e

Thứ Tư, tháng 4 27, 2011

Premières propositions d'EDF à l'ASN post-Fukushima

EDF
21/04/2011
CNPE de Saint-Laurent-des-Eaux (Loir-et-Cher)

La centrale nucléaire de Saint-Laurent-des-Eaux (Loir-et-Cher)

EDF vient de présenter ses premières propositions devant le collège des commissaires de l'Autorité de Sûreté Nucléaire (ASN) pour renforcer la sûreté et la maîtrise de son parc de production nucléaire.

Le parc nucléaire d'EDF repose sur les principes de l'amélioration continue. Les installations existantes, comme les nouvelles, bénéficient ainsi en permanence du retour d'expérience de toutes les centrales, et tirent les enseignements des accidents qui surviennent dans le monde.

Après Fukushima, EDF, en tant qu'exploitant-concepteur-constructeur, dans son processus d'amélioration continue de ses centrales, a dégagé un premier programme d'actions à court, moyen et long terme. En outre, EDF souhaite vivement une harmonisation au niveau européen des cahiers des charges de ces audits, sur la base du texte proposé par l'association des principales autorités de sûreté européennes.

Le programme d'actions proposé à l'ASN comporte plusieurs volets :

  • L'évaluation des moyens techniques et humains d'ores et déjà prévus en cas d'accident au meilleur niveau.
  • La création d'une "task force" nationale d'intervention rapide d'EDF, pour renforcer le dispositif de crise, constituée de matériels complémentaires d'apport en électricité et en eau, avec des moyens de transports et humains dédiés, mobilisables dans les 24 à 48 heures, à l'échelle d'un site. Ces dispositions viendront compléter l'organisation de crise du Groupe qui est mobilisée et gréée immédiatement, tant au niveau local qu'au niveau national.
  • Un ré-examen approfondi de la conception des centrales. Il s'agit de s'assurer des marges de sûreté des installations face à des événements tels que les séismes, les inondations, les pertes d'alimentations électriques et de refroidissement. Ces revues engagées d'ici fin 2011 concerneront tant les réacteurs que les piscines de stockage du combustible.

Tous ces travaux d'évaluation et de revues des marges de sûreté seront menés sous le contrôle de l'ASN et s'intégreront aux audits de sûreté des centrales nucléaires françaises que va mener l'ASN à la demande du Premier Ministre, conformément à la réalisation des stress tests demandés au niveau européen.


A propos d'EDF
Le groupe EDF, un des leaders sur le marché de l'énergie en Europe, est un énergéticien intégré, présent sur l'ensemble des métiers : la production, le transport, la distribution, le négoce et la vente d'énergies. Premier producteur d'électricité en Europe, le Groupe dispose en France de moyens de production essentiellement nucléaires et hydrauliques fournissant à 95 % une électricité sans émission de CO2. En France, ses filiales de transport et de distribution d'électricité exploitent 1 285 000 km de lignes électriques aériennes et souterraines de moyenne et basse tension et de l'ordre de 100 000 km de réseaux à haute et très haute tension. Le Groupe participe à la fourniture d'énergies et de services à près de 28 millions de clients en France. Le Groupe a réalisé en 2010 un chiffre d'affaires consolidé de 65,2 milliards d'euros dont 44,5 % hors de France. EDF, cotée à la Bourse de Paris, est membre de l'indice CAC 40.


Contact Presse EDF
Jill Coulombez +33 (1) 40 42 46 37

Ảnh động vật dưới nước đẹp nhất 2011

Năm nay, hơn 600 bức ảnh được gửi đến cuộc thi ảnh dưới nước do Đại học Khí quyển và Đại dương Miami (Mỹ) tổ chức hằng năm, trong đó hình ảnh chú cá bống trong ở MarsaAlam (Ai Cập) giành giải nhất.

Đây là bức ảnh giành giải nhất của tác giả Tobias Friedrich (Đức) mô tả hai chú cá bống trong ở MarsaAlam (Ai Cập).
Khó khăn lắm Michael Gallagher (Anh) mới phát hiện ra loài cá ngựa lùn này, vì nó rất dễ hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Tác phẩm đạt giải nhất thể loại ảnh Macro.
Bức ảnh sên biển mang trần ở biển Tây Ban Nha của nhiếp ảnh gia Jordi Benitez giành giải nhì thể loại macro.
Bức ảnh giành giải nhất về ảnh góc rộng mô tả hai chú cá mực đang giao phối ở cửa Oosterschelde (Hà Lan) của tác giả Luc Rooman (Bỉ).
Tác phẩm Con sứa ở Hồ Worth Lagoon, Florida (Mỹ) của Steven Kovacs giành giải nhất thể loại chân dung các loài cá hoặc sinh vật biển.
Tác phẩm Cá nóc hàm gai ở hồ Worth Lagoon, Florida (Mỹ) của Susan Mears (Mỹ) đạt giải nhì thể loại chân dung cá hoặc sinh vật biển.
Giải nhất thể loại dành cho sinh viên được trao cho tác phẩm cá bò gai đốm cam ở đảo Yasawas (Mỹ) của Laura Rock.

Hương Thu (Theo Discovery)

Chủ Nhật, tháng 4 24, 2011

Fukushima và những hệ lụy

Bài 1: Thế giới điện hạt nhân hậu Fukushima?

SGTT.VN - 25 năm sau vụ nổ lò khủng khiếp ở Chernobyl năm 1986, thế giới đã phần nào nguôi ngoai về hiểm họa liên quan đến điện hạt nhân thì lại đột ngột xảy ra sự cố lò Fukushima. Nếu như thảm họa phát tán phóng xạ mười ngày liên tục ở Chernobyl được gán cho sự lạc hậu về công nghệ và sự thiếu hợp tác quốc tế do chiến tranh lạnh, thì sự rò rỉ phóng xạ kéo dài hàng tháng lại đang diễn ra ở ngay một quốc gia được xem là có công nghệ tiên tiến nhất và trong hoàn cảnh thế giới hội nhập cởi mở hơn bao giờ hết.

Phân bổ các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có 442 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, 65 lò đang trong quá trình xây dựng, và rất nhiều lò trên dự án. Khủng hoảng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi 1 buộc tất cả các quốc gia đang hoặc sẽ sở hữu điện hạt nhân phải nghiêm túc xem xét lại độ an toàn của các nhà máy hiện có cũng như khát vọng hạt nhân trong tương lai.

Mỹ. Với 104 lò đang hoạt động, Mỹ là cường quốc số một về điện hạt nhân. Tuy nhiên trong ba thập kỉ gần đây không xây thêm lò nào. Ngay sau sự cố Fukushima, uỷ ban Giám sát hạt nhân Mỹ yêu cầu xem xét lại độ an toàn của tất cả các lò hiện có, một số nằm trong vùng địa chấn mạnh. Chính quyền Obama chủ trương tăng cường điện hạt nhân bằng đảm bảo cho vay vốn để khuyến khích các công ty xây thêm nhà máy mới.

Cho dù điện hạt nhân đã và đang là nguồn năng lượng chủ đạo ở nhiều nước, cho dù đến nay chưa có ứng viên nào đủ sức thay thế điện hạt nhân trong dự án năng lượng cho tương lai, và cho dù điện hạt nhân được xem là năng lượng “sạch” vì không xả khí thải hủy hoại môi trường, thì sự cố hạt nhân ngoài tầm kiểm soát ở Fukushima vẫn buộc chúng ta phải xem xét lại.

Brazil. Bộ trưởng bộ Khai khoáng và năng lượng Edison Lobao cho biết chính phủ sẽ xem xét lại độ an toàn của cặp lò phản ứng hiện có ở Angra và tạm dừng việc xây dựng lò thứ ba (dự kiến khánh thành vào năm 2015) cho đến khi hoàn tất công việc kiểm tra. Khủng hoảng Fukushima tái kêu gọi thành lập uỷ ban độc lập Giám sát năng lượng hạt nhân quốc gia.

Argentina. Sự cố Fukushima làm bùng phát trở lại cuộc tranh luận về các lò phản ứng già nua. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này đã chào đời từ năm 1974. Một nhà máy nữa đã khởi công xây dựng từ năm 1981 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Anh. Chính phủ yêu cầu trưởng thanh tra hạt nhân phân tích và tổng hợp sự cố Fukushima, rút kinh nghiệm cho 19 lò hiện có cũng như các dự án xây dựng tiếp theo. Thư ký về năng lượng và thay đổi khí hậu Chris Huhne nói: “Chúng ta không nên quyết định vội vàng. Quan trọng là có đầy đủ dữ liệu để quyết định khi cần thiết”.

Pháp. Với 58 lò phản ứng, Pháp đang đứng vị trí thứ hai (sau Mỹ) về điện hạt nhân. Trong khi cam kết sẽ kiểm tra độ an toàn của tất cả các lò hiện có, chính phủ Pháp vẫn khẳng định rằng năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục là nền tảng của chính sách độc lập về năng lượng của Pháp, đồng thời bác bỏ đòi hỏi tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này. Hiện tại, hơn 75% điện năng của Pháp là từ các lò phản ứng – một tỷ lệ cao nhất thế giới.

Đức. Mới thông qua đạo luật cho phép hoãn việc thực thi một nước Đức phi năng lượng hạt nhân. Theo đạo luật đó thì một số lò “cao tuổi” sẽ được gia hạn sử dụng. Sau vụ Fukushima, thủ tướng Angela Merkel tuyên bố tạm dừng ba tháng việc thực thi đạo luật trên và như vậy các lò tuổi cao vẫn bị đóng cửa. Trong thời gian này chính phủ sẽ đánh giá lại độ an toàn của 17 lò hiện có và đưa ra các quốc sách cần thiết.

Hình ảnh lò nguyên tử Fukushima, được chụp từ một máy bay không người lái (24.3.2011)

Các sự cố phóng xạ tồi tệ nhất

1945: Hiroshima – Nagasaki ( Nhật): Nổ bom nguyên tử.

Những năm 1950: Nevada ( Mỹ): Các vụ thử hạt nhân.

1948-1972: Sông Mayak – Techa ( Nga): Nhà máy vũ khí hạt nhân.

1979: Three Mile Island ( Mỹ): Tai nạn lò phản ứng.

1986: Chernobyl ( Ukraine): Nổ lò phản ứng.

2011: Fukushima ?...

Bỉ. Năm 2003 đã quyết định sẽ từng bước đóng cửa toàn bộ bảy lò (hiện cung cấp một nửa điện năng của Bỉ). Nhưng giai đoạn đầu của kế hoạch này, dự kiến đóng cửa ba lò cao tuổi nhất vào 2015, đã phải lui lại mười năm. Các nhóm môi trường hi vọng, sau Fukushima công chúng sẽ yêu cầu phải trở lại kế hoạch cũ.

Thụy Sĩ. Có năm lò, hiện cung ứng 40% điện năng toàn quốc. Sau Fukushima, chính phủ tạm dừng xem xét đề án xây dựng ba lò mới. Các chính trị gia đều ủng hộ loại bỏ năng lượng hạt nhân, nhưng không ai đưa ra được một lộ trình cụ thể.

Ý. Sau thảm họa Chernobyl, cuộc trưng cầu dân ý năm 1987 dẫn tới đóng cửa bốn lò trong các năm 1987-1990. Chính phủ Silvio Berlusconi đã thông qua kế hoạch xây thêm ít nhất bốn lò. Nhưng cuộc trưng cầu dân ý vào mùa xuân này rất có thể sẽ phong tỏa kế hoạch đó.

Nga. Có 32 lò đang hoạt động và 11 lò đang xây. Thủ tướng Vladimir Putin chỉ thị xem xét lại độ an toàn của các lò hiện có cũng như các dự án điện hạt nhân trong tương lai.

Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh ra lệnh kiểm tra độ an toàn của 20 lò đang hoạt động. Theo chủ tịch ủy ban năng lượng nguyên tử Srikumar Banerjee thì Ấn Độ không có kế hoạch đóng cửa lò phản ứng. Đang xây thêm năm lò, với dự định đến 2050 điện hạt nhân sẽ chiếm 25% điện năng toàn quốc.

Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố tạm dừng phê duyệt các dự án năng lượng hạt nhân mới. Trung Quốc là nước hiện có chương trình điện hạt nhân nhiều tham vọng nhất với 13 lò đang hoạt động, 27 lò đang xây và tới 50 dự án đang xem xét. Việc tạm dừng chỉ áp dụng với các dự án sẽ duyệt, Trung quốc chủ trương tiếp tục phát triển điện hạt nhân.

Hàn Quốc. Tổng thống Lee Myung-bak chỉ thị kiểm tra an toàn của các lò, cũng như quy trình ứng phó tình trạng khẩn cấp. Lò thứ 21 vừa mới đưa sản phẩm lên lưới điện quốc gia, năm lò mới đang xây dựng, dự định sẽ xây thêm nữa. Bộ trưởng Kinh tế tri thức Choi Joong-kyung nói, đã đến lúc phải xem xét lại chính sách năng lượng hạt nhân.

Cho dù điện hạt nhân đã và đang là nguồn năng lượng chủ đạo ở nhiều nước, cho dù đến nay chưa có ứng viên nào đủ sức thay thế điện hạt nhân trong dự án năng lượng cho tương lai, và cho dù điện hạt nhân được xem là năng lượng “sạch” vì không xả khí thải hủy hoại môi trường, thì sự cố hạt nhân ngoài tầm kiểm soát ở Fukushima vẫn buộc chúng ta phải xem xét lại. Chỉ một vụ nổ lò ở Chernobyl đã phát tán ra xung quanh lượng phóng xạ nhiều gấp trăm lần so với các quả bom đã nổ ở Hiroshima - Nagasaki năm 1945. Mà hiểm họa của phóng xạ thì rất khó lường và có thể kéo dài hàng trăm năm.

Nguyễn Trần – Nguyễn Vượng (theo Science 331)

(còn tiếp)

Thứ Sáu, tháng 4 22, 2011

Early lessons from Fukushima Daiichi nuclear power plant crisis



Published: Apr 14, 2011

An abstract by Dr. Akira T. Tokuhiro, Associate Professor of Nuclear Engineering at the University of Idaho, that was submitted to Nuclear Exchange outlines some of the initial lessons learned from the Fukushima Daiichi nuclear power plant crisis. Tokuhiro writes that the abstract is largely based on events of the first three weeks and professional interpretation of publically accessible information. He said that only the “provisionally conclusive lessons learned” are noted.

1) Nuclear R&D institutions must consider alternatives to zirconium-based and zircaloy cladding so that chemical reactions that generate hydrogen is prevented. We (as an industry) need to accelerate development and deployment of non-hydrogren producing cladding materials; that is, assuming that the coolant/ moderator/ reflector remains (light) water.

2) Having multiple (reactor) units at one site, having more than two units on site needs critical review in terms of post-accident response and management. We must consider the energetic events at one unit exacerbating the situation (safe shutdown) at the other.

3) Further, there is a definite need for a backup (shielded) reactor plant control center that is offsite (remote) so that the accidents can be managed with partial to full extent of reactor plant status (P, T, flowrates, valve status, tank fluid levels, radiation levels).

4) There is a need for standby back-up power, via diesel generator and battery power, at a minimal elevation (100feet/31m) above and some distance from the plant (thus remotely located). This is needed to offset loss of off-site power for plants subject to environmental water ingress (foremost tsunami). Spare battery power should also be kept off-site and in a confirmed ‘charged’ state.

5) It is clear that the spent fuel pool (SFP) cannot be in proximity of the reactor core, reactor pressure vessel or containment itself. The SFP, in current form, is essentially an open volume subcritical assembly that is not subject to design requirements generally defining a reactor core. Yet, unless thermohydraulic cooling is maintained, it is subject to the similar consequences as a reactor core without adequate cooling. Therefore, we need new passive designs of the SFP, away from the actual plant’s reactor core.

6) Thus needs to be a re-definition of the spent fuel pool. A new standard and design requirement is needed for the spent fuel pool. It should be ‘reclassified’ as a subcritical assembly with a potential to go critical with no active or passive control (rod or soluble ‘poison’) mechanism. Further it needs to be some distance from the reactor plant.

7) We need to identify key valves for emergency core cooling and require them to be nonelectrically activated. Otherwise these valves need a secondary means of open and closed status that is remotely located.

8) If an ‘in-containment’ SFP is maintained, then the fuel transfer crane system must be designed so that it is available to remove the fuel during a post-accident phase. OR a second means such as a robotic arm needs to be available.

9) There needs to be a volumetric guidance analysis for ultimate (decay heat) cooling contingency plans so that not only limitations on volume are understood but also transfer of liquids from one volume to another. Spare tanks and water-filled tanks need to be kept on site as uptake tanks for ‘runoff’ in case of addition of cooling during accident management phases. Spare means to produce boric acid needs to be available off-site. Earthquake-proof diesel generator housing also need to be water-proof. Remote diesel generators are also needed with access to equally remote diesel fuel tanks (also see 4).

10) For nuclear power plants located in or near earthquake zones, we cannot expect structural volumes and ‘channels’ to maintain structural integrity. We should also expect the immediate ground underneath these structures to be porous (earth). Thus design of these volumes and channels should be such that they minimize connections to other (adjacent) volumes from which contaminated (liquid) effluents can flow.

11) Color-code major components so that in case of an accident such as the Fukushima NPP accident, we will be able to quickly identify the major components from digital images.

12)An international alliance of nuclear reactor accident first responders and thereafter, a crisis management team is needed. This does not seem to be available at any significant level at this time. We (the global nuclear industry) cannot wait 3 weeks for international participation.

13)We should consider and work toward international agreement on standards for regulated levels of radiation (activity) and radiation exposure to the general public and separately, those under emergency and extended ‘recovery’ phases. We should also be consistent in definition and practice of evacuation zoning. We should also strongly encourage acceptance and use of SI unit for activity and exposure and not use culturally-based numbering customs (in Japan, one counts in orders of {‘man’}104, {‘oku’}108, 1012 etc.)

14)Under emergency and crisis management, wider access roads are needed to and from NPPs. The access roads need to be clear of debris and of such width to accommodate large-scale trucks needed as first response and thereafter. A means to access the plant via water, such as ocean, calls for infrastructure (boats, water-containing barge, jet-skis etc) is needed as part of a contingency plan for those plants located near bodies.

Subscribe to Nuclear Power International

Thứ Tư, tháng 4 20, 2011

8 cây cầu có kiến trúc lạ nhất thế giới

Cầu Kawazu-Nanadaru Loop (Nhật Bản) được cấu tạo từ hai vòng tròn khổng lồ, còn cầu Tianjin Eye (Trung Quốc) lại được trang bị bánh quay đưa người đi bộ lên tận không trung.

1. Cầu Kawazu-Nanadaru Loop (Nhật Bản)

Cầu Kawazu-Nanadaru Loop gồm 2 vòng tròn, mỗi vòng tròn có chu vi 1,1 km, đường kính 80m, là đường một chiều từ núi xuống thung lũng. Chiếc cầu này được xây dựng từ năm 1981. Điều cần lưu ý là lái xe phải đi rất cẩn thận và vận tốc cho phép là 30 km/h. Điều thú vị là khung cảnh xung quanh cầu đẹp đến mê hồn.





2. Cầu Hureai (Nhật Bản)

Chiếc cầu hình tròn dành cho người đi bộ này nằm ở chân đập Hiyoshi, gần Kyoto. Đây chính là một phần của khu nghỉ mát Hiyoshi và được kiến trúc sư tài ba người Nhật Norihiko Dan thiết kế. Thong dong trên chiếc cầu này, du khách có thể ngắm khung cảnh tuyệt đẹp của khu resort Hiyoshi Spring. Cây cầu có đường kính 80m và được xây dựng từ năm 1998.





3. Cầu Langkawi Sky (Malaysia)

Langkawi Sky cách mực nước biển 700m. Cây cầu này là nơi lý tưởng để ngắm nhìn biển Andaman và đảo Tarutao của Thái Lan. Ở đây còn có hệ thống thang máy để phục vụ du khách lên xuống cầu một cách nhanh chóng.





4. Cầu đảo Aiola (Áo)

Nằm ở giữa dòng sông Mur ở Graz (Áo), chiếc cầu Aiola là nơi tắm nắng lý tưởng cho du khách. Ở đây còn có quán bar, quán café rất lãng mạn. Được xây dựng năm 2003, cây cầu này hàng năm thu hút rất nhiều lượt du khách.





5. Cầu Tianjin Eye (Trung Quốc)

Cây cầu này nằm ở sông Haihe, có thể đưa người qua đường lên không trung qua bánh quay Ferris. Nhiều người cho rằng trên thế giới đây là lần đầu tiên xuất hiện chiếc cầu có kiến trúc lạ như thế.

Cây cầu được bắt đầu xây dựng từ năm 2007 và đi vào sử dụng ngày 7/4/2008. Các bánh quay được trang bị thiết bị điện nên cây cầu có công suất chở được 768 người/giờ.




Enlarge this imageReduce this image Click to see fullsize


6. Cầu lượn sóng Henderson (Singapore)

Cầu Henderson cao 36m so với đường Henderson, đây là cây cầu dành cho người đi bộ cao nhất ở Singapore. Cây cầu này dài 274m, nối công viên Mount Faber với công viên Telok Blangah Hill.

Cầu Henderson có kiến trúc hình sóng rất đẹp, đặc biệt là khi có ánh đèn vào đêm.





7. Cầu Tokyo Bay Aqua-Line (Nhật Bản)

Cầu Tokyo Bay Aqua-Line là sự kết hợp giữa cầu và đường hầm trên vịnh Tokyo. Tokyo Bay Aqua-Line nối thành phố Kawasaki với thành phố Kisarazu. Cây cầu dài 14km, bao gồm 4,4km đường cầu và 9,6km đường hầm trong vịnh Tokyo. Trên cầu có một đảo nhân tạo có tên là Umihotaru, nơi tập trung nhiều nhà hàng và các địa điểm vui chơi giải trí.





8. Cầu Banpo (Hàn Quốc)

Cầu Banpo là một cầu lớn ở trung tâm thành phố Seoul bắc qua sông Han. Cây cầu này có chức năng nối Seocho với tỉnh Yongsan. Cầu Banpo được trang bị 38 máy bơm nước và 380 chiếc vòi ở 2 bên.



Thứ Năm, tháng 4 14, 2011

Thăm Phú Quốc

5:24 2 comments







Nhân từ Hà Nội vào Nam tránh nóng , ông bà Đính&Cự ( em ruột bà Chi) sau khi đi du lịch Campuchia về rủ 3 chị em ruột (Chi&Đính&Vinh) cùng các ông xã đi du lịch ngắn ngày tại Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang từ 13/7 - 15/7/2010.

Đảo Phú Quốc nằm trọng Vịnh Thái Lan là huyện đảo lớn nhất VN, tổng diện tích 593km2, đảo chính 567km2, ngoài ra cò 25 đảo nhỏ, cách Campuchia chừng 1,4 hài lý, cách thị xã Hà Tiên chừng 25 hải lý.( 1 hải lý = 1,852km). PQ có hình tam giác, đáy ở hướng Bắc, nhỏ dần về hướng Nam, xung quanh là biển cả mênh mông với chiều dài bờ biển 130km. Vùng biển quanh đảo khá nông có độ sâu không quá 10m, bãi cát trắng sạch sẽ thoai thoải dài 70km dọc theo bờ Tây, nên rất thuận tiện cho du khách tắm biển. Đảo PQ dài nhất 52km(B-N ), rộng nhất 25km(T-D) theo đường chim bay.Địa hình có dãy núi Hàm Ninh dài 30km, mà đỉnh Chúa cao nhất 565m ở phía Bắc đảo. Đảo có nhiều sông ngòi, dài nhất là sông Cửa Cạn 28km, và Dương Đông 15km. Đất rừng PQ chiếm 61% diện tích là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển của tình Kiên Giang đã được UNESCO công nhận năm 2006. Dân số khoảng 97.000 người ( năm 2007), huyện đảo có 2 thị trấn là Dương Đông và An Thới, và 8 xã.

Từ Tp HCM máy bay cánh quạt AT của hãng VN Airline sau gần 1 tiếng bay hạ cánh xuống sân bay PQ, khang trang hơn sân bay Cam ranh hiện nay, nghe nói một sân bay quốc tế lớn hơn Nội Bài do các công ty VN đang xây dựng chưa rõ chất lượng ra sao ?





Cảm giác đầu tiên là không khí trong lành, mát mẻ với khí hậu của biển và rừng ( nhiệt độ trung bình năm ở đây là 27,2 o C) Cảnh quan hiện nay, nhất là ngay khu Trung tâm Dương Đông tuy đã được chú ý qui hoạch xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai, nhà cửa còn nhấp nhô, ít nhà đẹp, lớn và to nhất là cao ốc của Ngân Hàng Sacombank, đường lát nhựa còn ít, một số Resort cỡ 4 sao như SaiGon – Phú Quốc, 3 sao như Thiên Hải Sơn và khá nhiều khách sạn và nhà nghỉ tư nhân khác, bao quanh các bãi biển đẹp như Bãi Dài ở phía Tây Bắc dài 15km; Bãi Sao ờ phía Nam dài 30km, Bãi Trường ở phía Tây Nam dài 20km…….


























Chúng tôi ở Thiên Hải Sơn Resort của quân đội quản lý, giá buồng hướng biển cho 2 người thấp nhất một tối cũng tới 900,000 đồng, sạch sẽ thuận tiện cho tắm biển và tắm ở hồ bơi ,phục vụ tốt.Còn ăn thì buffet sáng tại THS, các các bữa chính tại vài nhà hàng khá như Zen ( hợp tác bới Nhật ).



























Các nơi đã đến tham quan như :


- Chợ Dương Đông ngay trung tâm , có nhiều hải sản giá cả phải chăng,được tận mắt chứng kiến cá ngựa sống ( 50,000đồng/1 con), hộp cá nhiều cá ngựa khô khoảng 300 ngàn….

Dân ở đây buôn bán còn thật thà, ít nói thách hơn nhiều nơi khác…và chúng tôiđã thưởng thức món ăn khoái khẩu mua tại chợ là ghẹ, thuê luộc ăn tại chỗ giá chỉ có 100ngàn /1 kg….



.


























- Đền Dinh Cậu nằm trên khối sa thạch ngay cửa sông Dương Đông cảnh quan rất đẹp, mà dân ở đây từ lâu đã thờ Cậu Tài – áo đỏ; Cậu Quý – áo xanh, hàng năm vào rằm 16/10 có hội lớn ở đây

























- Chùa Sư Muôn nằm trên đường đi Hàm Ninh có tên Hùng Long Tự, sau chùa có tượng Phật Thích ca ngồi thiền bên cây Kơ nia có gốc to cỡ 6 người ôm
















- Chùa Sùng Hưng xây từ cuối thế ký XIX, các công trình kiến trúc xây theo bậc thang cao dần trên sườn núi














- Nhà tù Phú Quốc ở phía Nam đảo, cách chợ Dương Đông chừng 28km, đây là trại giam do Pháp xây dựng rộng 20ha, sau này Ngô Đình Diệm cũng giam giữ các chiên sĩ yêu nước ở đây, có lúc đông nhất 40,000 tù binh, hiện có 4000 người vĩnh viễn nằm lại nới đây. Chúng tôi không quên thắp hương tưởng nhớ tới các chiến sĩ quá cố














- Suối Tranh cách Trung tâm Dương Đông chừng 9km về phía Nam, có nhiều ghềnh thác và suối nhỏ, là nơi phù hợp với nghi ngơi thư giãn .















- Cơ sở nuôi và chế biến ngọc trai Ngọc Hiền hợp tác với Nhật, có loại thiên nhiên và nhân tạo, nhiều mặt hàng phong phú, nhưng giá phải từ hàng triệu đống trở lên
























- Cơ sở sản xuất nước mắm lớn Thịnh Phát , sản xuất nước mắn Phú Quốc nổi tiếng từ cá cơm có quanh năm, có nhiều loại cá cơm nhưng chế biến chủ yếu từ cá cơm sọc tiêu, than và đỏ. Có thể mua nước mắm ngon tại cơ sở này, hàng giao khi về nhà mới lấy tiền, hay giao hàng ngay khi xuống sân bay TSN và có bán cho cả du khách ở các tỉnh xa và HN…Rất tiếc thương hiệu quốc gia “ Nước mắm Phú Quốc “ đã bị nước ngoài đăng ký Sở Hữu Trí Tuệ từ lâu., nên các doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở đây chỉ mang nhãn hiệu tên công ty của mình, để cạnh tranh trong nước ?













- Vườn tiêu khá nhiều, vì tiêu là đặc sản ở đây, hạt mẩy, vỏ mỏng, ruột đặc, cay nồng và thơm không đâu sánh bằng, có loại tiêu sọ trắng ngon nhất giá 120,000 đồng/nửa ký, còn tiêu sọ đen thường 40,000 , tiêu sọ chín ( phơi nắng kỹ ) phải 60,000 ngàn đồng
















- Rượu Sim cùa cơ sở Bảy Gáo được chế biến thành rượu vang, vì ở PQ có rừng sim bạt ngàn, chế biến theo phương pháp cổ truyền có tác dụng tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Khi dùng thấy hơi ngọt hơn rượu vang Pháp.














Sau một thời gian ngắn du lịch Phú Quốc chúng tôi rất hài lòng về nơi ăn, chốn ở và các nơi tham quan, tự hào vì VN có một hòn đảo lớn giữa biển khơi trù phú , địa điểm lý tưởng cho khách du lịch. Chúng tôi thắc mắc xuất xứ của tên gọi Phú Quốc, có nhiều giải thích nhưng có lẽ xuất phát từ hai chữ “ Phục Quốc “ , vì nơi đây nhà yêu nước tiền bối Nguyễn Trung Trực sau khi đốt cháy tầu Esperance của Pháp trên sông Nhật tảo ngày 11/12/1861 và đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá ngày 21/6/1868 đã đưa nghĩa quân rút về đảo PQ. Sau 100 ngày cầm cự và chiến đấu ở đây, ngày 27/10/1868 ông đã sa vào tay giặc Pháp, và bị mang về hành quyết ở Rạch Giá. Hiện nay trên đão PQ có đền thờ ông rất trang nghiêm.

Nghe nói Qui hoạch phát triển dài hạn đảo Phú Quốc đã được ban hành có qui mô tầm cỡ thế giới, nhưng hiện nay hạ tầng cơ sơ vẫn còn yếu kém, nhất là điện lưới quốc gia chưa có, chỉ có nhà máy điện diesel, đường xá cao cấp còn ít.......Các resort, khách sạn ôm lấy các bãi biển, nếu phát triển đại trà, thì đảo Phú Quốc nổi tiếng vì có nhiều bờ biển đẹp bao quanh tứ phía, dần dần ngay dân địa phương có lẽ cũng không còn cơ hội được ngắm biển.Giá như có một đường nhựa tốt dẫn du khách chạy quanh PQ để ngắm biển thì chắc chỉ có ở VN ?


Mong rằng Phú Quốc mãi mãi vẫn giữ được nét tiêu biểu tự nhiên của nó, để du khách còn nhớ đến “đặc sản Phú Quốc “ của riêng VN


( Tham khảo tư liệu tại PQ )