nước trong một bức ảnh của Nese Ari
Nhiếp ảnh không phải là nghề nghiệp chính của Nese, mà hiện tại cô đang làm quản lý tài chính cho một công ty xuất nhập khẩu quốc tế ở Istanbul.
"Tôi xem nhiếp ảnh là một công cụ để giao tiếp với mọi người. Mỗi bức ảnh đều chứa đựng một câu chuyện đời đằng sau đó. Nhiệm vụ của người chụp ảnh là phản ánh những câu chuyện này theo cách đơn giản và thẩm mỹ nhất," nữ nhiếp ảnh 38 tuổi chia sẻ với Tuổi Trẻ Online lý do mình gắn bó với việc chụp ảnh 7 năm nay.
Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
Tay máy người Thổ Nhĩ Kỳ Nese Ari - Ảnh: NVCC
Giữa năm 2016, Nese cùng một số bạn bè có dịp đến Việt Nam và dành 16 ngày để đi chụp ảnh từ Bắc vào Nam.
"Tôi bị mê mẩn" là từ mà cô dùng để kể lại chuyến trải nghiệm lần đó và chia sẻ rằng nhất định mình sẽ quay trở lại Việt Nam.
Một số ảnh chụp Việt Nam của Nese Ari: 
 Nữ nhiếp ảnh gia Thổ NhÄ© Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
 Nữ nhiếp ảnh gia Thổ NhÄ© Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
 Nữ nhiếp ảnh gia Thổ NhÄ© Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

 Nữ nhiếp ảnh gia Thổ NhÄ© Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp
 Nữ nhiếp ảnh gia Thổ NhÄ© Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

Nữ nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ chụp Việt Nam tuyệt đẹp

 Nguồn :TTO










Theo Tuổi Trẻ

Virus-free. www.avast.com

Bé Issy với tài ảo thuật

                  Cô bé Anh khiến cả trường quay ngỡ ngàng với màn ảo thuật

Với khả năng của mình, cô bé Issy đã khiến cho tất cả mọi người đều phải đứng dậy tán thưởng.
Nguồn : VNexpress

Thứ Bảy, tháng 4 06, 2019

Silver Man


Thứ Năm, tháng 4 04, 2019

Những cánh đồng điện gió lớn ở Việt Nam

Những cánh đồng điện gió lớn ở Việt Nam

Nhà máy điện ở Bạc Liêu, Phú Lạc - Bình Thuận... là nơi có những cánh đồng điện gió đang hoạt động ở Việt Nam.

BTV: Thanh Huyền(TheoVnexpress)

Thứ Tư, tháng 4 03, 2019

Áo dài Việt khoe sắc tại trụ sở UNESCO

Áo dài Việt khoe sắc tại trụ sở UNESCO

Công chúng Pháp và cộng đồng người Việt Nam tại Paris một lần nữa được chiêm ngưỡng những tà áo dài truyền thống trong khuôn khổ lễ tiệc kỷ niệm 100 năm ngày doanh nhân Việt Nam tại Pháp tổ chức ở trụ sở UNESCO.
Dàn người mẫu Pháp diện áo dài khoe sắc tại trụ sở chính của UNESCO - Ảnh: Đỗ Trịnh Hoài Nam cung cấp
Được mời tham dự sự kiện góp phần kết nối những người Việt xuất sắc trên thế giới, để cùng hướng trái tim và trí óc về quê hương, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam mang theo bộ sưu tập áo dài mang tên Ký ức Việt Nam.Để mang đến tinh thần kết nối, toàn bộ các thiết kế dựa trên chất liệu truyền thống, mang đậm văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc được trình diễn bởi những người mẫu nước ngoài.
Hình ảnh những cô gái tóc vàng, da trắng thướt tha trong bộ áo dài truyền thống để lại ấn tượng mạnh với quan khách tham dự sự kiện. Các người mẫu Tây tỏ ra thích thú khi được khoác lên mình mẫu áo dài đậm hồn Việt, cùng với chiếc nón lá giản dị. Bộ sưu tập Ký ức Việt Nam đã mang lại nhiều cảm xúc cho người xem bởi nó gắn liền với tình yêu, với nỗi nhớ dịu dàng về vẻ đẹp của Việt Nam...
Những thiết kế áo dài cách điệu cùng màu sắc rực rỡ tôn vinh nét đẹp người phụ nữ
Nếu như trước đây quan niệm áo dài chỉ dành cho phụ nữ Á đông, thì với những thiết kế của Đỗ Trịnh Hoài Nam, các cô gái Tây cũng thể hiện được e ấp
Chất liệu lụa mềm mại luôn là điểm nhấn tạo duyên thầm cho những thiết kế áo dài truyền thống Việt Nam
Bộ sưu tập bao gồm những bộ áo dài mà tà áo được in hình những bông hoa gắn với bốn mùa hoa ở Hà Nội
Hay những bức tranh tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai, những biểu tượng về cái đẹp thanh cao, quý phái và trang nhã
Khi trình diễn trang phục, các người mẫu bước chậm, tạo dáng mềm mại, uyển chuyển và duyên dáng không thua kém các người mẫu đến từ Việt Nam
Gương mặt cá tính và chiều cao lý tưởng giúp các người mẫu Tây trông thanh thoát và nền nã khi diện áo dài họa tiết sặc sỡ sắc màu
Các người mẫy Tây tỏ ra thích thú khi được khoác lên mình mẫu áo dài đậm hồn Việt
Tạo dáng khá duyên dáng với tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam
Lần đầu tiên mặc trang phục áo dài nên rất nhiều bạn mẫu Tây có vẻ hơi "cứng"
Nhưng sau đó, họ nhanh chóng bắt nhịp để trình diễn tự tin - Ảnh: Đỗ Trịnh Hoài Nam cung cấp
Trà Giang(TheoThanhnien)