Trong một nỗ lực để mang lại nguồn cung cấp điện ổn định cho các khu vực mới đang nổi lên và cộng đồng dân cư ở các hòn đảo xa xôi, Cty Panasonic đã phát minh " Cung cấp điện mặt trời dạng container" được trang bị với 12 mô-đun năng lượng mặt trời HIT240 của Panasonic trên mái nhà và tạo ra khoảng 3 kW điện, với 24 pin chì-axit có khả năng lưu trữ 17,2 kWh năng lượng sử dụng để lưu trữ điện dư thừa.
Trong container, bộ phận Giám sát cung cấp năng lượng (PSCU- Power Supply Control Unit) sẽ quản lý điện còn lại trong hệ thống pin chì-axit và đống thời kiểm soát cung và cầu. Panasonic cho biết điều này làm giảm sự suy giảm của pin, do đó kéo dài tuổi thọ của chúng trong khi giảm chi phí bảo trì và thay thế.Có thể tăng cường công suất phát bằng cách nối liên kết với các container khác nhau và lắp ráp vào mạng lưới điệnCác container nguồn hoàn chỉnh này được thiết kế để cơ động, dễ lắp ráp và không yêu cầu bất kỳ công việc xây dựng chuyên nghiệp nào để lắp đặt và vận hành chúng Panasonic cũng lưu ý hình thức kết cấu của container cho phép nó được di chuyển tương đối dễ dàng. Các thiết bị này hiện được sản xuất bởi PT. Panasonic Gobel ESIndonesia, nhằm hạ giá của các khối máy thông qua sản xuất hàng loạt tại chỗ.
Panasonic đã chọn Indonesia là một quốc gia để thử nghiệm bởi vì nước này có khoảng 13.000 hòn đảo, trong đó nhiều đảo hoặc thiếu điện hoàn toàn hay có các vấn đề phức tạp để phát triển điện tin cậy bị hạn chế.
Tham gia một phần vào dự án "Chính sách cải thiện môi trường giáo dục cho quần đảo cô lập," của Indonesia , vị trí đầu tiên được Panasonic cho thử nghiệm lắp đặt “ “Container cung cấp điện mặt trời này “là Trường Tiểu Học Quốc gia ở Karimunjawa, một quần đảo có 27 hòn đảo tọa lạc ở Biển Java.
Ví dụ, ở Karimunjawa, các máy phát điện diesel vận hành ồn ào,lại có mùi khét chỉ đáp ứng hầu hết nhu cầu điện ban đêm của khu vực, nhưng vào ban ngày không đủ điện . Để cho các quốc gia mới nổi như Indonesia duy trì cạnh tranh và tạo ra một môi trường học tập tốt các học sinh cần phải được sử dụng các công cụ học tập hiện đại như máy tính, máy chiếu, đèn chiếu sáng, TV, vvv.. Để khắc phục vấn đề này và cải thiện việc học ban ngày, Panasonic đề xuất lắp đặt Container cung cấp điện mặt trời.Theo Panasonic, điện cho trường học vào giớ học sẽ được lấy từ các Container chứa năng lượng tạo ra trong ngày, nhưng điện dư thừa phát sinh ngoài giờ học sẽ được cung cấp cho cộng đồng địa phương. Trong vài năm tới, Panasonic có kế hoạch tiếp tục phát triển và thực hiện các chương trình Container cung cấp điện mặt trời trong một nỗ lực để mang lại, 24 giờ điện an toàn và đáng tin cậy cho các nước châu Á khác và các khu vực đang nổi lên.
(Source: Panasonic)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét