e

Thứ Ba, tháng 8 31, 2021

Tối ưu hóa vị trí của các nhà máy gió sử dụng DEA và Ra ờ Việt Nam

 


Mục tiêu của bài báo này là xây dựng một khung đánh giá có hệ thống và tập trung vào tính bền vững để xác định các vị trí tốt nhất cho các nhà máy điện gió ở Việt Nam. 
Đối với việc ra quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện gió, trong khi một số tiêu chí có thể được đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu số, thì nhiều tiêu chí định tính phải được các chuyên gia đánh giá dưới dạng các thuật ngữ ngôn ngữ và có thể được biểu diễn thông qua các số mờ. Theo hướng này, khuôn khổ hai giai đoạn của phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) sử dụng giá trị của Phân tích phong bì dữ liệu (DEA), Quy trình phân tích phân tích mờ (FAHP) và Đánh giá tổng sản phẩm tổng hợp có trọng số mờ (FWASPAS) là được đề xuất lần đầu tiên. Trong giai đoạn đầu tiên sử dụng DEA, các địa điểm tiềm năng nhất về hiệu quả của chúng trên các tiêu chí định lượng khác nhau được lựa chọn. Các địa điểm này được đánh giá thêm trong giai đoạn thứ hai về các tiêu chí định tính viz. các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, môi trường và chính trị xã hội. Đối với đánh giá này, FAHP được sử dụng để làm trọng số tiêu chí, và FWASPAS xếp hạng các tỉnh. Việc so sánh với các vị trí hiện có, phân tích độ nhạy của các tiêu chí và phân tích so sánh các phương pháp được thực hiện để hỗ trợ các kết quả của công việc đề xuất. Kết quả cho thấy tất cả các phương pháp đều đạt thứ hạng chung, trong đó tỉnh Bình Thuận đạt thứ hạng cao nhất. Điều này cho thấy rằng các mô hình được áp dụng về bản chất là mạnh

Nguồn : https://ieeexplore.ieee.org/abstract/document/9519653

Thứ Hai, tháng 8 30, 2021

Phú Quốc chính thức có điện quốc gia

 


VideoVTV

André Rieu - Circus Renz (Live in Belfast)

 


VideoAndreRieu

Người hùng dũng cảm cứu tài xế bị điện giật trong đêm mưa

Một tài xế TQ đã dũng cảm và nhanh trí cứu sống người đàn ông bị điện giật ở giữa đường trong cơn mưa lớn.

D.T(theo Newsflare)
 

Chủ Nhật, tháng 8 22, 2021

Hội thảo “Chuyển đổi từ FIT sang Đầu thầu các dự án NLTT”

 


Nghe các Chuyên gia khắp thế giới tại Hội thảo “Chuyển đổi từ FIT sang Đầu thầu các dự án NLTT”, mình rút ra vài kết luận:

1/ Về Cơ chế Đấu thầu:
+ VN có cần không? Rất cần, để thay thế cơ chế FIT không còn phù hợp, mang nặng xin cho và đã (sắp) hết hạn;
+ Có tốt hơn không? Có, vì có thể giảm giá bán lên lưới, làm cuộc chơi minh bạch hơn; tuy nhiên những năm đầu có thể ngược lại;
+ Làm thế nào để có cơ chế Đấu thầu?
*) Cần thời gian (ít nhất 3 năm),
*) Cần có dự án thí điểm (pilot),
*) Cần những người làm chính sách am hiểu hơn (hiện nay khá lơ mơ, ... như mình vậy!);
*) Cần cơ sở hạ tầng tiến bộ hơn: lưới điện, khung pháp lý (ví dụ PPA mẫu), thủ tục …
2/ Chúng ta cần làm gì khi FIT đã hết mà Đầu thầu chưa có?
+ Nhu cầu đầu tư, phát triển NLTT không bao giời dừng lại;
+ Cần 1 Cơ chế chuyển tiếp: Các FIT2 + ... thấp hơn FIT1, nhà nước đủ sức tính toán sao cho phù hợp;
3/ Kiến nghị gì?
+ FIT1 cho điện gió: kéo dài đến hết 2021 (do covid…);
+ FIT2: Áp dụng 2 năm tiếp theo chờ Cơ chế đấu thầu; giá giảm dần 2,5%/Quí ~ 10%/năm (đến cuối 2023 còn 6.8 USCent trên bờ nhé, cạnh tranh quá!!!), anh nào giờ bắt đầu vẫn kịp!


TheoFb

Thứ Sáu, tháng 8 20, 2021

Những đóng góp của năng lượng tái tạo đối với cung cấp điện cho miền Nam

 


Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn, khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước, tiềm năng thủy điện đã khai thác gần hết, chỉ còn khoảng 2,7 GW thủy điện lớn trên 30 MW dự kiến vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025 và khoảng 2,8 GW thủy điện nhỏ sẽ tiếp tục được xây dựng. Như vậy, việc phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu và là nguồn bổ sung quan trọng cho hệ thống điện, đặc biệt đối với việc cung ứng điện cho khu vực miền Nam, loại hình nguồn này ngày càng có vai trò quan trọng hơn.

Trong hai năm (2019 - 2020) nước ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo (NLTT), cụ thể là điện mặt trời và điện gió. Tính đến cuối năm 2020 đã có 16.700 MW công suất điện mặt trời (kể cả điện mặt trời mái nhà) đã được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (chiếm 24% công suất toàn hệ thống) và nếu tính cả tổng công suất các nhà máy thủy điện đang vận hành (20,7 GW) thì tỷ lệ công suất từ năng lượng tái tạo đã chiếm 55,17% tổng công suất của hệ thống điện nước ta.

Bối cảnh phát triển năng lượng tái tạo phi thủy điện trong các năm 2019 và 2020:

Năm 2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đạt 55.231 MW, tăng 6.701 MW; tổng điện sản xuất 240,1 tỷ kWh; nhu cầu điện thương phẩm đạt gần 209,8 tỷ kWh, tăng 9,05% so với năm 2018 (trong đó miền Nam tăng 8,3%) [1]. Nhu cầu điện tăng cao, nhất là tại các thời điểm nắng nóng từ tháng 6 đến tháng 8. Khô hạn xảy ra ở nhiều khu vực khiến lượng nước về các hồ thủy điện ở mức rất thấp, sản lượng thủy điện giảm 16,3 tỷ kWh so với 2018, đến cuối 2019 tổng lượng nước tích trong các hồ thủy điện thiếu hụt 11 tỷ mso với đầy hồ. Hệ thống nguồn điện gần như không có dự phòng. Tổng điện thương phẩm của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) năm 2019 đạt 72,671 tỷ kWh, tăng hơn 9% so với năm 2018 [2] (chiếm 34,6% tổng nhu cầu điện toàn quốc), trong khi chỉ có 1 nguồn Nhiệt điện than Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW) vào vận hành và tổ máy Nhiệt điện than Duyên Hải 3 mở rộng (688 MW) được hòa lưới ban đầu vào cuối năm. Hệ thống đã phải huy động các nguồn điện chạy dầu với sản lượng khoảng 1,8 tỷ kWh để cấp điện cho miền Nam.

Mặt khác, năm 2019 cũng chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các nguồn điện NLTT, nhất là điện mặt trời. Từ năm 2018 chỉ có 86 MW, nguồn ĐMT đã tăng lên gấp trên 54 lần, tới 4.696 MW vào năm 2019, sản lượng điện đạt 4,932 tỷ kWh (năm 2018 sản lượng chỉ 22 triệu kWh). Cùng với điện phát ra từ các nguồn điện gió (723 triệu kWh), điện sinh khối 410 triệu kWh, các nguồn NLTT phi thủy điện đã đóng góp 6,065 tỷ kWh cho hệ thống.

Theo tổng kết của EVN, giai đoạn 2016 - 2018 xu hướng truyền tải điện năng từ miền Bắc vào miền Trung và từ miền Trung vào miền Nam vẫn là xu hướng chính của truyền tải liên miền. Tuy nhiên, đến năm 2019 khi miền Nam được bổ sung lượng lớn nguồn điện mới, đặc biệt là nguồn NLTT nên điện năng truyền tải trên đường dây 500 kV liên miền giảm đáng kể, đặc biệt vào những tháng mùa hè năm 2019 khi miền Bắc và miền Trung phụ tải tăng cao do thời tiết nắng nóng cực đoan và chế độ huy động cao các nhà máy điện mặt trời được đưa vào vận hành, nên có thời điểm trào lưu truyền tải lại theo hướng từ miền Nam ra miền Trung và miền Bắc.

Các nguồn NLTT được tập trung phát triển mạnh tại miền Nam với tổng công suất ĐMT đạt tới 3.491 MW và điện gió 288 MW vào năm 2019, đã góp phần quan trọng trong bù đắp lượng điện thiếu hụt do các nguồn điện chậm trễ tại đây. Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của ĐMT, lưới điện một số khu vực đã không thể xây dựng theo kịp, gây nghẽn mạch truyền tải một số thời điểm, dẫn đến những khó khăn trong điều độ vận hành hệ thống những lúc cao hoặc thấp điểm, và hệ thống phải cắt giảm công suất phát điện, chỉ đảm bảo giải tỏa được 4.200/4.880 MW các nguồn NLTT đã vào vận hành.

Đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300 MW, tăng 14.000 MW so với năm 2019, trong đó các nguồn điện NLTT tăng 11.780 MW. Sản lượng điện toàn hệ thống đạt 247,1 tỷ kWh, chỉ tăng 2,9% so với năm 2019. Điện thương phẩm toàn quốc đạt 216,95 tỷ kWh, tăng 3,42% so với 2019. Nguyên nhân tốc độ tăng nhu cầu điện chững lại là do tác động của dịch Covid-19. Trong năm 2020 các nguồn điện NLTT phi thủy điện đóng góp 12,203 tỷ kWh, chiếm 4,9% điện sản xuất toàn hệ thống, trong đó ĐMT sản xuất 10,877 tỷ kWh, chiếm 4,4%. Với miền Nam, tổng điện thương phẩm trên địa bàn 21 tỉnh thuộc EVNCPC năm 2020 đạt 75,438 tỷ kWh, so với năm 2019 chỉ tăng thêm 3,8% [2].

Có thể thấy, công suất nguồn bổ sung năm 2020 chủ yếu từ các nguồn NLTT, trong đó nguồn ĐMT năm 2020 đã đạt 16.700 MW, chiếm tới 24% tổng công suất nguồn hệ thống. Với ĐMT mái nhà, năm 2019 cả nước mới có 272 MW, nhưng cuối năm 2020 nguồn ĐMT mái nhà lên tới trên 7.780 MW, chiếm gần một nửa tổng công suất các nguồn ĐMT. Trong đó, tổng công suất nguồn ĐMT mái nhà thuộc địa bàn của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) là 5.658 MWp cao nhất cả nước; địa bàn Tổng công ty Điện lực TP. HCM có tổng công suất loại nguồn này gần 365 MWp.

Đến hết tháng 8/2020, có 52 nhà máy điện mặt trời trang tại tại khu vực phía Nam đã đóng điện, đi vào vận hành, với tổng công suất lắp đặt là 2.584 MWp và trên 2,26 tỷ kWh là sản lượng đóng góp của các nhà máy điện mặt trời phía Nam (trong 8 tháng năm 2020), chiếm 4,43% tổng sản lượng điện toàn hệ thống điện miền Nam.

Khác với đặc điểm của năm 2019 như nêu ở trên, năm 2020 phụ tải tăng trưởng thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, chủ yếu do nguyên nhân dịch bệnh Covid-19. Cùng thời gian này, các doanh nghiệp và tư nhân đã ồ ạt phát triển các nguồn ĐMT để kịp với hạn định thời gian được hưởng cơ chế khuyến khích ĐMT (theo Quyết định 13/202020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, lượng công suất mới đưa vào năm 2020 tập trung vào những tháng cuối năm, nên ảnh hưởng chủ yếu xảy ra vào năm 2021. Tuy là năm có nhu cầu điện tăng chậm lại, nhưng với miền Nam, do nguồn điện truyền thống bổ sung không đáng kể nên lượng công suất điện NLTT đưa vào đã phát huy được vai trò bổ sung cung cấp điện, nhất là vào các thời điểm cao điểm trưa của phụ tải.

Phát triển điện mặt trời, điện gió tại miền Nam năm 2021:

Hiện nay công suất lắp đặt các nguồn NLTT phi thủy điện trên toàn quốc đã đạt mức trên 18.000 MW và có thể lên tới 23.000 MW vào cuối năm 2021.

Về điện gió, theo EVN, đến tháng 7/2021 các doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN gồm 144 dự án nhà máy điện gió, tổng công suất hơn 8.144 MW. Căn cứ báo cáo tiến độ của các chủ đầu tư đến đầu tháng 8 năm 2021, có 21 nhà máy điện gió tổng công suất 819 MW đã đưa vào vận hành thương mại. Dự kiến 106 nhà máy điện gió tổng công suất 5.655,5 MW sẽ được đưa vào vận hành thương mại trước ngày 31/10/2021 [3].

Về điện mặt trời mái nhà, tính đến 24/7/2021 có 104.282 dự án đã lắp đặt với tổng công suất là 9.580 MWp, đã phát lên lưới 3.074 tỷ kWh và theo tính toán lượng giảm phát thải là 3.263.122 tấn khí CO2. Phần lớn điện mặt trời mái nhà được lắp đặt phổ biến ở miền Nam, nơi có nguồn bức xạ mặt trời và có số giờ nắng cao.

1/ Điện mặt trời mái nhà:

Tổng số khách hàng lắp đặt ĐMT mái nhà đang vận hành trên lưới thuộc EVNSPC đến hết tháng 6/2021 là 54.062 khách hàng, với tổng công suất tấm quang điện lắp đặt là 5.523 MWp (tương đương 4.417,6 MW). Sản lượng điện mặt trời mái nhà khách hàng phát lên lưới lũy kế 6 tháng năm 2021 do EVNSPC mua là 3,189 tỷ kWh.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương phát triển mạnh lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Sản lượng điện mặt trời mái nhà khách hàng phát lên lưới và EVNHCMC mua lũy kế 6 tháng năm 2021 là 135 triệu kWh.

2/ Nhà máy điện mặt trời trang trại:

Đến cuối tháng 6/2021 có 66 nhà máy ĐMT trang trại đã đóng điện, với tổng công suất lắp đặt là 3.281,35 MWp trên địa bàn 9 tỉnh: Bình Thuận, Tây Ninh, Long An, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Phước, Hậu Giang, Vĩnh Long.

Sản lượng điện nhận từ các nhà máy ĐMT trong tháng 6/2021 là 396,03 triệu kWh, giảm 3,36% so với tháng 5/2021, tăng 61,73% so với cùng kỳ (244,87 triệu kWh) và chiếm 5,92% so với sản lượng điện nhận toàn hệ thống (không gồm điện tự sử dụng và điện mặt trời mái nhà của khách hàng). Tổng sản lượng điện nhận từ các nhà máy ĐMT lũy kế 6 tháng đầu năm là 2,452 tỷ kWh, chiếm 6,01% điện nhận toàn hệ thống miền Nam.

3/ Nhà máy điện gió:

Tính đến hết tháng 6/2021, có 15 nhà máy điện gió đã đóng điện, với tổng công suất lắp đặt là 754,13 MWp trên địa bàn 4 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre.

Sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện gió tháng 6/2021 là 69,73 triệu kWh, và chiếm 1,04% so với sản lượng điện nhận toàn hệ thống. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện gió là 588,53 triệu kWh, chiếm 1,54% so với tổng sản lượng điện nhận toàn hệ thống (không gồm điện tự tiêu thụ của khách hàng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, theo EVNSPC, lượng điện tiêu thụ của miền Nam đạt 39,666 tỷ kWh, tăng 8,98% so với cùng kỳ năm 2020 (sản lượng điện tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 36,40 tỷ kWh). Riêng sản xuất điện năng từ năng lượng tái tạo đạt hơn 6,229 tỷ kWh (từ các nhà máy điện gió là 588,53 triệu kWh, điện mặt trời mái nhà là 3,189 tỷ kWh và các nhà máy điện mặt trời trang trại là 2,452 tỷ kWh).

Như vậy, ĐMT và điện gió chiếm 15,7% trong tổng điện tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2021 của EVNSPC. Rõ ràng, năng lượng tái tạo đã đóng góp một lượng điện năng đáng kể cho cung ứng điện khu vực miền Nam.

Theo EVN, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tỷ trọng sản lượng huy động của một số loại hình nguồn điện chính trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống như sau:

- Thủy điện đạt 30,46 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 23,7%.

- Nhiệt điện than đạt 66,67 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 51,9%.

- Tua bin khí đạt 15,66 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 12,2%.

- Năng lượng tái tạo phi thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động đạt 14,69 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 11,4%. Trong đó, riêng khu vực miền Nam đóng góp sản lượng điện năng từ gió và mặt trời là 6,364 tỷ kWh [*].

- Điện nhập khẩu đạt 624 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 0,5%.

- Nhiệt điện dầu huy động không đáng kể, đạt 2 triệu kWh.

Khi hàng loạt nhà máy điện gió được đưa vào vận hành vào cuối năm nay, nâng tổng công suất nguồn NLTT lên đến 23.000 MW, xu thế này vẫn tiếp tục đến thời điểm mùa nóng mà hồ chứa các nhà máy thủy điện đang ở thời điểm mực nước thấp nhất (chuẩn bị vào thời kỳ tích nước), không phát đủ công suất.

Những đóng góp của năng lượng tái tạo đối với việc cung ứng điện cho khu vực miền Nam là yếu tố ngày càng có vai trò quan trọng. Chỉ tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện từ các nguồn điện gió và mặt trời ở miền Nam là 6,364 tỷ kWh, chiếm 43,3% sản lượng điện năng khai thác từ năng lượng tái tạo (phi thủy điện) của cả nước. Dự kiến đến thời điểm 30/10/2021, khi 119 nhà máy điện gió đưa vào vận hành với tổng công suất 5.655,5 MW để được hưởng giá ưu đãi (theo Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam) [4], có thể thấy tỷ lệ điện năng được sản xuất từ năng lượng tái tạo khu vực miền Nam sẽ còn tăng lên rất nhiều./.

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

[1] Báo cáo Tổng kết EVN năm 2019.

[2] Thông cáo Báo chí của EVNSPC: Tổng công ty Điện lực miền Nam công bố thông tin Doanh nghiệp theo Điều 13-Nghị định 81-CP về Kế hoạch SXKD và đầu tư phát triển hàng năm 2019, 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.

[3] Thông tin cập nhật về tình hình gửi hồ sơ đăng ký đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) đối với các nhà máy điện gió đến thời điểm ngày 3/8/2021. Ban Truyền thông - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ngày 4/8/2021.

[4] Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg: Đối với điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 Uscent/kWh, chưa bao gồm VAT; với điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 Uscent/kWh, chưa bao gồm VAT. Mức giá này được áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

[*] Sản lượng điện từ nguồn ĐMT do EVN thống kê cao hơn EVNSPC ghi nhận do một số nhà máy ĐMT bán điện trực tiếp cho EVN.

Chủ Nhật, tháng 8 15, 2021

CƠ CHẾ PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐÁNG CHÚ Ý VÀO NĂM 2021

 


CƠ CHẾ PHÁP LÝ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐÁNG CHÚ Ý VÀO NĂM 2021

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 140 / NQ-CP1: Ban hành chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 55-NQ / TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030 , tầm nhìn năm 2045 (“Nghị quyết số 55”).
Đáng chú ý, ngoài các cơ chế pháp lý sắp tới (PDP 8, quy hoạch tổng thể về năng lượng, cơ chế đấu thầu / đấu giá năng lượng mặt trời / năng lượng tái tạo, FiT sửa đổi cho các trang trại gió), một số khuôn khổ pháp lý quan trọng khác cần theo dõi vào năm 2021, bao gồm:
▴ Cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi phù hợp với việc thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam
▴ Cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tự tiêu (ưu tiên điện mặt trời trên mái nhà)
▴ Cơ chế phát triển điện mặt trời nổi
▴ Cơ chế phát triển điện khí sinh học
▴ Một Luật toàn diện về Năng lượng tái tạo sẽ được nghiên cứu / soạn thảo
▴ Đề xuất sửa đổi Luật Điện lực giai đoạn 2021-2022
KEY POWER AND ENERGY LEGAL DEVELOPMENTS TO WATCH IN 2021

Thứ Sáu, tháng 8 13, 2021

Đại công trường điện gió ở miền tây Quảng Trị

 Đại công trường điện gió ở miền tây Quảng Trị

29 dự án điện gió với tổng mức đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng, được xây dựng ở nhiều xã tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị nổi tiếng với gió phơn Tây Nam khô nóng vào mùa hè, thổi từ phía tây. Người địa phương thường gọi đùa là gió nhập ngoại từ Lào.

Tận dụng nguồn năng lượng gió này, năm 2021, 29 dự án điện gió với công suất 1.117,2 MW được xây dựng tại nhiều xã của huyện Hướng Hóa, biến miền tây Quảng Trị thành đại công trường. Các dự án đẩy nhanh tiến độ, cố gắng vận hành thương mại trước ngày 1/11 để được hưởng giá bán điện ưu đãi.

Ngoài ra, còn có 54 dự án với tổng công suất 2.883,65MW đã được trình Bộ Công Thương xem xét, bổ sung quy hoạch.

Một trụ điện gió ở xã Hướng Linh đã hoàn thành phần móng, chờ lắp đặt thiết bị.

Hiện 16 dự án hoàn thành thủ tục thuê đất, với tổng diện tích gần 300 ha. Các dự án còn lại đang hoàn thiện hồ sơ. Mỗi trụ điện gió tiêu tốn 0,65 ha đất.


Công nhân đang chuẩn bị lắp đặt cánh điện gió lên tua bin tại dự án điện gió Liên Lập, ở xã Tân Lập.

Ông Lê Quang Thuận, Phó chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, cho hay người dân huyện này nhận trên 550 tỷ đồng tiền đền bù. "Huyện hướng dẫn, vận động người dân gửi tiền vào ngân hàng để tái đầu tư. Khi các dự án giải ngân tiền, huyện thông tin cho các ngân hàng đến vừa huy động tiền gửi, vừa giữ tiền bà con", ông Thuận nói.


Công nhân đang lắp cần cẩu cao 126 m để lắp đặt tua bin và cánh quạt tại dự án điện gió Phong Liệu. Mỗi trụ điện gió cao 115-120 m, đường kính cánh quạt từ 138 đến 148 m.

Một trụ điện gió mất từ 5 đến 7 ngày để hoàn thành lắp đặt. Sau đó, các cần cẩu được tháo rời, di chuyển đi trụ khác. Thiết bị điện gió phần lớn nhập khẩu từ châu Âu.

Bên trong trụ điện gió có thang bộ và thang máy (dây cáp bên phải) để công nhân lên tua bin thao tác kỹ thuật. Tổng khối lượng trụ điện gió khoảng 600 tấn. Các dự án điện gió đều phải sử dụng thiết bị siêu trường siêu trọng.

Giai đoạn chạy nước rút, các dự án đều cần nhiều chuyên gia nước ngoài để cài đặt, cân chỉnh thiết bị trước khi chạy thử nghiệm. Tuy nhiên, không ít dự án thiếu chuyên gia do dịch Covid-19, việc đi lại gặp khó khăn, phải cách ly nhiều lần khi nhập cảnh và về địa phương làm việc.

Các dự án điện gió cũng tuyển nhiều người địa phương vào làm công nhân. Mỗi dự án có khoảng 40-50% là người địa phương, thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng.

Nhân công đang rải lưới và trồng cây tràm, cỏ voi ở một bãi thải bên dưới trụ điện gió của dự án Hướng Tân. Việc này hạn chế sạt lở đất trong mùa mưa lũ. Chủ đầu tư cũng xây thêm kè đá bên dưới bãi thải. Các trụ điện gió của dự án này xây dựng tại rừng phòng hộ xã Hướng Tân.

Trong 29 dự án, có 8 dự án thực hiện trên đất rừng. Tỉnh Quảng Trị đã chuyển đổi 150 ha đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất và đất trống quy hoạch nông nghiệp sang đất năng lượng để thực hiện các dự án.

Trạm biến áp tại một dự án điện gió. Hiện, nhiều dự án đã hoàn thiện phần xây dựng, kết nối và chờ chạy thử nghiệm trước khi hòa lưới điện.

Song song với các dự án, tỉnh Quảng Trị cũng đang nỗ lực hoàn thành đường dây 220kV Đông Hà - Lao Bảo để kết nối nguồn điện từ các dự án điện gió lên lưới điện. Đường dây đã dựng được 119/124 cột, kéo dây được gần 50% tiến độ.

Dự kiến, đường dây sẽ hoàn thành trong tháng 9, đảm bảo giải tỏa công suất các dự án điện gió phía tây Quảng Trị.

Các dự án cũng xây dựng hàng trăm km đường giao thông giữa các xã để vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng. Sau khi dự án hoàn thành, những tuyến đường được sử dụng cho mục đích chung, trở thành đường dân sinh, đường lâm nghiệp và đường công vụ.

Khu dân cư ở xã Húc nằm ngay dưới dự án điện gió Tài Tâm. Một số dự án do chạy đua tiến độ chưa xử lý các bãi thải, đổ thải ra ngoài đất được phê duyệt gây lo ngại sạt lở trong khi mùa mưa sắp đến. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, 2 dự án Tài Tâm và Amacao Quảng Trị 1 đổ thải không đúng nơi quy định, gây nguy cơ sạt lở đất.


Xã Hướng Linh được bao quanh bởi rất nhiều trụ điện gió. Đây là xã có nhiều dự án nhất tại huyện Hướng Hóa. Các dự án này đi vào hoạt động sẽ cải thiện đáng kể nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Quảng Trị đang từng bước phấn đấu thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Lo ngại việc phát triển điện gió ồ ạt, HĐND Quảng Trị đã đề nghị UBND đánh giá tác động môi trường tổng thể của tất cả dự án để có định hướng thu hút đầu tư phù hợp, trước mắt yêu cầu các dự án xử lý bãi thải, có phương án phòng chống sạt lở, cứu hộ cứu nạn theo từng cấp độ.

TheoVNexpress(Hoàng Táo)

Thứ Ba, tháng 8 10, 2021

Tuyệt phẩm - Lời của Gió (trình bày: Hồng Nhung)

 


TheoFb

Modern Energy Management to Support Windfarm Expansion in Vietnam

 


Modern Energy Management (MEM), a specialist in developing, building and operating investment grade renewable energy projects in emerging markets, announced that it has been appointed to support the expansion phases of an operating wind farm in Vietnam. MEM’s
scope of work will begin by performing an energy yield analysis.
Modern Energy Management to Support Windfarm Expansion in Vietnam
Courtesy of Modern Energy Management

Currently wind farm phases 1 and 2 are in commercial operation, while MEM’s new scope of work is focused on analysing energy yield for the expansion phases. The EYA will evaluate historic wind data and micro siting of wind turbines to optimize production and establish an average annual energy yield.

“MEM has a long history with this particular wind project,” stated Aaron Daniels, Managing Director of Modern Energy Management.

“We have provided advisory support on this project from development through construction and operations. We are very pleased to continue our role in supporting the expansion of this project.”

The project is just one of a number of projects MEM has advised for their confidential client in the Vietnam market, with this project expected to reach financial close within 2022.

“We are watching government communications regarding the Feed-In-Tariff (FIT) status in Vietnam,” continued Daniels. “While the current FIT is scheduled to sunset in November 2021, there are ongoing discussions about new schemes in Vietnam to help support new wind projects. Given current lack of regulatory clarity, the expansion of this project signals a real
commitment by investors to the continued development of renewable energy in Vietnam.

With power demands expected to double between 2020 and 2030, Vietnam recently raised its 2030 wind renewable energy target from 6GW to 11GW. By the end of 2020, wind power installed capacity was only 670MW.

MEM currently supports investors in over 1.5GW of onshore and intertidal wind projects in Vietnam

Source : https://www.renewableenergymagazine.com/wind/modern-energy-management-to-support-windfarm-expansion-20210809

Thứ Sáu, tháng 8 06, 2021

Sự chuyển đổi năng lượng: Con đường đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh

 .

Từ nửa cuối năm 2021, chúng ta đang thấy ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy một sự chuyển đổi - "một sự thay đổi toàn diện hoặc mạnh mẽ" - của nền kinh tế năng lượng toàn cầu và hệ sinh thái của chúng ta đang được tiến hành. Bài báo này là bài đầu tiên trong số nhiều bài trong loạt bài mới về những gì sắp được gọi là Sự chuyển đổi năng lượng.

Một chuyển tiếp - "di chuyển từ một tiểu bang khác" - là con đường thực hiện trong một chuyển đổi. Tôi đã học được sự khác biệt này nhiều năm trước khi nói chuyện với các giám đốc điều hành tiện ích về chuyển đổi kinh doanh. Họ thích nói về một quá trình chuyển đổi có quản lý. Họ nói với tôi rằng nó thực tế hơn vì nó liên quan đến việc xác định các bước có thể đạt được mà họ có thể thực hiện mà không làm đảo lộn mọi thứ.

Nhiều năm trước - sau những cuộc trò chuyện đó - tôi đã phát triển một mô hình cho Lập kế hoạch chuyển đổi được quản lý, mô hình này có vẻ rất phù hợp với ngày nay. Trong loạt bài T&D World mới này, chúng tôi sẽ phát triển một khuôn khổ để giúp đánh giá và hiểu Sự chuyển đổi năng lượng. Chúng tôi sẽ xác định các ưu tiên trên lộ trình chuyển đổi, giới thiệu các ví dụ về cách tiếp cận sáng tạo để chuyển đổi và nêu bật các cột mốc chuyển đổi để thay đổi hiệu quả.

Một cái nhìn tổng quan

Khi chúng tôi xây dựng chi tiết về tầm nhìn chuyển đổi, chúng tôi sẽ quay lại nhiều lần với bốn trình điều khiển (tất cả đều bắt đầu bằng D):

1. Khử cacbon : Chúng ta đã trả lời được sự cấp thiết phải giảm lượng khí thải cacbon - chúng ta sẽ không còn dựa vào việc đốt nhiên liệu hóa thạch nữa.

2. Phi tập trung : Chúng tôi sẽ chấp nhận các nguồn năng lượng phi tập trung (DER), chuyển từ một vài điểm phát điện lớn, xa xôi được kết nối với lưới điện sang hàng triệu hệ thống dựa trên trang web nhỏ hơn có thể được hoặc có thể không được kết nối với lưới điện.

3. Số hóa : Chúng tôi sẽ khai thác các công nghệ kỹ thuật số, làm chủ thế giới cảm biến và phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và Internet vạn vật (IoT).

4. Dân chủ hóa : Hệ thống năng lượng sẽ không còn giới hạn trong phạm vi các chuyên gia về vấn đề nội bộ mà sẽ được mở ra để bất kỳ bên liên quan nào quan tâm và có động cơ đều có thể tích cực tham gia và tạo ra sự khác biệt.

Cuộc thảo luận của chúng ta sẽ tập trung vào sáu khía cạnh chính khác của quá trình chuyển đổi:

1. Giảm thiểu và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu : Hiện tại, chúng tôi được giao nhiệm vụ vừa làm chậm lượng khí thải carbon, vừa sắp xếp lại cuộc sống và hệ thống của chúng ta để thích ứng với thời tiết khắc nghiệt hơn và các hậu quả khác.

2. Khả năng phục hồi : Việc phục hồi nhanh chóng sau khi bị gián đoạn sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với cả các tiện ích điện và các hộ tiêu dùng dân cư, thương mại và công nghiệp.

3. Giao thông vận tải và Điện khí hóa Tòa nhà : Việc thêm các Tòa nhà Hiệu quả Tương tác Lưới điện tử và Mạng lưới (GEB) vào hệ thống của chúng tôi sẽ rất quan trọng để giải quyết các nguồn phát thải carbon chính này.

4. Hiện đại hóa lưới điện Lưới điện của chúng tôi đã phát triển hơn 100 năm để đạt được trạng thái hiện tại. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng này sẽ được thúc đẩy bởi số hóa và dữ liệu từ các cảm biến thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn và linh hoạt hơn trong cả lĩnh vực này và doanh nghiệp.

5. Kích hoạt cộng đồng : Ngoài những gì và cách chúng tôi thực hiện các bước trong quá trình chuyển đổi này, điều quan trọng là phải trả lời câu hỏi ai, tìm ra các cách toàn diện để giáo dục các bên liên quan và làm việc với cộng đồng để đạt được công bằng xã hội và môi trường.

6. Đổi mới Công nghệ và Mô hình Kinh doanh : Đổi mới, chìa khóa của các giải pháp và cách tiếp cận mới, sẽ đến từ sự phát triển ổn định cũng như sự bùng nổ đột phá.

Trong phân tích của chúng tôi về Sự chuyển đổi năng lượng, chúng ta sẽ xem đi xem lại các vấn đề từ danh sách này. Để hiểu rõ hơn về đổi mới trong thực tế, khi tôi viết bài này, tôi đã tạo ra một mô hình chung cho quá trình chuyển đổi và chuyển đổi theo hướng đổi mới, Chu kỳ Đổi mới Công nghệ và Mô hình Kinh doanh như được mô tả trong hình bên dưới.

Không nghi ngờ gì nữa, chuỗi hoạt động giá trị gia tăng này trông quen thuộc với người đọc. Tôi đã trình bày rõ ràng mô hình chuỗi cung ứng này để cung cấp một điểm tham chiếu khi chúng tôi đánh giá sự đổi mới và chuyển đổi. Chúng ta có thể sử dụng mô hình chuỗi cung ứng này để theo dõi tiến trình đổi mới và hiểu rõ hơn những bài học kinh nghiệm thúc đẩy thành công và các yếu tố ngoại lai chắc chắn nảy sinh để hạn chế quá trình chuyển đổi và trở thành rào cản đối với sự chuyển đổi. Bởi vì chúng tôi sẽ đổi mới theo kiểu lặp đi lặp lại để tích hợp các công nghệ và ý tưởng mới, thu thập dữ liệu và sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu, bao gồm cả AI, tôi trình bày mô hình này dưới dạng một chu kỳ, thay vì một chuỗi cung ứng tuyến tính, được lặp lại theo thời gian.

Đối với bài viết gồm hai phần này, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình này để kiểm tra sự tích hợp DER, một vấn đề quan trọng trong toàn ngành điện. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tập trung vào một nhóm các nhà đổi mới đang tìm kiếm những cách khả thi để mở rộng quy mô DER tích hợp lưới. Việc mở rộng quy mô và tăng tốc sẽ rất quan trọng khi DER ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn, đặc biệt vì lưới điện được thiết kế để phát điện trung tâm lớn, truyền tải khoảng cách xa và phân phối một chiều cục bộ - không phải để tích hợp DER. Khi giá giảm và chức năng ngày càng tăng khiến cho việc áp dụng rộng rãi các công nghệ và giải pháp DER trở thành một kết luận bị bỏ qua, chúng tôi sẽ chuyển sang thách thức mở rộng quy mô. Để DER có thể mở rộng quy mô nhanh chóng, chúng tôi cần phải tìm ra những cách mới để điều chỉnh mô hình lưới lịch sử của chúng tôi và đánh giá lại các giả định cốt lõi về cách thức hoạt động của lưới điện.

Phần 1: Những người đổi mới

Chúng ta bắt đầu câu chuyện của mình trong Phần 1 bằng cách giới thiệu một số người tiên phong chủ chốt từ lâu đã làm việc với thử thách lớn này và đã cùng nhau gần đây để vượt ra ngoài định nghĩa khái niệm (1) và mô phỏng trong phòng thí nghiệm (2) để hợp tác trong một thử nghiệm thực địa (3) và mở rộng thử nghiệm đó trong phạm vi (4).

David Chassin, Tiến sĩ : Tiến sĩ Chassin, một kỹ sư được đào tạo, hiện là nhà quản lý và nhà khoa học chính của GISMo - Tích hợp lưới, Hệ thống và Phát triển Di động - một nhóm nghiên cứu đa lĩnh vực thuộc Bộ phận Năng lượng Ứng dụng tại SLAC National Phòng thí nghiệm Máy gia tốc tại Stanford, một trong 17 Phòng thí nghiệm Năng lượng Quốc gia thuộc DOE. Trước đó, Chassin đã có một thời gian dài là nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL), nơi ông đã xuất bản hơn 150 bài báo, sách trắng, v.v.

Lynne Kiesling, Tiến sĩ : Tiến sĩ Kiesling là một nhà kinh tế có kinh nghiệm chuyên sâu về quy định, thiết kế thị trường và số hóa và các công nghệ lưới điện thông minh trong ngành điện. Gần đây cô đã nhận chức vụ giáo sư nghiên cứu và đồng giám đốc, Viện Luật pháp quy định &Kinh tế IRLE tại Đại học Colorado Denver. Trước đây, Kiesling là một giảng viên và từng là một chi nhánh của khoa trong Viện Đổi mới Năng lượng Wilton E. Scott tại Đại học Carnegie Mellon.

Bryan Hannegan, Tiến sĩ : Tiến sĩ Hannegan, một nhà khoa học khí hậu, nhà sáng tạo và nhà lãnh đạo tư tưởng, từng là phó giám đốc phòng thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia của DOE (NREL), nơi ông đồng sáng lập Sáng kiến ​​Hiện đại hóa Lưới của DOE (GMI). Ông cũng khởi động Cơ sở Tích hợp Hệ thống Năng lượng (ESIF) tại NREL, cho phép thử nghiệm lưới điện phân phối. Trước NREL, Hannegan từng giữ các vai trò lãnh đạo cấp cao về năng lượng tại EPRI, Nhà Trắng và Thượng viện Hoa Kỳ.

Sự hội tụ

Tháng trước, tôi đã có cơ hội ngồi lại với Hannegan, người đã giải thích rằng, “Tôi là giám đốc sáng lập của Bộ phận Tích hợp Hệ thống Năng lượng mới tại NREL, nơi đặc biệt tập trung vào thách thức tích hợp công nghệ năng lượng sạch vào hệ thống năng lượng hiện có. "

Từ khởi đầu đó tại NREL, các cộng tác viên từ nhiều phòng thí nghiệm DOE đã cùng nhau vào năm 2013 về cái được gọi là Sáng kiến ​​hiện đại hóa lưới của DOE (GMI), mà Hannegan đã điều hành cùng với  Carl Imhoff của PNNL Sáng kiến ​​này tỏ ra rất quan trọng trong việc phối hợp các hoạt động giữa các phòng thí nghiệm khác nhau, làm nổi bật thế mạnh riêng của mỗi phòng thí nghiệm và trở thành công việc của toàn bộ.

Bốn năm trước, Hannegan rời khỏi vai trò nội gián tại NREL để nắm quyền điều hành tại Holy Cross Energy, hợp tác xã điện có trụ sở tại Glenwood Springs với lãnh thổ bao gồm Aspen và Vail trong Rockies. Một nhà khoa học khí hậu, Hannegan đã tạo ra một kế hoạch "Hành trình đến 100%" tại Holy Cross, đặt mục tiêu cung cấp hoàn toàn nguồn năng lượng sạch vào năm 2030. Nó đang có một khởi đầu tốt. Liên minh Năng lượng Thông minh (SEPA) đã vinh danh là Hợp tác xã Điện năng của Năm 2020 Holy Cross Energy.

Giường thử nghiệm trong thế giới thực Hệ thống quản lý phân phối tiên tiến (ADMS) của NREL được gọi là 'lưới phân phối trong hộp'.  Các thuật toán NODES xâm nhập vào Basalt Vista thông qua bộ điều khiển phân tán, được đặt ở cả trong nhà và ngoài trời trong lớp vỏ chống chịu thời tiết, hướng dẫn bộ điều khiển cách quản lý các nguồn năng lượng phân tán trong khu dân cư (DER).Giường thử nghiệm trong thế giới thực Hệ thống quản lý phân phối tiên tiến (ADMS) của NREL được gọi là "lưới phân phối trong hộp". Các thuật toán NODES xâm nhập vào Basalt Vista thông qua bộ điều khiển phân tán, được đặt ở cả trong nhà và ngoài trời trong lớp vỏ chống chịu thời tiết, hướng dẫn bộ điều khiển cách quản lý các nguồn năng lượng phân tán trong khu dân cư (DER).

Mô phỏng phòng thí nghiệm

Một đóng góp quan trọng cho GMI là ARPA-E, đã mang lại Dự án NODES của mình NODES là viết tắt của Hệ thống Năng lượng Phân tán Tối ưu hóa Mạng. NODES đã trình bày cách kiểm soát và quản lý nhiều số lượng DER để mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và lưới điện, NREL đã áp dụng cách này để tạo ra một "lưới điện phân phối trong một hộp". Việc mô phỏng trong phòng thí nghiệm như vậy cho phép các ý tưởng mới được thử nghiệm như một giải pháp thay thế an toàn hơn để áp dụng chúng trực tiếp trong các tình huống thực tế, được kết nối với nhau trên lưới.

Trong NODES, nhóm nghiên cứu tại NREL tập trung vào thách thức kiểm soát quy mô và tiện ích, cuối cùng phát triển các thuật toán và phần mềm cho cái mà họ gọi là lưới năng lượng tự trị  (AEG) để giải quyết thách thức khó chịu trong việc cân bằng giữa việc tạo ra năng lượng biến đổi với mô hình tải của người tiêu dùng.

Kiểm tra thực địa

May mắn cho phần còn lại của chúng tôi, những công cụ này và kinh nghiệm này đã chứng minh được giá trị sau khi Hannegan nắm quyền tại Holy Cross Energy. Như nhà triết học La Mã Seneca nổi tiếng đã từng nói, "May mắn là điều xảy ra khi sự chuẩn bị gặp cơ hội" , và với sự lãnh đạo của Hannegan, dự án này dường như được định sẵn để đến với nhau theo cách này hay cách khác. 

Chương Môi trường sống cho Nhân loại địa phương đã tiếp cận với Holy Cross về dự án nhà ở giá rẻ Basalt Vista ở Basalt, Colorado. Để đáp ứng yêu cầu xin giấy phép cho một đường dây khí đốt tự nhiên, thị trấn đã yêu cầu Holy Cross về một giải pháp thay thế hoàn toàn bằng điện. Nhóm tiện ích nhận ra rằng bộ nạp phân phối được đề cập là cùng bộ nạp mà Holy Cross trước đây đã cung cấp dữ liệu tải cho dự án NODE của NREL. Họ quyết định sử dụng cơ hội để tiến hành kiểm tra thực tế các kết quả trong phòng thí nghiệm của họ, tập trung vào bốn ngôi nhà trong Dự án Basalt Vista .

Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2019 trên giai đoạn đầu tiên của phòng thí nghiệm Basalt Vista của Habitat for Humanity, nơi sẽ quản lý việc sử dụng năng lượng hộ gia đình từ nhiều DER.Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2019 trên giai đoạn đầu tiên của phòng thí nghiệm Basalt Vista của Habitat for Humanity, nơi sẽ quản lý việc sử dụng năng lượng hộ gia đình từ nhiều DER.

Mở rộng: QUY MÔ

Dự án Holy Cross này đã được phát triển bằng cách sử dụng thiết bị được cung cấp bởi các công cụ tiện ích và phần mềm để đánh giá kiểm soát lưới của DER. Nhưng khi DER đạt đến quy mô thương mại với khả năng công nghệ mới và giá cả thấp hơn, ngân sách và khả năng của tiện ích sẽ gặp phải giới hạn. Các hệ thống dựa trên thị trường có thể vượt ra ngoài những hạn chế như vậy.

Chassin và Kiesling, với lịch sử chia sẻ về việc tìm kiếm các giải pháp dựa trên thị trường để mở rộng quy mô DER, đã nhìn thấy cơ hội mở rộng phạm vi dự án ban đầu để kiểm tra ý tưởng của họ về điều phối thị trường tích hợp DER. Đang được phát triển trong một dự án tại GISMo, Hệ thống Dịch vụ Năng lượng Chuyển hóa (TESS) là một phương pháp tiếp cận nền tảng nhằm giải quyết những trở ngại cơ bản trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về năng lượng chuyển hóa, một khái niệm từ lâu dường như luôn xa rời thực tế nhiều năm.

Cộng đồng Nhà ở Giá cả phải chăng Basalt Vista, ở thị trấn nông thôn Basalt, Colorado — dân số 4.170, NREL đang thử nghiệm một trong những giải pháp vận hành lưới điện mới nhất của mình.  Các thành viên của hợp tác xã điện địa phương Holy Cross Energy đang chia sẻ điện năng giữa các tấm pin mặt trời, pin, máy sưởi và xe điện.Cộng đồng Nhà ở Giá cả phải chăng Basalt Vista, ở thị trấn nông thôn Basalt, Colorado — dân số 4.170, NREL đang thử nghiệm một trong những giải pháp vận hành lưới điện mới nhất của mình. Các thành viên của hợp tác xã điện địa phương Holy Cross Energy đang chia sẻ điện năng giữa các tấm pin mặt trời, pin, máy sưởi và xe điện.

Phần 2

Với điều đó, tôi sẽ tạm dừng. Đây là một câu chuyện hấp dẫn đến nỗi thật là một thách thức để giới thiệu nó trong không gian cho phép ở đây. Tôi hy vọng rằng bạn đã nhấp vào các liên kết để đọc thêm hoặc bạn sẽ quay lại làm như vậy. Chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện trong bài viết tiếp theo, Phần 2, đi sâu hơn vào nguồn gốc của tư tưởng đổi mới, những thách thức của tích hợp DER và hiện đại hóa lưới điện, tầm nhìn TESS và những tác động của nó để mở rộng quy mô đáng kể DER và cho phép vận chuyển và xây dựng quan trọng điện khí hóa và hiện đại hóa lưới điện.

John Cooper, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của NXT NRG, là một doanh nhân năng lượng và là nhà đổi mới được công nhận trong lĩnh vực điện. Có trụ sở tại Austin, TX, NXT NRG cung cấp các dịch vụ tích hợp quá trình khử cacbon với khả năng phục hồi, tự cung cấp năng lượng, vận chuyển & điện khí hóa tòa nhà cũng như dữ liệu / số hóa. John là một tác giả và diễn giả công khai được xuất bản rộng rãi (Lưới thông minh nâng cao: Tính bền vững của Edge Power Driving, 2011 1 st Ed, 2014 2 nd Ed). John có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và bằng Cử nhân Chính phủ danh dự của Đại học Texas tại Austin

Nguồn : https://www.tdworld.com/utility-business/article/21167912/the-energy-transition-technology-and-business-model-innovation-path?utm_source=TW+TDW+Energizin