e

Thứ Năm, tháng 1 27, 2011

Hội chứng Tây sợ Tết

Khi được báo chí phỏng vấn về Tết Việt Nam, người Tây hay nhận xét đơn giản một cách nhàm chán. Không khí vui. Món ăn ngon. Con người tình cảm.


Người Tây như tôi bị hạn chế ở hai điều – điều mình cảm nhận được và điều mình nghĩ người Việt sẽ thích nghe. Ít ai kịp cảm nhận sâu sắc, ít ai dám nói bánh chưng không ngon.

Người Việt tham gia các lễ hội bên Tây thỉnh thoảng cũng vậy. Mặc dù thấy bánh nướng bí ngô không ngon chút nào vẫn xin thêm miếng, “It’s delicious!” Người ta hỏi “Bạn nghĩ gì về lễ hội này?” câu trả lời là “Rất rất hay”. Trao đổi văn hóa không phải lúc nào cũng tuyệt vời.

Nếu là người Tây nhận xét về Tết Việt Nam bằng tiếng Việt sẽ bị hạn chế bởi một điều nữa – khả năng thể hiện. Vốn từ chưa nhiều; kể cả có cảm nhận sâu sắc vẫn chưa ra được, vẫn là “không khí vui” và “món ăn ngon”.

Sự thật là nhiều người Tây sợ Tết. Bản thân tôi cũng hơi sợ, thỉnh thoảng đi siêu thị nghe bài Tết Tết Tết Đến Rồi là có cảm giác muốn trốn. Tất nhiên không phải chỉ có người Tây mới sợ Tết ta. Trên các trang báo hay có bài viết với tiêu đề như “Hội chứng sợ Tết”, viết về chính người Việt sợ Tết Nguyên Đán.

"Quanh năm suốt tháng đi làm đã mệt bở hơi tai, lại còn thêm mấy ngày Tết, chả ai được nghỉ ngơi chút nào."…"Làm cả năm không ăn nổi ba ngày tết. Không biết đào đâu ra tiền mua quà biếu đây. Lại phải vay nợ bố mẹ”…

Những người đó (chủ yếu là người vợ) sợ Tết vì lý do của họ, còn Tây sợ Tết vì lý do của Tây. Sau nhiều lần nghe các bạn tôi tâm sự (nghe chính tôi “tâm sự nội bộ”) tôi phát hiện 5 lý do vì sao người Tây sợ Tết.

Sợ thành cá cảnh

Người Tây không cần ở Việt Nam lâu mới hiểu giá trị cá cảnh của mình là như thế nào. Mời đi meeting, nhờ vào hình, rủ đi ăn –vai trò chủ yếu là cười tươi và thể hiện làn da trắng.

“Tôi có bạn là người Tây.” “Bên mình có đối tác là người Tây”. “Công ty mình có nhân viên là người Tây.” Trong không ít trường hợp, chúng tôi thành logo, thành slogan, thành thương hiệu, và mất chất con người; người ta không thực sự quan tâm đến mình mà chủ yếu tập trung vào những điều thương hiệu Tây sẽ mang lại cho họ.

Đó là một số người. Không phải đa số – người chân thật luôn là số nhiều và tư duy “Tây lây” đỡ phổ biến hơn ở trong Nam – nhưng đủ để chúng tôi biết cảnh giác, nghi ngờ mục đích của người khác. Khi được mời “tham gia” vào sự kiện nào đó, dù là Tết hay ngày thường, chúng tôi đôi khi muốn lắc đầu từ chối.

Đã là cá cảnh thì phải bơi đẹp, và điều đó dẫn đến cái sợ thứ hai. Sợ phải thể hiện.

Sợ thể hiện

Tết đầu tiên của tôi ở Hà Nội tôi nhận lời “qua chơi” vài gia đình. Nơi tôi đến người ta mời tôi ở lại, nơi tôi chưa đến thì gọi điện liên tục bảo đến nhanh. Không nhà nào thông cảm cho nhà nào. Tôi bị căng thẳng, mất vui. Người Việt với nhau có phải như thế, tôi tự hỏi mình? Hay tôi là loại VIP mới: Very International Person? Tôi chẳng muốn thế. Tôi chẳng muốn là khách mời quan trọng hay đặc biệt; tôi chỉ muốn thưởng thức một cách vui vẻ và thoải mái cùng mọi người, như là người bạn bình thường (cho dù màu da không bình thường – trước khi đến Việt Nam tôi không biết da mình trắng đến thế.). Đi về tôi kêu khổ. “Ước gì tao được khổ như mày” mấy bạn của tôi nói vậy.

Có lẽ điều chúng tôi sợ nhất là trở thành trung tâm của sự chú ý – và phải làm một điều gì đó. Phải gửi gì gì cho ai ai, phải phát biểu. Từ cánh gà chúng tôi bị đẩy ra sân khấu, chưa học thoại, chưa biết vở kịch diễn ra như thế nào. Cả khán giả ngồi nhìn. Không ai thích thế đâu.

Các lễ hội bên Tây, khách nước ngoài chủ yếu được thưởng thức, không có vai trò rõ ràng. Nhưng ở Việt Nam khách Tây phải chủ động hơn. (Thật ra chỉ là nên chủ động hơn, nhưng ở Việt Nam “nên” và “phải” đôi khi là một). Khách ở tuổi A phải làm việc B, còn có một số việc khách nào cũng phải làm, dù bao nhiêu tuổi, đến từ đâu. “Anh ơi, bây giờ anh phải…” là câu dẫn dắt làm cho chúng tôi rất sợ.

Anh phải phát biểu (Phát biểu câu gì?!)

Anh phải chào bà (Chào như thế nào?!)

Anh phải bước vào trước (Bước vào đâu?!)

Những việc đó, với người Việt hiểu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – tức với diễn viên thuộc thoại – là vinh dự. Rất tình cảm, rất vui. Nhưng với người Tây chưa rành tiếng Việt chưa hiểu rõ về văn hóa thì ngại lắm. Ngại ơi là ngại.

Sợ làm sai

Cái sợ này hơi cao cấp một chút, áp dụng với người Tây ở Việt Nam lâu lâu. Một trong những điều đầu tiên người Việt giải thích với người Tây về Tết là sự ảnh hưởng đến năm tới. Tết đẹp thì cả năm sẽ đẹp, hỏng thì...nói chung Tết đẹp thì cả năm sẽ đẹp. Chúng tôi hiểu như thế.

Không ai muốn làm hỏng chương trình. Dĩ nhiên người ta sẽ động viên, “Thoải mái, thoải mái!”, nhưng làm sao thoải mái được khi cả năm tới phụ thuộc vào sự xuất hiện và hành động của chúng tôi? (Đó không phải tự đề cao mình, đó là nghĩ về hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, vì ngại quá.) Chúng tôi không muốn vô tình làm hỏng bất cứ điều gì, dù người ta động viên như thế nào chăng nữa!

Biết đâu chúng tôi vô tình làm điều gì đó “không may”? Khi đó người ta cười lịch sự, nhưng cả năm tới mỗi khi có chuyện không hay xảy ra người ta sẽ nhớ đến mình. Thật là tiếc khi anh Joe làm điều đó…Nó không hiểu văn hóa thôi, thế nhưng…thật là tiếc.

Đó chỉ là sự bất đồng văn hóa. Ở bên Tây (ít nhất là Tây của tôi), một lễ hội sẽ bắt đầu và kết thúc với lễ hội đó – diễn ra tốt không vui cả năm, diễn ra không tốt không khóc cả năm. Có nghĩa là ở Việt Nam người ta đầu tư một cách rất rủi ro.

Sợ phải ăn

Sự thật phũ phàng là nhiều người Tây thấy món ăn Tết không ngon. Thậm chí khó ăn. Bánh chưng. Thịt đông. Gà luộc. Lạ quá. Lạnh quá. Nhiều mỡ quá. Đơn giản không phù hợp với lưỡi Tây, cũng như nhiều món ăn truyền thống của Tây không phù hợp với lưỡi Việt.

Hồi nhỏ ăn món nào, hồi lớn thích ăn món đó.

Nhưng đã là Tết Việt Nam thì ai cũng phải ăn, dù Tây, dù Ta, dù người Ba-na. Các miếng sẽ xuất hiện trong bát theo phép màu truyền thống của người Việt. Là khách mời đặc biệt nên cả nhà sẽ nhìn kỹ xem chúng tôi chọn ăn gì, thích ăn gì. Thế là chúng tôi phải chọn và phải thích – càng giả vờ thích càng được ăn thêm.

Tất nhiên có một số người Tây rất thích ăn tất cả các món Tết của Việt Nam. Nhưng các bạn ấy vẫn sợ.

Sợ béo

Sợ bị cô lập

Tình cảm không bù ngôn ngữ. Nếu mình không hiểu người ta đang nói gì, mình sẽ khó cảm nhận cảm xúc của người ta ra sao. Trong một lễ hội như Tết Việt Nam, ngôn ngữ đã, đang, sẽ, và luôn luôn là chính.

Tết Thái thì khác. Té nước là việc diễn ra không cần sự hỗ trợ của ngôn ngữ. Một người không biết tiếng Thái vẫn biết tham gia và thấy vui – nước ngọt không cần phiên dịch. Tết Việt Nam người ta không té nước mà chủ yếu “té chữ”. Thăm, chúc, ngồi, ăn – những động từ gắn bó với Tết Việt Nam dựa rất nhiều trên nền ngôn ngữ. Đó là sự khác biệt giữa phim tình cảm và phim hành động. Phim hành động không hiểu vẫn xem được. Phim tình cảm không hiểu sẽ rất khó xem.

Trong suy nghĩ của một số người Việt, đã mời, đã xếp vị trí tốt, đã gắp miếng ngon, đã thể hiện sự quý mến và tình cảm – là đủ để khách Tây cảm thấy vui. Sự thật là nếu không làm những việc đó – không xếp vị trí tốt, không gắp miếng ngon, không làm gì nhiều – nhưng giải thích rõ ràng về chuyện đang xảy ra thì khách Tây sẽ cảm thấy vui hơn nhiều.

Ở nhà người ta, nghe người ta cười mà không hiểu vì sao cười là cảm giác rất buồn.

Thỉnh thoảng người Việt gặp nhau hay lại quên chuyện người Tây ngồi bên cạnh không hiểu; họ không giải thích lại dùng tiếng Việt dễ hiểu, không dịch sang ngôn ngữ người ta, mặc dù biết ngôn ngữ đó. (Nhiều người Việt ở nước ngoài sẽ biết cảm giác “chẳng hiểu, chẳng vui” đó) Thấy người ta cười tươi với nhau, thỉnh thoảng cho mình miếng gà và nói “try this”, rồi tiếp tục cười tươi với nhau – buồn quá, xấu hổ quá.

Mặt trái, mặt phải

Tôi viết bài này không phải vì chán đời, trầm cảm hay để làm bất cứ ai cảm thấy không vui. Sắp tới các bạn sẽ đọc nhiều bài báo trong đó các ông bà Tây nói Tết Việt Nam vui ơi là vui – và đúng như thế, với đa số người Tây ở đây, Tết là dịp lễ thú vị mang lại nhiều niềm vui thật. Chính tôi cũng có nhiều kỷ niệm rất vui, bên cạnh những kỷ niệm ngại ngùng và gượng gạo.

Tôi chỉ muốn có chút cân đối. Nhưng điều “chưa vui lắm” tôi vừa kể thì các bạn sẽ không đọc được ở những bài vui sắp tới. Nhưng tôi ở Việt Nam lâu. Lúc mới viết blog tôi không dám kể cảm giác trên – thật là buồn, thật là một khách mời vô duyên! Nhưng bây giờ tôi tựa như ông già không sợ ai. Một người đã về vườn có sợ bị sa thải đâu.

Mà nói xong tôi cảm thấy nhẹ người hơn, sẵn sàng đón Tết hơn.

Joe

Thứ Tư, tháng 1 26, 2011

Cái chết khó nhọc của mot Nhà Máy Điện Nguyên tửử

(DVT.vn) - Phóng sự ảnh ấn tượng miêu tả quá trình 15 năm dỡ bỏ một nhà máy hạt nhân có từ thời Xô-viết ở Lubmin, Đức.


Lò phản ứng trước đây do Liên Xô thiết kế, đặt tại khu nghỉ mát Lubmin ở vùng biển Baltic
miền đông bắc nước Đức. Khi Bức tường Berlinn sụp đổ năm 1989, lò phản ứng này bị coi
là không an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu.


Các công nhân đã tiến hành tháo dỡ lò phản ứng từ năm 1994. Tuy nhiên, công việc này phải
được tiến hành rất chậm bởi nhiều phần của nhà máy vẫn còn phóng xạ.

Các tia nước áp suất cao được sử dụng để khử nhiễm phóng xạ.

Nước phóng xạ sau khi đã bốc hơi sẽ xuất hiện một dạng bùn phóng xạ.

Kỹ thuật viên đã mặc những bộ trang phục chuyên dụng như thế này khi làm việc tại nhà máy.

Ước tính chi phí cho việc tháo dỡ nhà máy sẽ tiêu tốn khoản tiền lên tới 3,3 tỷ USD.
Phương thức tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân từng gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho
rằng cách tốt nhất đơn giản chỉ là niêm phong nhà máy và giữ nguyên hiện trạng trong nhiều
thập kỷ, sau đó mới tiến hành tháo dỡ.

Hệ thống liên lạc vẫn hiện diện ở phòng điều khiển.

Bên trái, người thợ hàn cắt các bộ phần máy móc thành từng phần nhỏ. Còn người đàn ông bên
phải được thuê tới đây để giám sát độ an toàn bức xạ.

Chất phóng xạ sót lại vẫn được lưu giữ trong một tòa nhà có kích thước bằng hai sân bóng đá.
Một phần trong số này sẽ được chuyển đến kho chứa chất thải phóng xạ sau năm 2015. Cho
đến giờ, số phận của những thanh nhiên liệu phóng xạ cao vẫn chưa được xác định.

Cho đến khi các lò phản ứng vẫn còn nhiễm phóng xạ quá mức có thể chuyển đi, chúng sẽ
còn ở lại đây từ 50 đến 70 năm nữa trước khi bị phá bỏ hoàn toàn.
Q.Đ
Theo Time

Thứ Bảy, tháng 1 15, 2011

Biến đổi khí hậu

Chung tay ứng phó biến đổi khí hậu In Email
Huỳnh Mai

Biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trên khắp thế giới.

Từ năm 2007, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc tập đoàn HSBC đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về biến đổi khí hậu, các chính sách và các thị trường, bao gồm những phân tích tổng thể về các chính sách tài chính kích thích đầu tư liên quan tới khí hậu trên phạm vi toàn cầu.

Cuộc khảo sát gần đây nhất tại 15 thị trường mới nổi cũng như đã phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Singapore, Việt Nam... trên 15.000 người cho thấy, biến đổi khí hậu là một trong ba mối quan tâm hàng đầu, đứng ngay sau ổn định kinh tế và khủng bố. Riêng tại Việt Nam, 43% số người tham gia khảo sát cho rằng biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề họ lo lắng nhất hiện nay.

Chính phủ đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quan ngại về vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước.

Cách con người ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Các quốc gia phát triển hầu như đưa ra những dự đoán không tích cực khi cho rằng không thể chấm dứt tình trạng biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các thị trường mới nổi lại cho thấy niềm tin biến đổi khí hậu có thể được ngăn chặn.

Gần hai phần ba (64%) số người được hỏi tại Trung Quốc cho biết họ đang nỗ lực để góp phần hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, so với 23% tại Anh, 20% tại Mỹ và 11% tại Nhật Bản. 1/3 số người tham gia khảo sát tại Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc tin rằng biến đổi khí hậu có thể được ngăn chặn, so với tỉ lệ 1/20 ở Pháp và Anh.

Niềm tin và cam kết hành động của các nước về ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Nỗ lực của người dân nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Về các vấn đề liên quan tới cơ hội kinh doanh và triển vọng phát triển kinh tế dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các quan điểm cho rằng ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể, thích đáng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Quan điểm này đã được chứng minh khi đồng hành với nó là những lời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư tích cực vào công cuộc hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân được xem là trung tâm của mọi nỗ lực, theo sau là các hành động hưởng ứng của chính phủ như các chính sách thuế về chất thải carbon, chương trình mua bán rác thải…

Cơ hội kinh tế và việc làm sẽ khởi sắc hơn khi ứng phó với biến đổi khí hậu



Họp mặt mừng Xuân

Chiều và tối 14/1/2011 Hội Hữu Nghị Việt Nam -Hungary đã tổ chức họp mặt giữa anh chị em du học sinh ở Hung với các bạn bè Hung ở Tp Hồ Chí Minh mừng Xuân Tân Mão tại Câu Lạc Bộ Hữu Nghị trên đường Lê Duẩn, Q1, TpHCM


Thứ Hai, tháng 1 10, 2011

Kiếm tiền qua Internet

Trong cuốn sách hướng dẫn rất dễ hiểu này, với từng bước cụ thể để gây dựng một công việc kinh doanh trên mạng Internet đang bùng nổ và dễ dàng kiếm lợi nhuận hàng triệu đô-la, Ewen Chia đã làm sáng tỏ những biệt ngữ trong marketing và chia sẻ những bí quyết và kỹ xảo vẫn đang giúp ông thu về một tài sản đáng mơ ước từ những vụ kinh doanh trực tuyến.

(Nhà Sách Kinh Tế)

Dù bạn đang cố gắng tạo dựng và phát triển một công việc kinh doanh phát đạt trên Internet từ con số không hay đang tìm cách phát huy hết tiềm năng của công việc hiện tại, dù bạn không biết gì về Internet hay đã có một tấm bằng kinh doanh, bản kế hoạch kiếm triệu đô chi tiết của Ewen sẽ giúp bạn:

  • Biết được ai đang mua gì và phát triển những giải pháp có lợi để thỏa mãn nhu cầu thị trường
  • Lôi kéo và giữ sự chú ý của khách hàng mục tiêu bằng những chào hàng hấp dẫn đến khó cưỡng
  • Tạo ra một hệ thống chào hàng phụ nối tiếp để tăng thu nhập và phát triển kinh doanh
  • Tự động hóa công việc để bạn có thể tận hưởng tối đa phần thưởng lợi nhuận, thời gian và thư giãn
  • Lặp lại mô hình kinh doanh để tăng gấp nhiều lần tổng thu nhập

Tôi đã kiếm một triệu đô đầu tiên trên Internet như thế nào? và bạn cũng có thể làm như thế là cuốn sách đầu tiên của tác giả, diễn giả Ewen Chia được xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách này trình bày chi tiết cách thức marketing và kiếm tiền online − tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), là hình thức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ cho công ty khác để hưởng hoa hồng (một dạng môi giới). Điểm khác biệt cơ bản là, phương pháp này không đòi hỏi đầu tư vốn hay sản xuất sản phẩm, không phải tính toán hay điều hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của nó là quảng bá, giới thiệu sản phẩm đó đến người có nhu cầu. Mục đích là làm cho nhiều người mua sản phẩm và bạn sẽ nhận được nhiều tiền hoa hồng. Việc lựa chọn sản phẩm nào để giới thiệu, quảng bá thế nào, quảng bá cho ai, ở đâu, thị trường nào... để khách hàng biết và mua sản phẩm chính là “bí quyết” giúp bạn có kiếm được nhiều tiền hay không. Phương pháp này chưa thực sự phổ biến trong môi trường trực tuyến của Việt nam hiện tại, nhưng chắc chắn sẽ lan truyền mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi lợi ích mà phương pháp này mang lại là vô cùng to lớn. Nó giúp kết nối thông tin giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng một cách nhanh chóng, giảm chi phí qua trung gian.

Đặc biệt, với mô hình marketing này, thông tin được lan truyền nhanh chóng, giảm thiểu chi phí marketing theo truyền thống. Đưa thông tin, tin tức đến đúng người đọc và người dùng. Điều này ngày càng trở nên rất quan trọng, bởi khi thông tin, tin tức và sản phẩm càng ngày càng nhiều, người tiêu dùng hoang mang trong sự đa dạng và hỗn loạn, cần có một giải pháp để họ ra lựa chọn nhanh hơn. Đó là lý do ra đời Affilate marketing. Ở nước ngoài, mô hình này hoạt động khá mạnh mẽ, giúp thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những sản phẩm trong thị trường ngách.

Cuốn sách rất hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về cách bán hàng và tiếp thị sản phẩm trên Internet, từ đó trở thành trung gian bán hàng cho nhà sản xuất đến người tiêu dùng.


Nhằm giới thiệu tới độc giả Việt Nam một phương pháp marketing trực tuyến mới và hiệu qủa, công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Micronet và Công ty Sách Alpha đã hợp tác xuất bản cuốn sách này. Hy vọng rằng cuốn sách là một cẩm nang đặc biệt cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn tiếp thị, bán hàng và kiếm tiền Online.

Chúc các bạn thành công trong quá trình ứng dụng cuốn sách này để sớm trở thành triệu phú nhờ Internet!

Đánh giá

“Bằng cách thuật lại câu chuyện của chính mình về marketing liên kết, Ewen Chia đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho bất kỳ ai muốn sử dụng công thức mà ông thấy thành công.”

PAUL EDWARDS, Đồng tác giả cuốn Kiếm tiền trong thế giới số

“Ewen Chia là bậc thầy về marketing trên Internet. Ngay cả khi bạn chỉ áp dụng một phần nhỏ trong những điều ông truyền lại, bạn sẽ vẫn tiến xa hơn đến 10 bước so với những người đang cố kiếm tiền trực tuyến.”

JOEL COMM, Tác giả cuốn Kiếm tiền bằng Adsense

Tác giả

Sinh năm 1973 tại Singapo, Ewen Chia đã gây dựng tên tuổi và tài sản của mình trên Internet. Ngày nay ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về marketing trên Internet và được nhiều nhiều người xem là “Chuyên gia liên kết số 1 thế giới”. Ewen cũng là một diễn giả hút khách, thường đi khắp thế giới để chia sẻ ý kiến chuyên môn của mình về marketing trên Internet với các nhà doanh nghiệp mới nổi. Để biết thêm thông tin về Ewen Chia, xin mời truy cập trang web của ông tại địa chỉ www.InternetWealth.com

Mua sách tại: Tôi đã kiếm 1 triệu đô đầu tiên trên Internet như thế nào

Thứ Hai, tháng 1 03, 2011

Mừng sinh nhật



Bác Phạm Vĩnh Di và Cháu Phạm Vĩnh Minh Trang cùng có chung ngày kỷ nệm sinh nhật vào 3 tháng 1. Mung Bác Di tròn 73 tuổi (3/1/1938); mừng cháu Trang tròn 29 tuổi(3/1/1982).Chúc sinh nhật vui vẻ.


Chủ Nhật, tháng 1 02, 2011

10 Công Ty sáng tạo nhất thế giới 2010

10 công ty sáng tạo nhất năm 2010

Vẫn là những cái tên quen thuộc như Apple hay Microsoft nằm trong danh sách những công ty sáng tạo nhất thế giới. Tuy thế, cuộc chơi sáng tạo đã xuất hiện những “nhân vật” mới.

Microsoft

Trong sáu tuần, nhà sản xuất Windows Phone 7 chỉ bán được vỏn vẹn 1,5 triệu thiết bị - con số này chỉ nhỉnh hơn số lượng máy sử dụng trình duyệt Android bán ra trong vòng 7 ngày. Hơn nữa, hơn một năm kể từ ngày tung ra Windows 7, Zune vẫn không có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, những ai quan tâm đến ngành công nghiệp trò chơi điện tử đều biết rằng Microsoft không chỉ xoay quanh Xbox hay Xbox Live mà đã có những bước tiến xa hơn rất nhiều.

Trước tiên, sau khi cải tiến phần cứng Xbox 360 trở nên nhỏ gọn hơn và khắc phục lỗi hỏng hóc thường gặp ở thiết bị này trước kia, trên thị trường trò chơi tương tác, doanh số bán Xbox360 của Microsoft đã vượt mặt Wii của Nintendo và giữ vững vị trí số một trong vòng hai tháng. Đặc biệt hơn, sau nhiều năm xếp sau thiết bị điều khiển Wii và Mii cũng như bị thiết bị trò chơi PlayStation của Sony vượt mặt, Microsoft đã vươn lên và bán được một triệu thiết bị tương tác Kinect chỉ trong vòng 10 ngày sau khi phát hành vào ngày 4/11 và đạt đến 2,5 triệu chiếc vào cuối tháng 11. Nhìn lại, người ta vốn vẫn tưởng đây là một dự án khó nhằn của Microsoft khi giá bán của thiết bị này lên tới $199 nhưng với tư duy tốt và đối tác phát triển sản phẩm lành nghề như Viacom's (VIA), Microsoft chứng minh rằng mình sẽ xoay chuyển được tình thế khi bị dồn vào chân tường.

Với mục đích tăng thêm tiện ích qua đó để tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho các thiết bị cầm tay của mình, Microsoft dự định đưa ESPN lên Xbox Live và Windows 7 Phones. Nhưng ý tưởng này có sẽ sôi hỏng bỏng không nếu người ta không mua thiết bị cầm tay. Thế nhưng, riêng động thái này của Microsoft khiến Sony chẳng thể ngồi yên, Hãng này tiết lộ rằng sẽ tung ra PlayStation Phone tại Triển Lãm Điện Tử cho Người Tiêu Dùng tổ chức vào tháng 1 tới. Microsoft, qua đó, là người định hình lại cuộc chơi.

Apple

Dù cho sản phẩm mẫu bị bỏ quên tại quán bar và bị cư dân mạng mổ xẻ rầm rĩ trên các diễn đàn, phơi bày toàn bộ sản phẩm tới hai tuần trước ngày công bố, chịu công kích của báo chí về lỗi ăng ten của sản phẩm mới nhưng sức nóng của nó vẫn nguyên vẹn; hơn 14 triệu người vẫn them khát nó. Kết luận: chỉ có nhà sáng tạo vĩ đại mới làm được điều đó.

iPhone4 cùng các tính năng có độ phân giải cao mà bất kỳ người dùng nào cũng phải mê mẩn như: màn hình hiển thị có màng lọc phân giải cao, máy quay có độ nét cao, trò chuyện vô tuyến FaceTime, phiên bản mới của iOS cùng chức năng AirPlay và AirPrint không dây vẫn chưa phải là bước nhảy vọt lớn nhất của Apple trong năm nay.

Trong số tất cả các thiết bị thông minh của Apple ra đời trong năm nay, iPad mới là sản phẩm tạo ra cơn sốt thực sự khi nó khơi dậy trí tò mò của người tiêu dùng về "netbook là gì và tại sao chúng ta lại cần có thiết bị đọc sách điện tử" để rồi giúp Apple nhanh chóng bán được 7,5 triệu thiết bị với tổng doanh thu lên đến 20,4 tỷ đôls trong Quý IV, giúp giá trị cổ phiếu của hãng tăng vọt thêm 53%.

Steve Job có quyền hài lòng về một năm đã qua khi Apple luôn khiến người tiêu dùng hồi hộp ngóng chờ các sản phẩm của mình trong khi các đối thủ thì mướt mải đuổi theo.

Google

Có thể ít người quan tâm đến lĩnh vực thuần túy của Google là dịch vụ tìm kiếm nhưng xét về khả năng sáng tạo, rất ít sản phẩm có thể bắt kịp Cupertino hay hệ điều hành Android OS của Google. Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ danh tiếng Gartner vốn dự đoán Android cùng lắm chỉ chiếm 2% thị phần thì giờ đây, thực tế, Android đã chiếm lĩnh 20% thị phần và phát triển đến hơn 100.000 ứng dụng.

Trong hai quý vừa qua, Android dẫn đầu các phần mềm được cài đặt cho dòng điện thoại thông minh (smartphone). Thậm chí, theo NPD, iSuppli dự đoán Android còn có thể đứng đầu tại Mỹ vào năm 2013. Kênh truyền hình Google TV Internet cùng đối tác Sony chưa hẳn đã tạo được bước đột phá về doanh thu nhưng giống như Apple TV ra đời trước đó, đây là minh chứng cho bước tiến căn bản đối với việc sáp nhập giữa công ty chuyên về nội dung Internet với nhà sản xuất thiết bị giải trí cho gia đình, tạo ra bước tiến lớn dẫn đến sự hội nhập sâu hơn nữa.

HTC

HTC đã trải qua một năm 2010 ra sao nhỉ? Giá trị cổ phiếu của công ty này đã tăng 13%. Trong năm, tên tuổi HTC còn đình đám trong vụ Apple kiện hãng này vi phạm bằng sáng chế của Apple lên Ủy ban thương mại liên bang.

Khi nhu cầu với hệ điều hành Android ngày càng lớn và Microsoft thì tập trung thúc đẩy dòng điện thoại thông minh chạy trên nền Windows 7, HTC đủ khôn ngoan để tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cho chiếc smartphone của mình trong khi khéo léo tránh những lời chỉ trích xung quanh hệ điều hành của họ.

Disney

Disney quả là một nhà đầu tư cừ khôi khi chỉ riêng với Toy Story 3, hãng đã thu về hơn một tỷ đôla. Tuy nhiên, có lẽ cũng hiếm công ty nào có thể tận thu tối đa được mọi nguồn lực như Disney.

Chẳng hạn, với riêng kênh chuyên hình chủ đề: Hulu - một dự án liên doanh thuộc sở hữu của Disney's ABC ngày càng ăn nên làm ra; chủ tịch của Hulu đã điều chỉnh doanh số dự đoán của năm nay từ 240 triệu lên 260 triệu đôla sau những phản hồi tích cực ngoài mong đợi của thị trường với dịch vụ thuê bao truyền hình của kênh này.

Song song, Disney vừa mới ký với Netfix bản hợp đồng khai thác nội dung có trị giá từ 150-200 triệu đôla/năm bao gồm cả những nội dung hãng này chưa bao giờ khai thác đến bên cạnh những nội dung giống như trong khuôn khổ đã ký với Hulu. Cùng lúc, Disney cũng mở rộng quy mô các công viên, tăng phí thuê bao tháng của các kênh truyền hình hiện có và thu hút thêm người dùng quan tâm đến chương trình trò chơi Epic Mickey sử dụng trên nền máy Wii của Nitendo.


Ford

Ford đã có một năm kinh doanh không thể thành công hơn khi các dòng xe được yêu thích một thời như Taurus đã dần lấy lại vị thế, giá trị cổ phiếu của hãng tăng gấp 3 lần và các nhà đầu tư đã khôi phục niềm tin với triển vọng của tập đoàn. Ford đang vững bước lấy lại động lực trước kia trên tất cả các phân thị và ở mọi quy mô.

Ford đã nâng cấp nội thất các dòng xe bằng việc sử dụng hệ thống liên lạc Sync và hệ thống giải trí do Microsoft sản xuất cũng như tung ra thị trường những con át chủ bài mới như Fiesta cùng lúc với việc nâng cấp các dòng xe hiện có như Explorer và Focus. Ford tiến hành mọi nâng cấp và cải tiến dường như đón đầu sự thất sủng của thị trường đối với các sản phẩm của Toyota do bê bối liên quan đến an toàn. Tất cả giúp hãng này dành lại thêm 2% thị phần và gia tăng 68% giá trị cổ phiếu.

Amazon

Tới thời điểm này, doanh số của Amazon đã tăng thêm 30%, lên đến 5,5 tỷ đôla nhờ vào sản phẩm "bé hạt tiêu" Kindle - có kích thước nhỏ, gọn và hợp túi tiền ($139/chiếc, lưu trữ nội dung của hơn 720.000 cuốn sách).

Không kể đến chiến lược bán hàng theo phân nhánh thị trường cụ thể của hãng như Amazon Student (dành cho sinh viên) và Amazon Mom (dành cho bà nội trợ) đã đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá đánh vào từng đối tượng, công ty còn đưa ra Amazon Prime - chương trình mua sắm miễn phí trong 2 ngày liền, cũng như dịch vụ Amazon Web Services đưa ra các chương trình giảm giá, tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng và tích hợp thêm chức năng Oracle để người dùng kích hoạt các ứng dụng.

Mấu chốt cho thành công ấn tượng của Amazon năm nay chính là chiến lược đầu tư kịp thời cho con át chủ bài Kindle bao gồm cả việc phát triển hai công ty xuất bản phẩm nội bộ và phát triển nội dung chéo cho các nhà cung cấp thiết bị cầm tay khác là Apple, Research in Motion và Android.

Thành công cốt yếu nằm ở khả năng dự đoán và đón đầu nhu cầu thị trường. Amazon nhận ra rằng sớm muộn, nhu cầu với sách điện tử sẽ dần lấn át sách in hiện tại (và thực tế tương quan nhu cầu hiện đã là 2:1) để có chiến lược đầu tư khôn ngoan, kịp thời, sớm gia tăng lợi thế trước những đối thủ nặng ký như Google và Apple.

BYD

Năm 2008, một nhánh nhỏ của Berkshire Hathaway đã bán 10% cổ phần nắm giữ tại công ty BYD của Trung Quốc - chuyên sản xuất pin điện thoại di động, tấm thu năng lượng mặt trời và xe ô tô thân thiện với môi trường - với giá 230 triệu đôla. Ấy vậy mà, chỉ 1 năm sau, phần nắm giữ của Warren Buffett tại công ty này đã lên đến 2 tỷ đôla trong khi lợi nhuận của công ty lúc đó đã tăng gấp ba và giá trị cổ phiếu tăng đến 400%.

Đó chưa phải là tất cả. Cùng lúc, BYD công bố kế hoạch sản xuất dòng xe sử dụng nhiên liệu sạch trong năm nay và tham gia vào liên doanh với công ty Daimler của Đức trong mục tiêu phục vụ chiến lược năng lượng xanh của Trung Quốc thông qua kế hoạch sản xuất các loại xe ô tô chạy bằng điện. Những dự đoán mới nhất cho thấy những dòng xe điện này sẽ xuất xưởng sang châu Âu vào năm tới. Đồng thời, công ty đang tiến hành kiểm định dòng xe điện mã F3DM với cơ quan chức năng của thành phố Los Angeles, dọn đường cho chiến lược thâm nhập vào thị trường xe buýt điện tại Mỹ vào năm sau và dòng xe cá nhân vào năm 2012.

Fast Retailing

Với đại bộ phận người tiêu dùng, cái tên Fast Retailing chắc hẳn còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên, những ai đã từng mua sắm tại cửa hàng Uniglo tại SoHo hay đã từng mua một vài trong số các sản phẩm dệt may kinh điển của hãng này thì đều biết đến tiềm năng vô tận chưa được khai thác của nó.

Fast Retailing là một công ty may mặc có thâm niên 47 năm của Nhật và là công ty hiện đang duy trì chuỗi cửa hàng (với 960 cửa hàng) có tầm cỡ nhất châu Á. Công ty đã đặt ra mục tiêu từ nay đến 2012, toàn bộ nhân viên sẽ nói và viết email bằng tiếng Anh, kỳ vọng thay thế dần nhân viên ngoại quốc bằng nhân viên người Nhật vào năm 2015, vươn tới các thị trường Ấn Độ, Brazil và Mỹ, nâng tổng số cửa hàng lên 4000 vào năm 2020 và tạo một vị trí đối đầu với đối thủ mạnh nhất là H&M. Công ty đặt mục tiêu phát triển 200 cửa hàng mới chỉ riêng tại Mỹ trong khoảng 10 năm tới và dự định năm nay sẽ tuyển dụng các sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp và đưa qua Nhật tham gia các khóa đào tạo về quản lý.

Dù cho đã đóng cửa một số cửa hàng tại Mỹ vào năm 2007 nhưng doanh số của công ty lại cùng lúc tăng thêm 15%; để có được thành công này, công ty đã phát triển đội ngũ nhà thiết kế, họa sỹ lành nghề và luôn kịp thời nắm bắt và đáp ứng thị hiếu theo cách riêng của mình.

Haier

Nếu hỏi "công ty nào là nhà sản xuất đồ gia dụng số 1 trên thế giới gắn liền với tên tuổi các sản phẩm như Home Depot (HD), Lowe's (LOW) và Sears (SHLD)?" Thật bất ngờ khi đó là một tên tuổi đến từ Trung Quốc - Haier. Theo tổ chức Euromonitor, Haier đã đứng đầu doanh số sản xuất đồ gia dụng toàn cầu trong năm qua (chiếm đến 6,1% doanh số toàn cầu).

Doanh số của Haier đã tăng 20% so với năm ngoái. Hiện tại, Haier chiếm 12,5% thị phần tủ lạnh và 9.8% thị trường máy giặt toàn cầu. Doanh số của công ty đã tăng hơn 22% so với năm 2006. Để trở thành một nhà sản xuất tiên phong về sáng tạo, Haier chứng tỏ mình là một công ty biết thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu dù là nhỏ nhặt nhất và đáp ứng nó ở mức giá phải chăng nhất. Công ty đã đưa ra các dòng tủ lạnh, lò vi sóng và điều hòa nhiệt độ cỡ nhỏ có giá thành hạ đồng thời liên tục nắm bắt mọi nhu cầu tưởng chừng là nhỏ nhất để tiếp cận mọi phân khúc thị trường chẳng hạn như tủ lạnh đựng rượu, máy giặt di động hay máy rửa bát mini cho đến các loại tủ lạnh mini với giá thành phải chăng. Haier chứng minh mình là công ty điện lạnh của mọi gia đình và mọi đối tượng khách hàng.

Thứ Bảy, tháng 1 01, 2011

Chúc mừng Tết Dương Lịch 2011