TRUNG QUỐCTurbine gió MySE 10.X-23X của công ty Minyang Smart Energy rời khỏi dây chuyền sản xuất tại thành phố Đại Khánh hôm 26/5, có đường kính cánh quạt lên tới 230 m.
TRUNG QUỐCTurbine gió MySE 10.X-23X của công ty Minyang Smart Energy rời khỏi dây chuyền sản xuất tại thành phố Đại Khánh hôm 26/5, có đường kính cánh quạt lên tới 230 m.
Được mở đường, nhà đầu tư vẫn lừng khừng
Đến nay có 85 dự án điện tái tạo (gồm 8 dự án điện mặt trời và 77 dự án điện gió), với tổng công suất hơn 4.700MW đã và đang đầu tư, xây dựng và lỡ hẹn giá ưu đãi vì giá FiT cho điện gió kết thúc vào tháng 31/10/2021 và điện mặt trời kết thúc vào tháng 12/2020.
Mãi đến ngày 7/1/2023, Bộ trưởng Công Thương mới ban hành quyết định về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Sự chậm trễ này rõ ràng có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Nhưng từ đó đến giữa tháng 5/2023, rất ít chủ đầu tư gửi hồ sơ đàm phán đến Công ty mua bán điện thuộc EVN (EPTC) vì nhà đầu tư “chê” mức giá đó là quá thấp.
Tình hình dường như đã thay đổi khi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ra kết luận tại Thông báo số 182/TB-VPCP ngày 17/5/2023. Cụ thể, đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định, Bộ Công Thương khẩn trương có văn bản trước ngày 20/5/2023 chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.
Giá tạm tính chính là một giải pháp đột phá của Chính phủ trong việc gỡ khó cho các dự án điện tái tạo chưa có giá. Chính sách này sẽ giúp các nhà máy được phát điện lên lưới thay vì để hàng chục nghìn tỷ đồng nằm phơi mưa nắng, những cánh điện gió bất động.
Một nhà đầu tư tâm sự: “Chúng tôi đang rất khát tiền. Chúng tôi đầu tư 300 triệu USD vào các dự án mà đến giờ chưa có doanh thu. Các nhà đầu tư chúng tôi luôn mong muốn vận hành được dự án nhanh nhất để có dòng tiền”.
Nhà đầu tư sốt ruột, EVN chịu nhiều sức ép, Bộ Công Thương cũng vậy.
Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) cho biết, đến cuối ngày 26/5/2023 công ty đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/40 chủ đầu tư với giá đề xuất tạm thời là 50% khung giá trần. Đến thời điểm 26/5, có 19 dự án hoặc một phần dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA. Song mới có 5 dự án với công suất 303 MW đã hoàn thành thử nghiệm, đang thực hiện các thủ tục COD để phát điện thương mại.
Đáng chú ý, vẫn còn 32/85 dự án với tổng công suất 1.576,05MW chưa gửi hồ sơ cho EVNEPTC để đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện. Có thể, những nhà đầu tư này đang chờ đợi động thái Bộ Công Thương sửa đổi giá trần và các thủ tục khác.
Dù sao, việc có 40 chủ đầu tư gửi hồ sơ đề xuất giá tạm 50% khung giá trần cho thấy, giải pháp của Chính phủ sẽ giúp các nhà đầu tư trút bỏ một phần gánh nặng tài chính khi được phát điện, tránh lãng phí nguồn điện này trong lúc đang thiếu điện.
Nhưng không dễ để được phát điện
Dù gửi hồ sơ giá tạm tính và được Bộ phê duyệt, nhưng để phát điện được lên lưới, các dự án vẫn phải đảm bảo đủ một số thủ tục.
Với những dự án gửi hồ sơ giá tạm tính, thủ tục đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần có giấy phép hoạt động điện lực và giấy nghiệm thu công trình/một phần công trình, có Biên bản xác nhận việc thử nghiệm AGC, thử nghiệm phát nhận công suất phản kháng, Biên bản thử nghiệm tin cậy giữa Đơn vị phát điện và các nhà thầu là có thể được phát điện lên lưới.
Nhưng đến 26/5, mới 26 dự án có giấy phép điện lực. Có 18 dự án có giấy xác nhận nghiệm thu công trình.
Điều đáng lưu ý, nhiều dự án điện gió vẫn đang vướng về hồ sơ pháp lý. Trong khi đó, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ chỉ huy động điện của các dự án đã “hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định”.
Vì thế, ít ngày trước EVN đã mời hơn 40 nhà đầu tư này đến để hỏi xem “có vướng mắc gì không”. Cuộc họp với nhiều ý kiến rất khác nhau liên quan đến điều kiện để được phát điện lên lưới bởi dự án nào cũng thuộc diện thiếu hồ sơ pháp lý. Việc chỉ có 5 dự án thỏa mãn các hồ sơ và đủ điều kiện phát điện lên lưới chứng minh cho điều đó.
Thực tế, nếu thiếu những giấy tờ này, rất khó để EVN dám tiếp nhận dòng điện này lên lưới bởi lẽ, bất cứ dự án nào hòa lưới cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống. Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu bỏ qua hồ sơ giấy tờ nào đó mà lại có sự cố xảy ra?
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước về việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo vẫn còn nguyên giá trị. Tại kết luận này, Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu Bộ Công Thương, các địa phương và EVN phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân khi có nhiều dự án thi công, vận hành trước khi được bàn giao đất; hàng chục dự án đã thực hiện vận hành, nối lưới nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ban hành thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu dự án; chưa có chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền, chưa hoàn tất các thủ tục liên quan đến đất đai của các trang trại…
EVN và Bộ Công Thương đã giải thích rằng việc cho nợ các thủ tục đó là để tạo điều kiện cho nhà đầu tư kịp vận hành thương mại, hưởng giá FiT. Nhưng cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại có suy nghĩ khác.
Vì thế, sau khi các dự án có giá tạm tính, được phát lên lưới, nhà đầu tư cũng sẽ phải hoàn thiện hàng loạt thủ tục khác để tránh rủi ro cho cả ba bên là nhà đầu tư, EVN và Bộ ngành/địa phương.
Thông tư 15/2022 của Bộ Công Thương cũng yêu cầu các dự án điện tái tạo phát lên lưới phải có quyết định chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, giấy phép xây dựng còn hiệu lực và phù hợp; quyết định giao đất/cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố hợp lệ…
Như vậy, để các dự án lỡ hẹn giá FiT này được sớm phát lên lưới, trách nhiệm không chỉ nằm ở EVN mà còn của cả chủ đầu tư, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh thành phố.
Để giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm phát điện, cơ quan quản lý cần có những hướng dẫn bằng văn bản rõ ràng hơn. Những điều kiện nào tại Thông tư 15 gây khó khăn cho nhà đầu tư thì cần được bãi bỏ. Mức giá trần có được điều chỉnh hay không, cách tính giá trần cũng cần được làm rõ.
Đây là những việc cần làm để bên mua điện như EVN cũng tránh được cảnh “vừa đàm phán vừa run”, vừa cho phát điện lên lưới vừa sợ rủi ro pháp lý. Còn nhà đầu tư cũng không lâm cảnh sau khi được hưởng giá tạm thì lại không đủ điều kiện để được đàm phán, thanh toán giá chính thức.
Lương Bằng
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Kyoto sẽ thử nghiệm dùng vệ tinh truyền điện mặt trời về Trái Đất dưới dạng vi sóng vào năm 2025.
Cuộc đua phát triển công nghệ truyền điện mặt trời thu thập trong không gian về Trái Đất đang nóng lên trên toàn cầu. Tại Nhật Bản, tập đoàn của Hiroshi Matsumoto, cựu hiệu trưởng Đại học Kyoto, đang dẫn đầu nghiên cứu về công nghệ này. Sau đó, giáo sư Naoki Shinohara ở Đại học Kyoto tiếp tục nghiên cứu, Nikkei hôm 27/5 đưa tin.
Năm 2009, nhóm của Shinohara sử dụng khí cầu để truyền điện từ độ cao 30 m tới điện thoại di động trên mặt đất. Cũng trong năm này, Shinohara được bổ nhiệm đứng đầu hội đồng công nghệ của dự án từ Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp, nhằm phát triển phương pháp cung cấp điện không dây. Các nhà khoa học trong dự án thực hiện thành công thí nghiệm truyền điện vi sóng theo phương ngang vào năm 2015 và phương dọc vào năm 2018, cả hai đều từ khoảng cách 40 m. Họ sẽ thử truyền điện theo phương dọc ở khoảng cách 1 - 5 km trong tương lai.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang lên thí nghiệm truyền điện từ không gian về Trái Đất trong năm 2025. Họ sẽ sử dụng vệ tinh nhỏ để đưa điện tới trạm thu nhận trên mặt đất ở khoảng cách hàng trăm km.
Ý tưởng thu thập điện mặt trời trong không gian được các nhà vật lý Mỹ đề xuất vào năm 1968. Biện pháp của họ là phóng pin quang năng vào vũ trụ để sản xuất điện ở độ cao 36.000 km. Năng lượng mặt trời được biến đổi thành vi sóng, loại bức xạ điện từ dùng trong lò vi sóng, và truyền tới trạm thu nhận trên mặt đất để chuyển lại thành điện. Vi sóng có thể truyền qua những đám mây, tạo thành nguồn cung cấp điện ổn định bất kể thời gian trong ngày và thời tiết.
Giới nghiên cứu đang tìm cách thương mại hóa công nghệ trên. Cả Phòng thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ và Viện Công nghệ Califonira đều theo đuổi những dự án quy mô lớn. Tương tự, Đại học Trùng Khánh ở Trung Quốc và Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng lên kế hoạch riêng để truyền điện từ không gian về Trái Đất trong tình hình khủng hoảng năng lượng dẫn tới mối quan tâm ngày càng tăng đối với năng lượng mặt trời trong vũ trụ.
Tuy nhiên, chi phí vẫn là một thách thức thức lớn. Sản xuất khoảng một gigawatt điện (tương đương một lò phản ứng hạt nhân) thông qua năng lượng mặt trời đòi hỏi pin quang năng có kích thước lớn. Ngay cả với công nghệ cao hơn, lắp đặt nhiều pin như vậy nhiều khả năng tiêu tốn hơn 7,1 tỷ USD.
An Khang (Theo Nikkei)
Thông tin này được ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chia sẻ tại hội nghị tiết kiệm điện và phát động tiết kiệm điện trên toàn quốc diễn ra mới đây.
Dự kiến ngày hôm nay (24/5), sẽ chính thức đóng điện từ phía Thâm Câu (Trung Quốc) sang Việt Nam qua đường dây 110 kV Thâm Câu - Móng Cái. Như vậy, toàn bộ TP Móng Cái và huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) sẽ sử dụng điện do phía Trung Quốc cung cấp trong các tháng 5, 6, 7.
Phía Trung Quốc khẳng định sẽ triển khai ngay việc chuẩn bị hạ tầng cơ sở, kỹ thuật vận hành để đảm bảo cung cấp điện cho phía Việt Nam sau khi lãnh đạo hai bên thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện.
Tương tự, EVN cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Lào qua cụm nhà máy thủy điện Nậm Kông, dự kiến vận hành thương mại từ ngày 22/5; qua cụm nhà máy thủy điện Nậm San hoàn thành đóng điện và hòa lưới quốc gia vào ngày 22/5.Liên quan đến nhập khẩu điện, tại buổi họp giao ban báo chí ngày 9/5, ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN, thông tin Việt Nam nhập khẩu điện từ Trung Quốc chủ yếu qua cửa khẩu Hà Giang và Lào Cai. Tuy nhiên, bởi giới hạn về đường dây 220 kV, khả năng nâng công suất nhập khẩu điện từ Trung Quốc không thực hiện được. Do đó, tập đoàn đang phải nghiên cứu để nhập khẩu điện qua đường dây 500 kV.
Đối với việc nhập khẩu điện từ Lào, EVN đang ký hợp đồng với các chủ đầu tư cấp điện bên Lào với công suất 1.000 MW, đồng thời yêu cầu đơn vị đầu tư xây dựng các tuyến đường dây để sớm đưa nguồn điện về qua tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, thông qua hệ thống đường dây đã được xây dựng xong ở Tương Dương (tỉnh Nghệ An), phía Việt Nam sẽ nhập khẩu thêm điện từ Lào. Các bên đang chờ hoàn thiện hệ thống đường dây phía Lào để thông suốt.
Thực tế, Việt Nam đã nhập khẩu điện của Lào và Trung Quốc trong nhiều năm qua, và đây cũng được xem là một biện pháp lâu dài trong đảm bảo cung ứng điện. Việc nhập khẩu điện từ Lào cũng tạo ra những cơ hội để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước.
Theo Bộ Công Thương, hiện các hồ thủy điện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng. Công suất và sản lượng của các nhà máy điện gió cũng suy giảm sâu do điều kiện gió kém, nên khả năng phát điện hiện nay chỉ đạt 5,6% so với công suất lắp đặt của các nhà máy.
Đặc biệt, từ cuối tháng 4 đến nay, thời tiết nắng nóng diễn ra khắc nghiệt trên diện rộng với nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện trên toàn quốc tăng cao, gây nguy cơ thiếu điện cho sản xuất và tiêu dùng nếu không có những giải pháp kịp thời.
Bên cạnh việc nhập khẩu, để đảm bảo cung ứng điện, EVN cho biết đang làm việc với Tập đoàn TKV, Tổng công ty Đông Bắc, PVN để cung cấp than, khí, dầu cho vận hành các nhà máy điện. Doanh nghiệp cũng đang đàm phán với các chủ đầu tư các dự án điện gió, mặt trời đã đủ điều kiện để phát điện ngay lên lưới điện quốc gia.
TheoDantri
Mỹ bắt đầu chú ý tới các hệ thống năng lượng Mặt Trời nổi vừa sạch vừa tiết kiệm diện tích và nước, trong khi châu Á từ lâu đã triển khai rộng rãi giải pháp này.
Trước Mỹ, châu Á đã chú trọng phát triển hệ thống năng lượng Mặt Trời nổi. Ảnh: AP.
Khi Joe Seaman-Graves - người làm quy hoạch thành phố cho Cohoes, New York - tìm kiếm cụm “năng lượng Mặt Trời nổi” trên Internet, ông thậm chí còn không biết đến công nghệ này.
Những gì ông cần là Cohoes phải có thêm điện trong một diện tích hạn chế. Nhìn vào bản đồ, Seaman-Graves chú ý tới đặc điểm nổi bật, đó là thành phố có hồ chứa nước rất rộng.
Ông sớm nhận thấy hồ chứa có thể chứa đủ các tấm pin Mặt Trời, cung cấp năng lượng cho tất cả tòa nhà và đèn đường của thị trấn, tiết kiệm mỗi năm hơn 500.000 USD. Nhà quy hoạch này đã tình cờ phát hiện ra một dạng năng lượng sạch đang phát triển mạnh mẽ.
Xây dựng các hệ thống pin Mặt Trời nổi trên nước đang bắt đầu bùng nổ ở Mỹ, sau khi lĩnh vực này tăng trưởng nhanh tại châu Á. Theo AP, hệ thống này hấp dẫn không chỉ bởi nguồn năng lượng sạch và không chiếm diện tích đất, mà còn giúp tích trữ nước khi ngăn bốc hơi.
Châu Á dẫn đầu toàn cầu
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Sustainability hồi tháng 3 cho thấy hơn 6.000 thành phố ở 124 quốc gia có thể tạo ra lượng điện đáp ứng toàn bộ nhu cầu bằng cách sử dụng năng lượng Mặt Trời nổi.
Trong quá trình này, mọi người cũng có thể tiết kiệm lượng nước mỗi năm đủ để lấp đầy 40 triệu bể bơi cỡ Olympic. Những khám phá này biến năng lượng Mặt Trời nổi thành giải pháp bảo vệ môi trường cần được thực hiện nghiêm túc.
Zhenzhong Zeng - người đóng góp cho nghiên cứu trên và là phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (Trung Quốc) - cho biết tại Mỹ, các khu vực trên khắp Florida, Nevada và California có tiềm năng tạo ra nhiều năng lượng hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, họ cũng cần nguồn năng lượng hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu mọi giờ trong ngày.
Khái niệm về năng lượng Mặt Trời nổi rất đơn giản: Gắn các tấm pin vào bè giữ chúng nổi trên mặt nước, để dành đất cho nông nghiệp và xây dựng tòa nhà. Các tấm pin được nối với nhau và hoạt động như “cái nắp” gần như ngăn chặn khu vực nước đó bốc hơi.
Điều này đem lại lợi ích cho các vùng như California thường xuyên đối mặt với hạn hán. Nước cũng giữ cho các tấm pin mát mẻ giúp tạo ra nhiều điện hơn so với các tấm pin gắn trên mặt đất vốn kém hiệu quả khi quá nóng.
Các tấm pin Mặt Trời nổi trên mặt ao trữ nước ở Sayreville, New Jersey. Ảnh: AP.
Diện tích đất hạn chế đã thúc đẩy một số quốc gia châu Á như Nhật Bản và Malaysia, mở rộng lĩnh vực năng lượng Mặt Trời nổi, trong khi các nước khác tận dụng giá năng lượng Mặt Trời giảm mạnh. Xu hướng này đã làm thay đổi đáng kể bức tranh kinh tế trong áp dụng năng lượng Mặt Trời trên toàn cầu.
Báo cáo của Fairfield Market Research cho biết châu Á hiện chiếm 73% doanh thu từ năng lượng Mặt Trời nổi và “dẫn đầu toàn cầu”. Tuy nhiên, tổ chức này cũng dự đoán các chính sách ưu đãi ở Bắc Mỹ và châu Âu sẽ thúc đẩy tăng trưởng đáng kể.
Đắt ban đầu, nhưng tiết kiệm về lâu dài
Công ty năng lượng Mặt Trời nổi Ciel & Terre - doanh nghiệp đã xây dựng 270 dự án ở 30 quốc gia - hiện khởi động 28 dự án ở Mỹ. Một trong những trang trại năng lượng Mặt Trời nổi lớn nhất ở Mỹ là dự án 4,8 MW ở Healdsburg, California, do Ciel & Terre xây dựng.
Trên thế giới, dự án lớn nhất là trang trại năng lượng Mặt Trời nổi Dezhou Dingzhuang 320 MW tại Sơn Đông, Trung Quốc. Nếu so sánh, công suất lớn nhất Bắc Mỹ chỉ là 8,9 MW tại Nhà máy xử lý nước Canoe Brook ở Millburn (New Jersey), thuộc sở hữu của công ty New Jersey Resources Clean Energy Ventures (NJRCEV).
“Chúng tôi rất vui khi lĩnh vực này bắt đầu thu hút được sự chú ý ở Mỹ”, Robert Pohlman - Phó chủ tịch của NJRCEV - cho biết.
Tuy nhiên, rào cản là chi phí trả trước cao. Chris Bartle - Giám đốc bán hàng và tiếp thị của Ciel & Terre - ước tính chi phí năng lượng Mặt Trời nổi ban đầu cao hơn 10-15% so với năng lượng Mặt Trời trên đất liền, nhưng sẽ tiết kiệm về lâu dài.
Khu vực nước sâu đòi hỏi chi phí lắp đặt lớn hơn, và công nghệ này không thể hoạt động trên bề mặt nước chảy xiết, đại dương mở hoặc bờ biển có sóng lớn.
Dù là giải pháp khí hậu tiềm năng, hệ thống năng lượng mặt trời nổi cũng có một số hạn chế. Ảnh: AP.
Các kỹ sư đang giải quyết những thách thức khác. Nếu các tấm pin Mặt Trời phủ quá nhiều bề mặt nước, nồng độ oxy hòa tan có thể thay đổi và nhiệt độ nước giảm xuống, gây hại cho đời sống thủy sinh.
Giới nghiên cứu cũng đang xem xét liệu các trường điện từ từ dây cáp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái dưới nước hay không, dù chưa có bằng chứng nào về điều này.
Duke Energy - công ty tiện ích công cộng lớn của Mỹ sở hữu khoảng 50.000 MW công suất năng lượng - đặt mục tiêu đạt lượng khí thải carbon ròng từ sản xuất điện bằng 0 vào năm 2050. Công ty này vừa triển khai thí điểm dự án năng lượng Mặt Trời nổi cỡ nhỏ, chỉ khoảng 1 MW ở Bartow, Florida.
Ở Cohoes, giới chức đang chuẩn bị lắp đặt dự án vào cuối năm nay với chi phí ước tính là 6,5 triệu USD. Chính phủ liên bang đang trả gần một nửa số đó thông qua khoản trợ cấp Phát triển Đô thị và Nhà ở liên bang. 750.000 USD khác được chi trả bởi tiện ích lưới điện quốc gia. Thành phố cũng đang xem xét các sáng kiến về năng lượng Mặt Trời ở New York và Đạo luật Giảm lạm phát.
Seaman-Graves cho biết đây là dự án năng lượng Mặt Trời nổi do chính quyền thành phố sở hữu đầu tiên trong cả nước. “Chúng tôi là cộng đồng đề cao tính công bằng môi trường. Chúng tôi nhận thấy các thành phố có thu nhập thấp đến trung bình có cơ hội lớn nhân rộng những gì chúng tôi đang làm”, ông nói.
TheoZing
Một cái nhìn thú vị về mười sự cố hỏng tuabin gió đôi khi gây ra những hậu quả bi thảm. Có hơn 341.000 tuabin gió trên thế giới và hầu hết các hỏng hóc là do thiết bị bị lỗi hoặc thời tiết khắc nghiệt
Suốt 7 thập kỷ qua, Trung Quốc đã không ngừng xây dựng các lò phản ứng với kỳ vọng vượt Mỹ trở thành nước sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới.
Trong sách xanh do Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CNEA) công bố ngày 26/4, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về số lượng các tổ máy điện hạt nhân đang được xây dựng, với 24 lò phản ứng đang thi công, có tổng công suất lắp đặt 26,81 triệu kilowatt.
Kể từ năm 2022, Trung Quốc đã phê duyệt 10 tổ máy điện hạt nhân mới, đưa ba cơ sở vào vận hành thương mại và bắt đầu xây 6 tổ máy mới. Đến nay, Trung Quốc đã có 54 tổ máy điện hạt nhân thương mại với tổng công suất lắp đặt 56,82 triệu kilowatt.
Trung Quốc đang là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp, tạo ra khoảng 10% điện hạt nhân toàn cầu. Điện hạt nhân đóng góp 4,9% tổng lượng điện sản xuất của Trung Quốc năm 2019.
Năng lượng hạt nhân được xem như giải pháp thay thế cho than đá, khi dư luận và giới chức Trung Quốc ngày càng lo ngại về chất lượng không khí, biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc kỳ vọng trở thành cường quốc đứng đầu thế giới về năng lượng hạt nhân vào năm 2030 và đạt mục tiêu sản xuất 200 gigawatt điện vào năm 2035, nhờ 150 lò phản ứng bổ sung.
Nước này có hai công ty điện hạt nhân lớn là Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc hoạt động ở khu vực đông bắc và Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc, chủ yếu ở vùng đông nam.
Trung Quốc bắt đầu phát triển điện hạt nhân từ thập niên 1950-1958, khi hợp tác với Liên Xô xây dựng cơ sở nghiên cứu đầu tiên có tên Viện Năng lượng Nguyên tử thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, sau đó thành lập Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) năm 1955. Tháng 12/1958, phát triển điện hạt nhân trở thành dự án ưu tiên hàng đầu trong Dự thảo Kế hoạch 12 năm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Tháng 6/1959, Liên Xô rút toàn bộ kỹ thuật viên hạt nhân khỏi Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải tự đầu tư và nghiên cứu để tiếp tục phát triển điện hạt nhân và đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển hạt nhân giai đoạn 1961-1962.
Tháng 2/1970, Trung Quốc thành lập Viện 728, nay là Viện Thiết kế và Nghiên cứu Kỹ thuật Hạt nhân Thượng Hải (SNERDI), nhằm lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và xây dựng có tên Qinshan được xây dựng năm 1984 và kết nối thành công với lưới điện vào ngày 15/12/1991.
Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, Trung Quốc tiếp tục yêu cầu mở rộng ngành điện. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005), Bắc Kinh xác định phần quan trọng của chính sách năng lượng là "đảm bảo an ninh năng lượng, tối ưu hóa đa dạng năng lượng, cải thiện hiệu suất, bảo vệ môi trường sinh thái". Kế hoạch an toàn hạt nhân năm 2013 tuyên bố sau năm 2016, chỉ có các nhà máy điện hạt nhân thế hệ III mới được hoạt động.
Năm 2014, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 58 gigawatt điện hạt nhân vào năm 2020. Tuy nhiên, sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, rất ít nhà máy điện hạt nhân được Trung Quốc xây dựng từ năm 2015, nên không đạt mục tiêu không được đáp ứng.
Năm 2017, các lò phản ứng của nước này sản xuất tổng cộng 38 gigawatt điện, nhưng đặt mục tiêu tăng lên 120-150 gigawatt vào năm 2030. "Chúng tôi đã sở hữu một hệ thống hoàn chỉnh, có nền tảng vững chắc không chỉ về thiết kế mà còn về xây dựng và đảm bảo an toàn", Zheng Mingguang, chủ tịch SNERDI, khi đó cho hay. "Đó là lý do năng lượng hạt nhân Trung Quốc rất khả thi về mặt kinh tế".
Tới cuối tháng 12/2020, tổng số tổ máy điện hạt nhân hoạt động ở Trung Quốc đạt con số 49, với tổng công suất lắp đặt là 51 gigawatt, xếp thứ ba thế giới về công suất lắp đặt và đứng thứ hai về sản lượng điện.
Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia (NNSA), thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc, là cơ quan cấp phép và quản lý, cũng như duy trì các thỏa thuận quốc tế về an toàn. Được thành lập năm 1984, cơ quan này báo cáo mọi vấn đề trực tiếp với Quốc vụ viện Trung Quốc.
Lu Tiezhong, thành viên Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), trong cuộc phỏng vấn với Global Times nói rằng các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc có hồ sơ an toàn hàng đầu thế giới. Ông thêm rằng phát triển điện hạt nhân là lựa chọn tất yếu để đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững của Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu của người dân về cuộc sống tốt hơn và thực hiện mục tiêu "carbon kép" của đất nước.
Trung Quốc tuyên bố sẽ đạt đỉnh về phát thải CO2 trước năm 2030 và đạt mức trung hòa carbon trước năm 2060. Đây được gọi là mục tiêu "carbon kép".
"Là nguồn năng lượng an toàn và hiệu quả, điện hạt nhân hoạt động ổn định và đáng tin cậy với chu kỳ tiếp nhiên liệu dài, phù hợp để chịu tải lưới điện và theo dõi phụ tải điện cần thiết. Nó có thể thay thế năng lượng hóa thạch làm nguồn điện phụ tải nền trên quy mô lớn", ông Lu, trợ lý tổng giám đốc Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc kiêm chủ tịch Công ty Điện hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, nói.
Genevieve Donnellon-May, nghiên cứu sinh tại Đại học Oxford, nhận định đến năm 2030 và thậm chí sớm hơn, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới.
TheoVNexpress
THỤY SĨTrong thử nghiệm, lò phản ứng mới tạo ra khoảng 500 gram hydro mỗi ngày, đáp ứng khoảng 1/2 nhu cầu điện của hộ gia đình 4 người.
Các kỹ sư tại Viện Công nghệ Liên bang Lausanne (EPFL) chế tạo và thử nghiệm thành công một lò phản ứng năng lượng mặt trời có thể sản xuất hydro từ ánh sáng mặt trời và nước, New Atlas hôm 17/4 đưa tin. Hệ thống mới không chỉ đạt hiệu quả cao trong việc sản xuất hydro mà còn thu giữ các phụ phẩm gồm oxy và nhiệt để sử dụng. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Energy.
Hydro đóng vai trò quan trọng trong năng lượng tái tạo. Một trong những cách hiệu quả nhất để sản xuất hydro là tách nước thành các phân tử cấu thành. Việc thực hiện quá trình này bằng năng lượng mặt trời được gọi là quang hợp nhân tạo.
Lò phản ứng của EPFL trông giống đĩa vệ tinh và hoạt động theo nguyên lý tương tự - diện tích bề mặt cong lớn thu nhận càng nhiều ánh sáng càng tốt và tập trung ánh sáng vào thiết bị nhỏ treo lơ lửng ở giữa. Trong trường hợp này, chiếc đĩa thu nhiệt từ mặt trời và tập trung nhiệt khoảng 800 lần vào một lò phản ứng quang điện hóa. Nước được bơm vào lò phản ứng này và tại đây, năng lượng mặt trời giúp phân tách các phân tử nước thành hydro và oxy.
Lò phản ứng giữ lại hai phụ phẩm của quá trình sản xuất hydro thường bị lãng phí là oxy và nhiệt. Oxy có thể dùng trong các bệnh viện hoặc cho công nghiệp, còn nhiệt được truyền qua bộ trao đổi nhiệt, có thể giúp đun nước hoặc sưởi ấm các tòa nhà.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm lò phản ứng tại cơ sở của EPFL trong hơn 13 ngày, vào tháng 8/2020, tháng 2 và tháng 3/2021, để hiểu cách thức hoạt động của nó trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng mặt trời - hydro đạt mức trung bình trên 20%, tạo ra khoảng 500 gram hydro mỗi ngày. Nhóm nghiên cứu cho biết, với sản lượng này, trong hơn một năm, hệ thống có thể cung cấp năng lượng cho 1,5 xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro (với quãng đường di chuyển trung bình) hoặc đáp ứng khoảng 1/2 nhu cầu điện của một hộ gia đình 4 người.
"Với công suất đầu ra hơn 2 kW, chúng tôi đã phá vỡ mức trần 1 kW cho lò phản ứng thí điểm trong khi vẫn duy trì hiệu suất cao kỷ lục ở quy mô này. Mức sản xuất hydro đạt được trong nghiên cứu mới cho thấy bước tiến đáng khích lệ trong việc thương mại hóa công nghệ này", Sophia Haussener, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhóm nghiên cứu dự định xây dựng một nhà máy thí điểm công suất vài trăm kW tại một cơ sở sản xuất kim loại. Hydro sẽ được dùng để ủ kim loại, nhiệt dùng để đun nóng nước còn oxy cung cấp cho các bệnh viện gần đó.
Thu Thảo (Theo New Atlas)
Hualong One, lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc thiết kế, ứng dụng nhiều công nghệ xây dựng tiên tiến giúp tiết kiệm chi phí.
Hai dự án thử nghiệm Hualong One (Hoa Long 1), một ở thành phố Phúc Thanh, Trung Quốc và một ở Karachi, Pakistan, hoàn thành vào năm 2022 và đang hoạt động tốt kể từ sau đó. Hiện nay, các kỹ sư Trung Quốc đang tìm cách xây dựng lò phản ứng Hoa Long 1 nhanh và tốt hơn ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến phía đông nam Trung Quốc để cải tiến hiệu quả về mặt chi phí, chất lượng và tính cạnh tranh, CGTN hôm 13/5 đưa tin.
"Từ khi bắt đầu xây dựng tổ máy 1 ở Chương Châu, chúng tôi đã cố gắng tăng cường độ an toàn và quản lý chất lượng với yêu cầu cao hơn. Chúng tôi nỗ lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo cách hiệu quả hơn để tăng lợi nhuận", Song Fengwei, tổng giám đốc công ty năng lượng CNNC Guodian Zhangzhou, chia sẻ.
Theo Song, để đạt mục tiêu trên, nhóm của ông đạt bước tiến lớn về mặt sáng kiến công nghệ. "Một mặt quan trọng là xây dựng theo kiểu module. Đó là lắp ráp những phần đúc sẵn thành cấu trúc hoàn chỉnh bên trong nhà máy ở nơi khác, trước khi vận chuyển tới công trường xây dựng và lắp đặt tại chỗ", Song giải thích.
Phương pháp này giúp nâng cao đáng kể hiệu quả và chất lượng. Song và đồng nghiệp cũng tối ưu hóa quy trình xây dựng. "Ví dụ, thiết bị chính được nâng vào bên trong tòa nhà chứa lò phản ứng trước khi dựng vòm che, gọi là kỹ thuật ‘open top’. Tương tự xây một ngôi nhà, cách thông thường là xây mái trước khi đưa đồ nội thất vào. Ở đây, chúng tôi thay đổi trình tự, đổi thành đưa nội thất vào trước khi cất mái", Song cho biết.
Lợi ích chính của phương pháp trên là trình tự liền nhau lúc đầu của kỹ thuật dân dụng và lắp đặt thiếu bị được tối ưu hóa để tiến hành song song, nhờ đó tăng cường đáng kể hiệu suất xây dựng. Trong khi tiếp tục xây dựng những tổ máy sau, Song hy vọng có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất và cắt giảm chi phí.
6 tổ máy Hoa Long 1, mỗi tổ có công suất lắp đặt hơn 1 triệu kilowatt sẽ được xây ở nhà máy điện hạt nhân Chương Châu. Ngoài ra, các kỹ sư còn chừa diện tích cho hai tổ máy nữa. Việc thi công tổ máy 1 diễn ra vào tháng 1/2019 và tổ máy 2 bắt đầu một năm sau đó (tháng 9/2020). Theo dự kiến, tổ máy 1 sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm sau và tổ máy 2 sẽ hoàn thành năm 2025. Công ty CNNC Guodian Zhangzhou đã xin cấp phép xây dựng tổ máy 3 và 4 vào tháng 12/2022, bắt đầu cuối năm nay.
Toàn bộ dự án gồm 8 tổ máy sẽ hoàn thành năm 2035, có thể sản xuất 72 tỷ kWh điện mỗi năm sau khi hoàn thành. Dự án nằm dưới quyền sở hữu và vận hành của công ty CNNC Guodian Zhangzhoudo do Tập đoàn nguyên tử quốc gia Trung Quốc (CNNC) và tập đoàn China Guodian thành lập.
An Khang (Theo CGTN)
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng tổ máy điện hạt nhân đang xây, theo sách xanh do Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc công bố hôm 26/4.
Sách xanh của Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc (CNEA) cho biết, nước này có 24 tổ máy điện hạt nhân đang xây với tổng công suất lắp đặt 26,81 triệu kW. Số liệu mới cho thấy, Trung Quốc đã vận hành các tổ máy điện hạt nhân an toàn và ổn định trong thời gian dài, đồng thời đạt được những bước tiến đều đặn trong việc xây dựng.
Tính từ năm 2022, Trung Quốc đã phê duyệt 10 tổ máy điện hạt nhân mới, đưa 3 tổ máy vào vận hành thương mại và khởi công xây dựng 6 tổ máy. Đến nay, nước này có 54 tổ máy điện hạt nhân thương mại với tổng công suất lắp đặt 56,82 triệu kW, đứng thứ 3 thế giới.
Theo sách xanh, Trung Quốc đã liên tục cải tiến các thiết bị điện hạt nhân then chốt do nước này tự phát triển, đẩy mạnh năng lực sản xuất thiết bị điện hạt nhân và khả năng đảm bảo chuỗi công nghiệp liên quan. Nước này đã phát triển khả năng cung cấp các bộ thiết bị điện hạt nhân hoàn chỉnh cho các lò phản ứng nước áp suất (PWR) với công suất một triệu kW. Năm 2022, Trung Quốc sản xuất 54 bộ thiết bị điện hạt nhân, đạt mức cao mới trong 5 năm qua.
"Hơn 90% lò phản ứng điện hạt nhân lớn của Trung Quốc hiện được sản xuất trong nước. Trình độ công nghệ xây dựng kỹ thuật điện hạt nhân của Trung Quốc duy trì thứ hạng quốc tế tốt, với khả năng xây hơn 40 tổ máy điện hạt nhân cùng lúc", Zhang Tingke, tổng thư ký của CNEA, nói.
Đến năm 2030, Trung Quốc dự kiến dẫn đầu thế giới về công suất lắp đặt điện hạt nhân. Theo sách xanh CNEA, sản lượng điện hạt nhân của nước này dự kiến chiếm 10% tổng sản lượng điện năm 2035, giúp tăng tầm quan trọng của điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng của Trung Quốc, nhờ đó thúc đẩy việc chuyển đổi sang cơ cấu năng lượng ít carbon.
Trên thế giới nhiều quốc gia đang điều chỉnh kế hoạch phát triển điện hạt nhân. Đức đã tìm cách loại bỏ năng lượng hạt nhân từ năm 2002. Đây là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng thời là nước phát thải lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Nhưng ở Anh, hồi tháng 3/2022, chính phủ thông báo kế hoạch giảm phụ thuộc vào dầu và khí đốt bằng cách xây thêm 8 lò phản ứng hạt nhân mới. Việc này nằm trong chiến lược năng lượng mới của nước này. Mục tiêu của họ là đến năm 2050, khoảng 24 gigawatt điện sẽ đến từ hạt nhân, tương đương 25% nhu cầu điện dự báo.
Ba Lan, Romania và Ukraine - những nước từ lâu phụ thuộc vào các nhà máy điện than - cũng đã ký hợp đồng với các công ty Mỹ và châu Âu để có công nghệ lò phản ứng cỡ nhỏ này. Châu Âu gần đây ngày càng coi điện hạt nhân là cần thiết để chống biến đổi khí hậu.
Ở Nhật Bản kể từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân không còn hoạt động. Tuy nhiên năm 2022 lãnh đạo nước này tuyên bố khởi động lại nhiều nhà máy điện hạt nhân và xem xét khả năng phát triển lò phản ứng thế hệ mới nhằm đối phó với thiếu hụt năng lượng.
Đầu tháng 3/2022, Tổng thống Philippines ký sắc lệnh đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của nước này. Giới chức Philippines muốn giảm dần các nhà máy điện than để đạt mục tiêu về khí hậu và hồi sinh nhà máy điện hạt nhân duy nhất của họ - Bataan sau vài thập kỷ bỏ không.
Thu Thảo (Theo CGTN)