Thứ Năm, tháng 5 28, 2015

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời đủ cung cấp cho cả thế giới

Các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tuyên bố điện mặt trời đủ cung cấp cho nhu cầu thế giới năm 2050, thay thế nhiên liệu hóa thạch ô nhiễm.
solararray-2-0-2324-1432699751.jpg

Tấm thu năng lượng mặt trời

Theo RT, trong báo cáo Tương lai Năng lượng Mặt trời (FSE)
 công bố hôm 5/5, các nhà khoa học MIT cho biết, công nghệ năng
 lượng mặt trời ngày nay đủ đáp ứng cho nhu cầu thế giới. Tuy
nhiên, rào cản lớn nhất là thay đổi thói quen sử dụng nhiên liệu hóa
 thạch và thiếu vốn đầu tư.Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng
 Quốc tế (IEA) năm 2013, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch
 được trợ cấp gần 548 tỉ USD mỗi năm, tương đương 10 triệu USD
 một phút. Do đó, các nhà khoa học MIT cho rằng, để giảm khí thải
 carbon và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện, cần phải thay đổi chính
 sách đầu tư, chuyển trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch sang năng
 lượng sạch.
"Năng lượng mặt trời là một trong số ít công nghệ tạo ra rất ít khí thải carbon có tiềm năng phát triển trên quy mô lớn," tác giả FSE viết.
Thay vì nghiên cứu giảm giá thành tấm thu năng lượng, các nhà
 nghiên cứu của MIT cho rằng, cần xây dựng "mạng lưới thông minh",
tích hợp tất cả những nguồn năng lượng hiện hữu từ các tấm thu trên
 mái nhà, trong cộng đồng, và từ các dự án phát triển, tạo hiệu quả đồng bộ.Theo Economist, dân số thế giới đang tiêu thụ khoảng 15 terawatts
điện mỗi năm, từ nhiều nguồn nhiên liệu khác nhau. Trong đó người Mỹ 
chiếm chưa tới 5% dân số thế giới, nhưng lại sử dụng tới 26% năng
lượng toàn cầu, và sản xuất chưa tới 1% năng lượng mặt trời.
Đức là quốc gia đi đầu trong ngành năng lượng xanh. Từ năm 1991,
Berlin đã thông qua đề án khuyến khích sản xuất các nguồn tạo ra ít khí thải carbon. Kết quả vào năm 2013, Đức sản xuất 45% năng lượng mặt
 trời cho Liên minh châu Âu (EU) và 27% cho thế giới, cho dù không phải là quốc gia giàu ánh nắng mặt trời.
Australia xây nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên
Nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên được xây dựng ở bang Nam Australia, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động đầu tháng 4 tới.

6281416-3x2-940x627-4327-1425636327.jpg

Nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên của Australia sẽ được xây dựng bên trên một nhà máy xử lý nước thải như mô hình tại Pháp. Ảnh: ABC.
Theo ABC, nhà máy này sẽ nổi trên một cơ sở xử lý nước thải ở Jamestown, thị trấn ở trung bắc bang Nam Australia. Nhà máy được thiết kế để phần lớn công trình được thực hiện ở bên ngoài, rồi lắp ráp lại với nhau bên trên cơ sở xử lý nước thải.
Bà Felicia Whiting thuộc công ty Infratech cho biết, các tấm thu năng lượng mặt trời nổi sẽ được phần nước phía dưới làm mát, giúp tăng hiệu quả hoạt động lên 57% so với các tấm thu năng lượng mặt trời trên cạn.
"Nó giúp ngăn chặn 90%  nước bốc hơi từ bề mặt được che phủ phía dưới. Đối với những tiểu bang khô hạn hay những vùng có khí hậu khô, đây là một giải pháp tiết kiệm nước tuyệt vời", bà Whiting nói.
"Nó cũng ngăn chặn tảo xanh phát triển bằng cách giữ mát cho bề mặt nước, cải thiện chất lượng nước qua xử lý", bà Whiting cho biết. "Bằng cách ngăn chặn sự quang hợp, năng lượng từ mặt trời đi thẳng vào các tấm thu chứ không vào nước".
Infratech đã phát triển các nhà máy điện mặt trời nổi ở nhiều quốc gia như Pháp và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó chỉ là những điểm thử nghiệm trước khi áp dụng mô hình mới được cải tiến ở Nam Australia.
Nhà máy mới dự kiến sẽ sản xuất năng lượng không chỉ đủ cho cơ sở xử lý nước thải hoạt động, mà còn dư điện cung cấp cho thị trấn Jamestown.

Hồng Hạnh

(Vnexpress)

0 nhận xét: