Chủ Nhật, tháng 4 01, 2012

Tìm hiểu hiện-tượng ‘toàn-cầu ấm dần”



Các khí bẫy nhiệt trong khí-quyển đươc gọi là các khí có tác-dụng lồng kính (greenhouse gases). Các khí này tự-nhiên đã có xung-quanh trái đất , và chính nhờ các khí này mà trái đất ấm hơn khoảng 33 độ Celsius so với giả-thiết là nếu không có chúng trong khí-quyển 

Trong thế-kỷ vừa qua, nhiệt-độ trái đất đã tăng khoảng 0.5 độ Celsius và nhiều khoa-học-gia cho đó là do sự gia-tăng độ tích-tụ của các khí có tác-dụng lồng kiếng trong khí-quyển. Chính sự thay đổi khí-hậu này đã đươc gọi là sự bắt đầu cuả hiện-tượng “toàn cầu ấm dần” (global warming).
Người ta lo ngại rằng nếu mức độ thải các khí nói trên cứ tăng mãi thì sẽ có những hậu-quả tai-hại cho thiên-nhiên tỉ như lụt-lội hạn-hán nặng-nề hơn, các côn-trùng chiếm ưu-thế hơn, mực nước biển lên cao hơn và sự phân-phối mưa trên toàn-cầu sẽ bị xáo-trộn. Các biến-đổi này của môi-sinh sẽ phương-hại nhiều đến xã-hội chúng ta chẳng hạn như sẽ làm suy-yếu hệ-thống bảo-vệ sức khỏe và nền tăng-trưởng kinh-tế của toàn thế-giới.
Tuy nhiên một số khoa-học-gia lại phản-biên cho rằng trái đất ấm dần là một hiện-tượng tự-nhiên và là một phần của chu-kỳ tiến-hóa tự-nhiên của địa-cầu.
Cho tới nay chưa ai chứng-minh đươc là thuyết nào đúng, nhưng có điều chắc- chắn là từ trước tới nay con người đã thải các khí có tác-dụng lồng kiếng với mức độ qúa cao và mãi cho tới vài năm gần đây mới có chút ít dấu-hiệu là có giảm bớt kể từ khi nghị-quyết Kyoyo đươc ký-kết vào năm 1997.


Thế nào là hiệu-ứng lồng kính trên trái đất? 
Hiệu-ứng này chỉ sự sưởi ấm trái-đất do sự hiện-diện của các khí có tác-dụng lồng kính. Đây cũng tương-tự như hiệu-ứng giữ nhiệt của các tấm kiếng của nhà kính trồng cây. 
Ta có thể giải-thích hiệu-ứng lồng kính trên trái-đất như sau:
Bức-xạ mặt trời xuyên qua khí-quyển của trái-đất, đươc măt đất hấp-thu và làm cho mặt trái đất ấm lên.
Môt phần bức-xạ mặt trời hấp thu bởi mặt trái-đất phản-xạ trở lại vào trong khí-quyển. Phần ít bức-xạ phản-xạ này thoát đươc ra ngoài vũ-trụ. Phần lớn bị “bẫy” bởi lớp khí có tác-dụng lồng-kiếng và được phát-xạ trở lại về phía dưới  làm cho tầng  dưới của khí-quyển ấm lên.
 
 
 
  
1- bức-xa mặt trời chiếu xuống trái đất 
2- khí-quyển trái đất có chứa các khí có tác-dụng lồng kiếng 
3- bức-xạ mặt trời xuyên qua lớp khí 
4- bức-xạ mặt trời sưởi ấm mặt trái đất và nhiệt bốc lên từ mặt đất 
5-một số( bức-xạ) nhiệt xuyên qua lớp khí để lọt ra ngoài không-gian 
6- một số (bức-xạ) nhiệt không lọt qua đươc ,ờ lại trong khí-quyển làm tăng nhiệt-độ chung
 
 
 
Trong khí-quyển có những khí có tác-dụng lồng kính nào?
Trong khí quyển trái đất các khí có tác-dụng lồng kính gồm có carbon dioxide, methane ,nitrous oxide và fluorocarbon với tỉ- lệ như sau
                    Carbon dioxide   76%
                    Methane             13%
                    Nitrous oxide        6%
                    Fluorocarbon        5%
Một số khí này như carbon dioxide đươc thải vào trong khí-quyển qua những quá-trình thiên-nhiên hay những hoạt-đông của con nguời. Các khí khác như fluorinate hoàn toàn do con người tạo ra và thải vào khí-quyển.

Carbon dioxide đươc tái-sinh trong  không-khí nhờ tiến-trình quang-tổng-hợp (photosynthesis). Các cây xanh và nhũng sinh-vât khác biến năng-lương ánh-sáng thành năng-lượng hóa học. Carbon dioxide đuơc thải vào trong khí-quyển qua hơi thở, các nhiên-liệu hoá-thạch đươc đốt cháy và rừng hoang bị  cháy. Năng-lương ánh sáng bị “bẫy” biến carbon dioxide , nước và những khoáng-chất thành oxygen và những hợp-chất hữu-cơ. 

Methane đươc tạo-thành khi cây cối mục nát ở những chỗ thiếu không-khí. Methane thường đươc gọi là khí đầm lầy vì có nhiều ở gần những vũng nước và đầm lầy.
Các vi-khuẩn khi hủy-hoại các chất hữu-cơ ở vùng đất ẩm ướt và các vi-khuẩn có trên trâu bò, trừu, dê, lạc-đà đều sản-xuất methane

Nitrous oxide đươc phóng-thích ở biển và bởi các vi-khuẩn trong đất

Fluorocarbon là tên chung dùng để chỉ tất cả các hợp-chất hữu-cơ tổng-hợp có chứa fluorine và carbon. Nhiều chất thuộc loại này như chlorofluorocarbon (CFC) dễ chuyển hóa từ thể khí sang thể lỏng và ngươc lại nên thường đươc dùng trong bình khí dung (aerosol), tủ lạnh, máy điều- hòa không- khí. Khi đươc thải vào khí-quyển, khí CFC  sẽ phá vỡ các phân-tử trong lớp ozone của trái đất.

Vì sao hiện-tương “toàn cầu ấm dần” xẩy ra?
Nhiệt-độ của cả mặt đất và mặt biển đều tăng đáng kể (khoảng 1 độ Fareinheit) trong vòng 100 năm trở lại.Sự kiện này có liên-hệ trực-tiếp tới sự gia tăng các khí thải có tác-dụng lồng kiếng. Có bằng chứng hiển-nhiên cho thấy là các hoat-động của con người ảnh-hưởng đáng kể lên hiện-tượng này. Ủy-ban Liên-quốc-gia về khí-hậu thay đổi (Intergovermental Panel of Climate Change- IPCC) gồm trên 2500 khoa-học-gia đã nhất-trí về điểm nói trên và trù-liệu là hiện-tượng toàn-cầu ấm dần sẽ ảnh-hưởng nghiêm-trọng trên sức khỏe con người, hệ-thống môi-sinh, nông-nghiệp và các cộng-đồng sống gần ven biển,
     
 Độ tăng trung-bình hàng năm của nhiệt-độ trái
                đất từ 1860 đến 2000

Các ảnh-hưởng của hiện-tương toàn cầu ấm dần

Ảnh-hưởng trên môi sinh
Có nhiều dấu-hiệu cho thấy khí-hậu trái đất đang thay đổi như lượng hơi nước trong khí-quyển tăng, các băng-hà và đỉnh băng tuyết tại địa-cực dường như đang tan chảy, lũ-lụt và hạn-hán mãnh-liệt hơn, mực nước biển dâng cao từ 4 tới 10 inch từ năm 1990. Khi mực nước biển lên cao , độ mặn của nước ngọt trên toàn thế giới tăng theo và các vùng đất ven biển sẽ bị chìm .Nước càng ấm và độ ẩm càng cao sẽ gây nên nhiều cơn gió lốc nhiệt-đới
Ảnh-hưởng trên xã-hội con người
Hiện-tương toàn cầu ấm dần có lợi vì giúp gia-tăng sản-xuất thực-phẩm. Bác-sĩ Sylvan Wittwer nói “Yếu-tố quyết-định trong sản-xuất nông-nghiệp là khí-hậu.Kinh-nghiệm cho thấy là khí-hậu ấm áp tốt cho canh-tác hơn là khí-hậu lạnh giá.” Carbon dioxide là chất dinh-dưỡng thiết-yếu trong sản-xuất nông-nghiệp. Khi nhiệt-độ trái-đất ấm dần, nông trại sẽ có thể dời lên vùng địa-cực và các vụ mùa trồng-trọt sẽ dài  hơn
Sự gia-tăng lượng khí có tác-dụng lồng kiếng và sự ấm dần của trái đất cũng có thể gây nên nhiều trở-ngại y-tế. Khi nhiệt -độ địa-cực tăng, các côn-trùng và các giống bọ khác sẽ di về địa-cực mang theo một số bệnh-tật như sốt rét
Với những đợt sóng nhiệt nhiều hơn sẽ có nhiều người hơn bị cảm nhiệt, lên cơn đau tim hay trở bịnh nặng. Vào năm 1995, riêng tại Chicago (Hoa-kỳ) đã có trên 700 người bị chết vì nhiệt. Nhiệt cũng có thể giữ cho các bui khói và khí độc lơ-lửng trong không-khí và tăng nhanh các phản-ứng hoá-học tạo nên những chất ô-nhiễm khác
Hiện-tương toàn cầu ấm dần làm nước biển ấm lên và lan rông, dâng mặt biển lên cao. Biển sẽ lấn vào đất liền, đẩy dân-cư dời xâu vào trong nội-địa, Tỉ dụ Bengladesh,một xứ nghèo nàn không có khả năng xây đê chặn nước biển, đã phải dời dân vào trong nội-điạ . Vì vậy mật-độ dân-số tăng đưa đến đói kém và bệnh tật. Ngoài ra khi nước biển ấm lên, các rong độc sẽ tăng-trưởng nhanh và bệnh dịch tả sẽ có thể tái-phát.

Làm sao làm chậm lại hiện-tượng toàn cầu ấm dần?
Các nhiên-liệu hoá-thạch chủ-yếu là than đá, dầu và khí thiên-nhiên hiện nay cung-ứng phần lớn nhu-cầu năng-lương của toàn thế-giới. Một số lương nhỏ năng-lương được cung-cấp bởi những nguồn tái-tạo, tức là nhựng nguồn năng-lương không thải khí có tác-dụng lồng kiếng. Nếu có thể có đươc nhiều năng-lương hơn từ các nguồn tái-tạo này thì chúng ta có thể giảm đươc số nhiên-liệu hoá-thạch tiêu-thụ. Vào năm 2050, dự-trù 40% năng-lương cần dùng sẽ do các nguồn tái-tạo cung-ứng, và như thế sự ấm dần của trái đất và sự ô-nhiểm khí-quyển sẽ có hi-vọng chậm lại            

                   Sinh khối (biomass)
                               14% 
                    Than đá (coal) 
                                                  
24%     
Hạt nhân (nuclear)5%

Thủy-điện (hydro)6%
 
Khí thiên-nhiên(natural gas)18%
 


                                                         Dầu (oil)
                                                             33%

                                         

(Theo Internet)

0 nhận xét: