e

Thứ Sáu, tháng 1 31, 2025

 ID 35183455 © Kevinbrine | Dreamstime.com

679a836f8e3c7c2d4219fed6 Dreamstime Xxl 35183455

We’re a Wingtip Away from an Outage

Jan. 30, 2025
Studies reveal that roughly 90% of power outages occur on the distribution system, so reducing critter-caused outages is paramount.

Power outages are always big news, but I was a little surprised to see stories involving animal-caused outages lately. It seems our furry/feathered friends are responsible for a lot of power outages that not only damages expensive equipment, but kills the animal. Birds have the distinction of being the top contender for animal-caused outages, with one researcher estimating that birds could be responsible for up to 25% of power outages.

In addition to the customer’s issues associated with an unscheduled power outage, there are the costs related with repairing or replacing damaged equipment, but it doesn’t end there. Another report focused on the variety of regulatory fines and penalties associated with animal related outages that utilities can be facing. What’s more, if the animals involved were an endangered species, the fines increased substantially and included enforceable animal protection initiatives.

As I continued reading these papers and reports, it brought back a lot of memories for this ex-substation engineer. I learned early in my career that critter impact was an important consideration when it came to designing and building power grid facilities. Over the years, I have dealt with a variety of wildlife, and more than a few have been memorable encounters. One of the strangest, however, was an infestation of snakes and scorpions at one of my substation projects.

Protecting the Critters and Equipment 

It happened at an elderly substation I had been assigned to modernize. I was told to meet the crew at the station, but to stay in my truck because this particular substation had a unique critter problem. That got my attention. The first work crew arrived, and explained there were snakes and scorpions inside the yard cable trench system and the control building due mostly to nightly temperature drops. They had a procedure in place that kept the humans and animals apart.

Upon arrival, the covers were removed from the concrete trenches. Once the covers were removed, the control building’s doors and pullbox lids were slammed many times. Then it was time for a coffee break, which gave the critters time to exit the building and trench system. This situation wasn’t considered a big deal because the creatures hadn’t caused any outages or harmed anyone. It would, however, be nice to make it safer for the humans. The fix was simple, high-density spray foam was used on all the openings in the control building and trench system.

Wildlife mitigation doesn’t need to be complicated. After personnel safety, there are two main categories when it comes to wildlife induced outages according to the experts. Those are bridging (i.e. phase-to-ground and phase-to-phase) and guano (i.e., insulation breakdown) pollution. Of these, the bridging grouping is most prevalent, and it occurs more frequently in medium and low voltage substations and overhead lines. Wildlife outage mitigation technologies have been steadily advancing.

Barriers have also improved. Hardware covers are using advanced polymeric materials to insulate conductors, bushings, bus work, and structural components in substations and on overhead lines. Equipment suppliers like Hubbell, TE Connectivity, Wesco, and others offer a wide variety of insulation for energized metalwork. Pre-molded covers and extruded polymer sheets for customed applications have proven effective along with understanding of animal behavior for better applications.

High-Tech Protection 

In addition, there’s a wide array of high-tech devices that have also found their way into the battle of preventing flash-overs caused by animals. Ultrasonic devices emit noise above human hearing that scares small animals like mice, squirrels, and rats, which are food for predators. The high-pitched noise discourages them from living in or around the substation and its equipment. Since it’s inaudible to humans, there are no complaints from customers living close to the substation.

Another high-tech control method comes from BirdBuffer. They have developed a system using methyl anthranilate (MA) vapor barriers, which are invisible. MA is a naturally occurring plant-based compound found

from grape skins, so it smells good to humans, but birds don’t like it. The MA vapor system temporarily irritates the birds in the substation and encourages them to move out of the facility without harming them.

Improving the power delivery system’s robustness and resilience is a major driving force when it comes to grid modernization, and protecting wildlife and power grid facilities is a key element. Studies reveal that roughly 90% of power outages occur on the distribution system, so reducing critter-caused outages is paramount. Wildlife can’t be kept out, but they can be protected!

Source : TDW

Wildlife Mitigation Topics

Thứ Ba, tháng 1 28, 2025

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 5,2 GW, rộng gần bằng 10.000 sân bóng đá

 Đây sẽ là nhà máy điện mặt trời 24/7 đầu tiên trên thế giới đi kèm hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) tương ứng.


Abu Dhabi sẽ sớm sở hữu trang trại mặt trời 5,2 GW, xếp đầu bảng trong số những nhà máy quang điện lớn nhất trên toàn cầu, theo New Atlas.

Theo đó, nhà máy mới nằm trong dự án quy mô khổng lồ xây ở thủ đô của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất bởi Công ty năng lượng tương lai Abu Dhabi, Masdar và Công ty điện nước Emirates.

Đây sẽ là nhà máy điện mặt trời 24/7 đầu tiên trên thế giới đi kèm Hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) tương ứng.

Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 5,2 GW, rộng gần bằng 10.000 sân bóng đá- Ảnh 1.

Abu Dhabi sẽ sớm sở hữu trang trại mặt trời công suất 5,2 GW

Nhà máy ở Abu Dhabi có thể cung cấp năng lượng ngay cả khi không có sẵn ánh sáng Mặt Trời suốt 24 giờ/ngày, trong 7 ngày một tuần. Giữa nhà máy điện mặt trời 5,2 GW và BEST 19 sẽ cung cấp 1 GW điện nền để cung cấp năng lượng ngay cả khi Mặt Trời không chiếu sáng, đủ để phục vụ 750.000 hộ gia đình.

Bộ Năng lượng Mỹ ước tính cần 1.887.000 tấm pin quang điện để sản xuất chỉ 1 GW điện. Theo đó, nhà máy 5,2 GW ở Abu Dhabi có thể cần gần 10 triệu tấm pin quang điện để hoạt động.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Al Dhafra khánh thành tại Abu Dhabi vào tháng 11/2023 có 4 triệu tấm pin lắp trên 21km2. Vì vậy, dự án mới của Masdar ở Abu Dhabi nhiều khả năng cần hơn 52km2, gần bằng 10.000 sân bóng đá.

Dự án nhà máy điện mặt trời này có chi phí 6 tỷ USD, dự kiến bàn giao năm 2027 . Giám đốc điều hành Masdar, cho biết cơ sở sẽ được quản lý thông qua một giải pháp tích hợp thông minh cho phép triển khai ở bất kỳ thời gian nào vào ban ngày hoặc ban đêm.

Với công suất 5,2 GW, nhà máy này cũng đánh bại trang trại mặt trời 3,5 GW của Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc ở Tân Cương.

Theo Thiên An

Thanh Niên Việ

Thứ Hai, tháng 1 27, 2025

Người đầu tiên viết đề án nhà máy điện hạt nhân

 

Nhà vật lý nguyên tử, nhà truyền thông khoa học Đinh Ngọc Lân chính là người viết đề án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Được sự giúp đỡ và cho phép của gia đình nhà vật lý nguyên tử, nhà truyền thông khoa học Đinh Ngọc Lân, chúng tôi được sử dụng những di cảo của ông, người viết đề án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Người đầu tiên viết đề án nhà máy điện hạt nhân- Ảnh 1.

Ông Đinh Ngọc Lân - người viết đề án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Bản phác thảo đầu tiên

Đầu năm 1973, sau khi Hiệp định hòa bình được ký kết ở Paris (Pháp), cơ quan Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước từ nơi sơ tán ở huyện Lập Thạch (VĩnhPhúc) trở về Hà Nội. Ông Trần Quỳnh (lúc ấy là Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước) gọi ông Đinh Ngọc Lân lên phòng làm việc. Ông Trần Quỳnh giao nhiệm vụ rất ngắn gọn: “ Tổng Bí thư Lê Duẩn cần ngay một Đề án về xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta. Anh chuẩn bị gấp ”.

Với ông Đinh Ngọc Lân, đó là khoảnh khắc trọng đại trong cuộc đời mình. Ông hiểu, nhiệm vụ này không chỉ là một đề án kỹ thuật mà còn là niềm tin, niềm mong đợi của cả một thế hệ vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước sau chiến tranh.

Điện nguyên tử là xu thế chung của thế giới hiện nay, các nước anh em làm, ta cũng sẽ phải làm, còn bao giờ làm thì các đồng chí khoa học cần bàn kỹ với nhau".

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Ông Lân cảm thấy hồi hộp, nhưng ông tin vào khả năng, sự am hiểu về lĩnh vực khoa học hạt nhân của mình, bởi năm 1960, ông tốt nghiệp ngành Vật lý hạt nhân thực nghiệm trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng của Trung Quốc, rồi ở lại nghiên cứu thêm 1 năm tại Viện Năng lượng nguyên tử Bắc Kinh.

Tháng 3/1962, ông tham dự khóa học 3 tháng do Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đubna (Liên Xô) tổ chức để chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong các nước xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, ông được đến thăm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới tại thành phố Obninsk thuộc tỉnh Kaluga, thăm công trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân Nôvô-Vôrônhegiơ công suất 240.000 kW, lớn nhất thế giới hồi ấy.

Tháng 5/1966, ông được cử sang Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện Khoa học Trung Quốc với lời ký thác của GS Tạ Quang Bửu - Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp - “ Sang bên ấy xem người ta ứng dụng khoa học, kỹ thuật hạt nhân vào thực tế như thế nào để  về ứng dụng trong nước”.

Đề án tâm huyết được ông Đinh Ngọc Lân viết xong, trình lên ông Trần Quỳnh. Ông Trần Quỳnh đọc và cho phép đánh máy gửi sang Bộ Điện và Than. Chỉ mấy hôm sau, ông Đinh Ngọc Lân nhận được bức thư viết tay của ông Nguyễn Hữu Mai - Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Điện và Than, kiêm Bí thư Đảng đoàn mời sang báo cáo với Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ.

Sau buổi báo cáo, nhiều người tỏ ra rất tâm đắc, đặt thêm câu hỏi yêu cầu ông làm rõ. Tuy nhiên, cũng có những người nghi ngờ: “Nước ta cái thô sơ còn chưa quản lý được, quản lý sao nổi cái hiện đại như nhà máy điện hạt nhân?” .

TheoCafef.vn

Chủ Nhật, tháng 1 26, 2025

Các Đại sứ hát Mừng Xuân Ất Tỵ


 


Thep VTV 3

Thứ Ba, tháng 1 21, 2025

Nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới

 gaHai lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện nổi Akademik Lomonosov đã sản xuất hơn một tỷ kilowatt giờ điện tính đến nay.

Nhà máy điện Akademik Lomonosov của Nga. Ảnh: Rosatom

Nhà máy điện Akademik Lomonosov của Nga. Ảnh: Rosatom

Akademik Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi hoạt động từ tháng 5/2020 ở vùng Chukotka của Nga tại Bắc Cực, lần đầu tiên sản xuất hơn một tỷ kilowatt giờ điện, theo tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom, Interesting Engineering hôm 17/1 đưa tin. Đi vào hoạt động hơn 5 năm, nhà máy điện hạt nhân gần đây cũng hoàn thành chu kỳ nhiên liệu đầu tiên.

Năng lượng hạt nhân có một số hạn chế. Nhiều người lo ngại về nguy cơ chất thải phóng xạ sản sinh bởi phản ứng phân hạch, số khác quan tâm tới thời gian và số tiền lớn để xây nhà máy điện quy mô. Tuy còn gây tranh cãi về khả năng giúp con người đạt mục tiêu sản xuất năng lượng không thải khí, những thành tựu kỹ thuật trong lĩnh vực điện hạt nhân vẫn đáng chú ý là Akademik là một trong số đó. Nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới là cơ sở sản xuất nhiệt và điện ở xa nhất về phương bắc.

Đặt lò phản ứng hạt nhân trên tàu nổi không còn là công nghệ đột phá. Nó đã được dùng trên các tàu hải quân từ thập niên 1950 và đóng vai trò chủ chốt trong duy trì khả năng tàng hình của tàu ngầm. Nhưng Akademik Lomonosov lại khác. Với chiều dài 144 m và chiều rộng 30 m, con tàu phục vụ ứng dụng dân sự và sở hữu hai lò phản ứng hạt nhân KLT-40S trên boong để sản xuất điện. Sử dụng công nghệ tương đương tàu phá băng Nga, những lò này có tổng công suất nhiệt 300 MW, có thể sản xuất khoảng 70 MW điện.

Ban đầu được lên lịch triển khai ở xưởng đóng tàu Sevmash tại vùng tây bắc nước Nga, con tàu sau đó chuyển đến Pevek ở Viễn Đông để thay thế nhà máy điện hạt nhân Bilibino sắp hết thời gian hoạt động. Sử dụng nhiên liệu uranium làm giàu thấp (LEU), nhà máy điện đáp ứng 20% nhu cầu trong vùng vào năm 2020. Hiện nay, tỷ lệ đóng góp của nhà máy ở trung tâm điện Chaun-Bilibino và lưới điện riêng biệt là hơn 60%. Ngoài sản xuất một tỷ kilowatt giờ điện, nhà máy còn đóng vai trò như cơ sở đồng phát và tận dụng nhiệt lượng từ rác thải với 60 MW nhiệt điện được thu thập và sử dụng để sưởi ấm.

Hiện nay, nhà máy Akademik Lomonosov phục vụ dân số 5.000 người, cung cấp năng lượng cho hoạt động khai thác mỏ ở vùng quặng Baimskaya và góp phần khử mặn 240.000 m3 nước hàng ngày. Năm ngoái, nhiên liệu LEU của lò phản ứng đầu tiên ở nhà máy được thay thế và hoạt động tương tự cũng diễn ra với lò còn lại. Theo Rosatom, nhiên liệu mới được vận chuyển tới tàu qua tuyến Biển Bắc.

Nhiên liệu đã qua sử dụng được đưa trở lại Murmansk, sau đó vận chuyển tới Mayak ở vùng Chelyabinsk để tái xử lý. Rosatom cũng đang cân nhắc xây dựng thêm 4 nhà máy điện hạt nhân nổi với công suất 100 MW và tuổi thọ hơn 60 năm cho thị trường xuất khẩu.

An Khang (Theo Interesting Engineering)

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam: Chuyên gia nói gì?

 Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Vương Hữu Tấn - nguyên Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học Công nghệ cho rằng, trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi.

Trước hết, chúng ta đã rút ngắn được thời gian gần 20 năm để lựa chọn, tìm kiếm địa điểm đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân ở xã Vĩnh Hải và xã Phước Dinh (tỉnh Ninh Thuận).

Tuy nhiên, theo ông Tấn, khi quay trở lại đòi hỏi một khối lượng công việc rất lớn để có thể bắt tay vào xây dựng. Riêng với việc phê duyệt địa điểm, chủ đầu tư dự án sẽ phải khảo sát đo đạc bổ sung một số thông số liên quan địa điểm, cập nhật, hoàn thiện lại hồ sơ đánh giá địa điểm, báo cáo khả thi để trình Thủ tướng.

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam: Chuyên gia nói gì? ảnh 1

Mô hình dự án điện hạt nhân (Ảnh minh họa)

“Việc sẵn sàng hạ tầng pháp lý và nguồn lực tiến hành thẩm định sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ của quá trình này. Các đơn vị cần căn cứ vào nhiệm vụ của mình để vạch ra những công việc cụ thể, có lộ trình triển khai rõ để chuẩn bị chu đáo nhất”, ông Tấn cho hay.

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết đồng ý tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Như vậy, dự án ĐHN Ninh Thuận được khởi động lại sau 8 năm phải tạm dừng.

Cách đây 15 năm, vào năm 2009, dự án ĐHN Ninh Thuận được Quốc hội phê duyệt lần đầu với tổng công suất 4.000 MW, chia thành 2 nhà máy trên diện tích 1.642 ha tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam.

Cũng theo ông Tấn, việc cần làm trước mắt là khẩn trương sửa đổi Luật Năng lượng Nguyên tử, tạo hành lang pháp lý cho dự án điện hạt nhân. Trong giai đoạn trước, do chồng chéo, và vướng mắc trong các quy định đã gây những lo ngại đối với đối tác Nga, Nhật Bản, đặc biệt trong việc áp dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam và nước ngoài đối với các loại công nghệ khác nhau. Hiện Chính phủ đã chỉ đạo phải trình Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) trong kỳ họp sắp tới trong năm 2025 để giải quyết bất cập này; song để có dự thảo luật chất lượng, và có hướng dẫn rõ trong một thời gian ngắn, là áp lực không nhỏ đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng.

Một chuyên gia Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng, kinh nghiệm một số nước cho thấy, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ, toàn diện và có lộ trình rõ ràng là rất quan trọng.

Theo vị này, hiện Trung Quốc là quốc gia làm dự án điện hạt nhân nhanh nhất và tốt nhất trên thế giới, nhưng cũng mất hơn 5 năm. Còn Nga là nước xuất khẩu các lò hạt nhân sang các nước nhiều nhất, nhưng thời gian xây dựng cũng không thể quá nhanh, vì luôn phải đảm bảo quy định và chất lượng công trình.

Chẳng hạn, dự án điện hạt nhân tại Belarus do Nga thực hiện, thời gian xây dựng cũng cần 6-7 năm; hay dự án tại Bangladesh bắt đầu khởi công xây dựng cuối năm 2017, và dự kiến năm 2025 sẽ nối lưới điện (khoảng 7 năm). Còn tại Mỹ, thời gian kéo dài cả chục năm, với một số nước đội vốn như Pháp, Phần Lan thời gian còn hơn 15 năm.

“Với những nước nhập khẩu công nghệ và nhất là dự án điện hạt nhân đầu tiên như nước ta, đây là áp lực lớn. Bởi chỉ riêng khâu chuẩn bị đã tốn nhiều thời gian. Muốn xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép xây dựng nhưng để ra được giấy phép này trước đó phải có thiết kế kỹ thuật, đánh giá an toàn do cơ quan pháp quy hạt nhân quốc tế thẩm định, phê duyệt. Chỉ riêng thời gian này đã mất khoảng 2-3 năm”, vị này nói, đồng thời cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị đội ngũ pháp quy hạt nhân chất lượng, có phương án thẩm định kịp thời đúng quy định báo cáo phân tích an toàn và hồ sơ phê duyệt địa điểm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận…

Theo các chuyên gia, kinh nghiệm mức vốn đầu tư trong nước của điện hạt nhân với công nghệ thế hệ III và III+ từ nhiều quốc gia cho thấy, ở Mỹ, châu Âu là khoảng 6 triệu USD/MW, ở Trung Quốc, Ấn Độ là 2,7 triệu USD và ở Nga, Hàn Quốc khoảng 3-3,5 triệu USD.

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2015, trung bình suất đầu tư danh nghĩa cho điện hạt nhân loại lò AES2006/V491 (Nga) cho Ninh Thuận 1 và AP 1000 Westinghouse (Mỹ) cho Ninh Thuận 2 là 5,06 triệu USD/MW. Đến nay tổng mức đầu tư cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố như quy mô công suất, yêu cầu công nghệ và đòi hỏi về các yếu tố an toàn.

Nếu Việt Nam vẫn chọn quy mô công suất 2x1.000 MW cho dự án điện hạt nhân đầu tiên, tổng mức đầu tư cho dự án ước khoảng 9,6 tỷ USD, do đó đòi hỏi cơ chế huy động nguồn lực rất lớn, đa dạng. Ngoài ra, sau mấy năm thua lỗ, cần có “cơ chế đặc thù” để Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) – chủ đầu tư dự án có thể huy động tài chính.

TheoTienphong

Sẽ lập trung tâm nghiên cứu hạt nhân cách TP HCM 80km

 

Trung tâm này rộng khoảng 100ha.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại xã Hàng Gòn, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Long Khánh cách TP HCM khoảng 80km.

Theo đó, việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân nhằm tăng cường tiềm lực, nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân quốc gia, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học chuyên ngành trình độ cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ hạt nhân tiên tiến, mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm được xây dựng với lò phản ứng nghiên cứu, hệ thống công nghệ, các phòng thí nghiệm và các thiết bị liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng, các hạng mục công trình phụ trợ để vận hành và khai thác lò phản ứng.

Ảnh minh hoạ.

Đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động ứng dụng khoa học hạt nhân, phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoáng sản và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Trung tâm được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Lò phản ứng nghiên cứu có công suất 10MWt, các phòng thí nghiệm và các thiết bị liên quan.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân xây dựng có tổng diện tích gần 100ha, chủ đầu tư là Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân.

Việt Nam có lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt

Hiện nay, Việt Nam có Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt). Nơi này được thành lập trên cơ sở tiếp quản Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) được thành lập theo Quyết định số 64/CP ngày 26/4/1976 của Thủ tướng Chính phủ.

Do nhu cầu phát triển của ngành, trên cơ sở Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt), Nghị định số 59-CP ngày 23/02/1979 của Hội đồng Chính phủ đã thành lập Viện Nghiên cứu hạt nhân (có trụ sở chính tại Hà Nội) trong đó có Phân viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

Nghị định 87-HĐBT ngày 11/6/1984 của Hội đồng Bộ trưởng đã đổi tên Viện Nghiên cứu hạt nhân thành Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia và Phân viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thành Viện Nghiên cứu hạt nhân hiện nay.

Tháng 3/2019, kỷ niệm 35 năm ngày khánh thành Công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cũng là thời điểm Viện Nghiên cứu hạt nhân vừa tròn 40 năm hình thành và phát triển nếu lấy dấu mốc từ ngày mang tên Phân viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

Viện Nghiên cứu hạt nhân là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý, vận hành và khai thác Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt;

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Đồng thời, thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước; sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và liên quan; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Việc thành lập ban chỉ đạo để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bộ Công Thương mới đây đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân việc xem xét, tiếp tục giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cùng với đó là việc cho phép EVN chỉ định tư vấn để rà soát, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, bao gồm cả đề xuất các cơ chế đặc thù thực hiện dự án, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Kiến nghị khác của Bộ Công Thương là báo cáo cấp thẩm quyền cho chủ trương tái đàm phán, ký kết điều chỉnh Hiệp định, thỏa thuận với các quốc gia, đối tác thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.

Trước đó, tại báo cáo triển khai kế hoạch năm 2025, EVN cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao tập đoàn tiếp tục đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

TheoSoha