e

Thứ Hai, tháng 8 31, 2020

Việt Nam vào top điểm đến năm 2021

Trang Traveller của Australia lựa chọn Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện cùng với Thái Lan, Đài Loan, New Zealand...



Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 khi chỉ ghi nhận 328 ca nhiễm và không có ca tử vong. Đây là điểm ưu thế để Việt Nam thành cái tên ưu tiên vì sẽ sớm mở cửa, đồng thời là điểm đến nổi tiếng với du khách Australia.

Ưu điểm của du lịch Việt Nam là ẩm thực hấp dẫn, con người thân thiện và cuộc sống sôi động ở các thành phố lớn. Du khách có vô số lựa chọn di chuyển như máy bay, tàu hỏa, xe máy. Ảnh: Khánh Trần. 


Australia đã cho phép người dân di chuyển, du lịch trong nước và dự tính trong vài tháng tới có thể mở cửa đón khách. Theo Traveller, Australia có quá nhiều điểm đến để người dân của họ khám phá, đồng thời du lịch nội địa góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại. Ảnh: pixabay.


Trong vài tháng tới New Zealand có thể sẽ mở biên giới với Australia để khởi động lại nền kinh tế hai nước. Ưu thế của New Zealand là vô số địa điểm để du lịch mạo hiểm ngoài trời, cùng các hoạt động như đạp xe đường trường, leo núi, đi bộ, trượt tuyết... con người thân thiện và hàng loạt lựa chọn lưu trú, cùng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng. Ảnh: Pixabay.



Fiji, Vanuatu và quần đảo Cook cũng vắng bóng khách du lịch kể từ khi Covid-19 ảnh hưởng trong khi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của họ. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương này cũng chuẩn bị tham gia "bong bóng xuyên biển Tasman" cùng Australia và Zealand để mở cửa đón khách vào cuối năm nay.  

Các quốc đảo này có rất nhiều bãi biển đẹp, trong xanh, văn hóa đa dạng, các loại cocktail hấp dẫn... Ngoài ra, người nhiễm Covid-19 ở khu vực này cũng không nhiều. Ảnh: istock.


Dù có khoảng 17.000 ca nhiễm Covid-19 nhưng Nhật Bản đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn quốc, và vẫn có kế hoạch tổ chức Olympics vào năm 2021. Quốc gia này sẽ sớm mở cửa để phục hồi kinh tế. Du lịch Nhật sẽ an tâm hơn vì chất lượng và cơ sở hạ tầng y tế tốt, có thể khống chế các ca nhiễm mới ngay. Tuy nhiên, chi phí du lịch đất nước mặt trời mọc không hề rẻ. Ảnh: istock.


Đến nay Đài Loan có 443 ca nhiễm Covid-19, đây cũng là lý do hòn đảo này dễ mở cửa trở lại cho khách Australia khi đã có các đường bay thẳng. Đây là nơi có lịch sử, văn hóa lâu đời, cùng nhiều hoạt động ngoài trời thu hút dân ưa mạo hiểm và cả ẩm thực phong phú. Ảnh: CNN.



Hy Lạp ghi nhận 3.000 ca nhiễm Covid-19 và cuối tháng 5. Nước này ra quyết định mở cửa đón khách du lịch của 29 quốc gia trong đó có Australia từ 15/6. Đất nước sở hữu vô số biển, đảo đẹp và văn hóa Địa Trung Hải đặc trưng hấp dẫn du khách khắp nơi. Ảnh: pixabay.


Dù có 9.000 ca nhiễm Covid-19 khi chỉ có hơn 5 triệu dân, Na Uy vẫn đang cố gắng giảm thiểu tổn thất đồng thời lên kế hoạch mở cửa, mời gọi du khách quốc tế sớm. Ảnh hưởng dịch bệnh với Na Uy có khả năng đang giảm và đất nước này vốn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đến mê hoặc. Tuy nhiên, chi phí du lịch ở đây lại khá tốn kém. Ảnh: pixabay.


Thái Lan vốn là điểm đến hấp dẫn, với các thành phố, bãi biển, đảo, núi cho tới khách sạn, resort, ẩm thực đều cuốn hút du khách quốc tế. Hiện có khoảng 3.000 ca nhiễm và 57 ca tử vong vì Covid-19, hy vọng đất nước du lịch này sẽ sớm phục hồi và mở cửa đón khách trong vài tháng tới. Tuy nhiên, Traveller cũng cảnh báo du khách Australia có thể sẽ không quen với hệ thống y tế của nước này. Ảnh: pixabay.



Israel là quốc gia xinh đẹp, có sức hút và nhiều điểm đến gọi mời. Ngay tại Jerusalem, du khách được khám phá thành phố cổ giàu lịch sử và văn hóa bậc nhất thế giới. Sau đỉnh dịch vào đầu tháng 4, Israel đã khống chế được phần nào ảnh hưởng của Covid-19. Trên hình là bãi biển Herzliya ở Tel Aviv khi chưa có dịch bệnh. Ảnh: istock.

Khánh Trần (TheoVNexpress.net)

10 kiến trúc ấn tượng nhất thế giới

10 kiến trúc ấn tượng nhất thế giới
Trang hướng dẫn du lịch Lonely Planet vinh danh những công trình có kiến trúc đặc sắc trên khắp thế giới.



Thành cổ Petra, Jordan

Xây dựng vào thế kỷ I.

Xuất hiện trong phim Indiana Jones và Cuộc thập tự chinh cuối cùng, thành cổ Petra được chạm khắc vào khối đá đỏ hồng. Siq, cổng vào thành cổ, vốn là hẻm núi hẹp uốn lượn kéo dài khoảng 1,2 km, rộng không quá 3 m, dẫn thẳng tới đền Al Khazneh. Khi đi sâu vào ngôi đền và tới lăng mộ, con đường dẫn tới kỳ quan của thế giới cổ xưa dường như kéo dài vô tận. Ảnh: Mark Read/ Lonely Planet


Tu viện Geghard, Goght, Armenia

Xây dựng vào thế kỷ IV-XIII.

Khởi phát là nhà nguyện nhỏ nằm trong một hang động, nơi Gregory tuyên bố đã tổ chức Mùa xuân linh thiêng vào thế kỷ thứ 4. Nhờ vị trí đắc địa cạnh hẻm núi sông Azat đầy vách đá, tu viện đã trở thành trung tâm giáo hội và văn hóa của Armenia thời Trung cổ. Cái tên “Greghard” (có nghĩa là "ngọn giáo" trong tiếng Armenia) xuất phát từ ngọn giáo nổi tiếng đã làm Chúa Kitô bị thương trên Thập giá. Ảnh: Sputnik Travel.


Nhà thờ Hagia Sophia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Xây dựng năm 532-537.

Nhà thờ từng là trung tâm của đế chế Byzantine trong 1.000 năm, sau đó được xây dựng lại thành nhà thờ Hồi giáo Ottoman, và giờ hoạt động như một viện bảo tàng. Kích thước và cấu trúc của mái vòm là kiệt tác về thiết kế, và tạo một sự đột phá về kết cấu, một thành tựu rực rỡ mà kiến trúc Byzantine đạt được. Du khách có thể khám phá nhiều tầng lịch sử của một vùng đất bên trong công trình này. Ảnh: Artur Bogacki/500PX.


Nhà thờ Lincoln, Lincoln, Anh

Xây dựng năm 1072-1311.

Tuy chỉ xếp thứ 3 trong các nhà thờ lớn nhất nước Anh, nhưng nhiều người (Bao gồm John Ruskin) đã coi nhà thờ Lincoln là công trình kiến trúc quý giá nhất vương quốc Anh. Có lẽ bởi nhà thờ Lincoln mang những đặc điểm của một “Giấc mơ Anh”: Ba tòa tháp chính nhìn ra vùng đồng bằng, bối cảnh đặt trên đỉnh phố Steep Hill, bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ từ thời Trung Cổ, với bốn bản sao của Đại Hiến Chương về quyền tự do Magna Carta từ năm 1215. Ảnh: Alastair Wallace/Shutterstock.


Phố cổ Pelourinho, Salvador, Bahia, Brazil

Xây dựng năm 1550-1600.

Phố cổ thuộc thành phố Salvador, bên dưới vẻ đẹp là một quá khứ lịch sử bạo tàn. Năm 1558, nơi đây là chợ buôn bán nô lệ đầu tiên ở Tân Thế Giới. Nổi bật, dốc đứng và được bao quanh bởi những tòa nhà phong cách Bồ Đào Nha đầy màu sắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Vào chủ Nhật hàng tuần, nơi đây rộn ràng lễ hội dân gian với những dàn nhạc bloco và trống, gợi nhớ về một thời quá khứ đau thương. Ảnh: Thiago Leite/Shutterstock.


Nhà thờ Hồi giáo Shah, Esfahan, Iran

Xây dựng năm 1611.

Iran có nhiều công trình điển hình về kiến ​​trúc Hồi giáo, trong đó vĩ đại nhất là nhà thờ Hồi giáo Shah, hay Masjed-e-Shah. Nhà thờ Masjed-e-Shah, nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất tại Iran, nằm trong quảng trường Hoàng gia Isfahan, nơi từng là thủ đô của đất nước.

Với những viên gạch khảm 7 màu lấp lánh, chữ khắc thư pháp tuyệt đẹp, đây là một trong những công trình vĩ đại nhất thế giới Hồi giáo và là trung tâm của ngành du lịch tại Iran. Điểm nổi bật của nơi đây là 4 cung điện mang đậm phong cách Ba Tư với cấu trúc mái vòm độc đáo, bạn có thể trải nghiệm khoảnh khắc diệu kỳ khi mỗi tiếng chân bạn bước tạo nên 7 tiếng vang. Ảnh: Guardian.


Ngôi nhà Fallingwater, Mill Run, Pennsylvania, Mỹ

Xây dựng năm 1936-1939.

Căn nhà là kiệt tác của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright, mang sự hài hòa giữa thiên nhiên bên ngoài và kiến trúc bên trong. Các tầng nhà được treo trên một con lạch nước chảy quanh năm, ngôi nhà được coi là “một nhạc phẩm vĩ đại” và là ví dụ huy hoàng cho kiến trúc mang đậm dấu ấn của Wright.

Công trình được thiết kế cho doanh nhân Edgar J Kaufmann – chủ sở hữu Trung tâm thương mại Kaufmann. Trở thành một bảo tàng năm 1964 và được liệt vào Di tích lịch sử Quốc gia, Fallingwater là tác phẩm đẹp nhất của Wright, pha trộn kiến trúc và cảnh quan để trở thành công trình tuyệt đẹp trên lạch nước. Ảnh: Ian Dagnall/Alamy Stock.


Tòa nhà Robot Ngân hàng Châu Á, Bangkok, Thái Lan

Xây dựng năm 1987.

Kiến trúc sư Sumet Jumsai muốn thiết kế một tòa nhà phản ánh được “Sự hiện đại hóa và tin học hóa ngành ngân hàng”. Một ý tưởng nảy ra khi ông thấy robot đồ chơi của con trai mình. Và ông đã thiết kế một ngân hàng trông giống robot viễn tưởng với hai ăng ten trên mái nhà và đôi mắt sống động. Đồng thời, kiến trúc sư cũng mong muốn truyền tải một lý tưởng: Tạo ra tòa nhà phản ánh “Sự pha trộn đương đại giữa máy móc và con người”. Ảnh: Bob Henry/Alamy Stock.


Khoa Nghiên cứu Hồi giáo Qatar, Doha, Qatar

Xây dựng năm 2015.

Trông như một loài côn trùng, hoặc phương tiện đi lại của tương lai, Khoa Nghiên cứu Hồi giáo Qatar tại Doha thực tế là nơi mang phong cách giáo dục mới: Một nơi kết hợp giữa tín ngưỡng, kiến thức và hiện đại. Tòa nhà này thể hiện tính “giáo dục” theo một nét rất riêng: Năm cột lớn tượng trưng cho năm trụ cột của Hồi giáo và Thư pháp Ả Rập. Ảnh: Qatar Foundation.


Rumah Miring (Nhà xéo), Jakarta, Indonesia

Xây dựng năm 2015.

Ngôi nhà mang kiến trúc độc đáo này ở vùng ngoại ô Jakartar, được miêu tả là một sự “Chống phá” và phá cách so với những ngôi nhà lân cận. Với những khung thép nghiêng và thiết kế nhiều cửa kính. Người chủ của căn nhà, chủ phòng triển lãm Christiana Guow, gọi nó là “Sự tán dương chủ nghĩa tự do cá nhân”. Du khách có thể thuê toàn bộ căn nhà với giá 450 USD/đêm. Ảnh: Budi Pradono Architect.

Châu Trần(TheoVnexpress.net)

Britain is building a village where all the houses will be heated from an abandoned mine

Britain is building a village where all the houses will be heated from an abandoned mine

Around 30 schemes for heating from mine water planned across the UK.



Around 30 mine water heating schemes are now planned across the UK. If they succeed, they could help with the UK’s ambition to reach net zero carbon emissions by 2050.
Britain’s need to heat homes and businesses accounts for some 40% of the UK's CO2 emissions.
If mine water schemes were scaled up and replicated globally they could potentially help reduce one of the biggest demands for fossil fuels.


Thứ Bảy, tháng 8 29, 2020

롯데 백화점 인천 터미널점 (Two Korea students play Piano on street )


Video YOUTUBE

Thứ Sáu, tháng 8 28, 2020

Đất nước và con người ASEAN qua 200 bức ảnh chọn lọc

 Từ ngày 1 đến 8/9 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm ảnh “Đất nước, con người ASEAN”.

Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; chào mừng Năm chủ tịch ASEAN và kỷ niệm tròn 25 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm ảnh “Đất nước, con người ASEAN”.
Đất nước và con người ASEAN qua 200 bức ảnh chọn lọc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Đất nước và con người ASEAN qua 200 bức ảnh chọn lọc - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Những hình ảnh sẽ xuất hiện trong triển lãm.
Bộ ảnh “Đất nước, con người ASEAN” gồm 200 ảnh được chọn lọc từ hơn 10.000 ảnh của 1.248 tác giả từ 10 nước ASEAN: Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Đây là những hình ảnh sinh động, chân thực về đất nước, văn hóa, xã hội, con người, kinh tế, các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các nước thành viên trong khối.
Mỗi tác phẩm như một thông điệp, một món quà có ý nghĩa chuyển tải đến người xem sự cảm nhận về cuộc sống sôi động, nét đa dạng văn hóa, sự phát triển của các quốc gia trong khối ASEAN.
Đất nước và con người ASEAN qua 200 bức ảnh chọn lọc - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Đất nước và con người ASEAN qua 200 bức ảnh chọn lọc - 4
Nhấn để phóng to ảnh
Đất nước và con người ASEAN qua 200 bức ảnh chọn lọc - 5
Nhấn để phóng to ảnh
Mỗi tác phẩm như một thông điệp chuyển tải đến người xem sự cảm nhận về cuộc sống sôi động, nét đa dạng văn hóa, sự phát triển của các quốc gia trong khối ASEAN.
Triển lãm là dịp để giới thiệu những hình ảnh đặc sắc, có chất lượng nghệ thuật, quảng bá nét đẹp của đất nước, phong cảnh thiên nhiên, giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của từng quốc gia đến với công chúng. Đồng thời cũng là dịp để tăng cường sự hiểu biết, gắn kết các quốc gia trong khối ASEAN, góp phần xây dựng một ASEAN đoàn kết, năng động, phát triển, một khu vực hòa bình, thịnh vượng.
Theo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên triển lãm sẽ không tổ chức họp báo và khai mạc. Tuy nhiên, triển lãm vẫn mở cửa đón khách từ ngày 1 đến 8/9 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hà Nội).
Hà Tùng Long(TheoDantri.com.vn)

17 hìпh ảпh ghi lại пhữпg khoảпh khắc tᴜyệt đẹp trêп thế giới



Trái Đất luôn tồn tại những điều vô cùng đẹp đẽ và thú vị mà đôi
 khi chúng ta đã bỏ qua nó. Sau đây là chùm ảnh lưu lại những
 khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên và cuộc sống do các 
nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới ghi lại.
1. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp từng ngọn sóng giữa đại dương.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
2. Đây là vẻ đẹp tuyệt vời của những bong bóng khí dưới nước
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
3. Một chú quá tham lam được một camera giấu kín ghi hình lại
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
4. Một ngư dân Trung Quốc đang làm việc giữa những chiếc lưới đánh cá tung bay trong gió.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
5. Đây là hình ảnh sau một cơn lốc tại địa cực. Bạn muốn trải nghiệm nó?
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
6. Các động tác của một tay trống Nhật Bản rất chính xác và điêu luyện.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
7. Một chú sóc và hình ảnh phản chiếu của nó dưới mặt hồ. Có lẽ nó không nhận ra sự kết hợp hoàn hảo này.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
8. Một con cá thu sọc mở miệng khi bơi và kết cấu miệng hoạt đồng như một cái lưới, lọc những sinh vật phù du trong nước để làm thức ăn.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
9. Hình ảnh tuyệt vời tại một điểm sản xuất hương tại Việt Nam – một con đường đỏ rực rỡ với những cụm chân hương đều tăm tắp.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
10. Đây là những gì người lướt sóng trải nghiệm khi được cuộn trong những con sóng lớn.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
11. Hình ảnh mặt trời lặn lộng lẫy tại Ba Lan đẹp tựa như bức tranh vẽ bằng kĩ thuật số.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
12. Romania là đất nước của sự tương phản, đúng theo nghĩa đen của nó.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
13. Một con cá mú cố gắng giành giật sự sống
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
14. Hình ảnh tuyêt vời tại phiên chợ nổi đầy màu sắc tại Indonesia vào sáng sớm.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
15. Nơi được mệnh danh là thiên đường trần gian ở Ios, Hy Lạp.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
16. Hình ảnh hùng vĩ của núi lửa phun trào trên nền Dải Ngân Hà lấp lánh vào một buổi sáng sớm ở Guatemala.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide
17. Bến neo đậu tàu này có vẻ hơi đáng sợ nhưng mang vẻ đẹp vô cùng lôi cuốn.
17 hinh anh ghi lai nhung khoanh khac tuyet dep tren the gioiẢnh: BrightSide

TheoInternet

Dân Thuỵ Điển tự sản xuất điện Mặt trời, ngắt kết nối với lưới điện quốc gia

 Một ngôi nhà, một chung cư, một khu dân cư biệt lập hoàn toàn bị ngắt kết nối với lưới điện quốc gia vẫn có thể tự sản xuất điện quanh năm từ việc “hút” năng lượng mặt trời. Điều đó có gì đặc biệt tại đất nước Thuỵ Điển? 
Bạn có biết: Dân Thuỵ Điển tự sản xuất điện Mặt trời, ngắt kết nối với lưới điện quốc gia
Thuỵ Điển là một trong những nước đi đầu về công nghệ xanh.
Ngôi nhà tự sản xuất năng lượng từ mặt trời
Năm 2017, chính phủ Thuỵ Điển thông báo sẽ giảm 98% thuế đối với các máy phát điện năng lượng tái tạo trên 255kW, khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra và triển khai nhiều giải pháp sáng tạo để khai thác năng lượng mặt trời một cách hiệu quả. 
Chung cư tự sản xuất năng lượng mặt trời ở quận Vallastaden, thành phố Linköping (miền Nam Thụy Điển) là một minh chứng. Được thiết kế và thi công bởi công ty kiến trúc Kjellgren Kaminsky, toà nhà cao sáu tầng này là một biểu tượng tuyệt đẹp cho nét thẩm mỹ truyền thống xứ Bắc Âu.
Đáng nói, toàn bộ vận hành trong toà nhà đều không cần tới lưới điện quốc gia mà nhờ rất nhiều tấm pin quang điện gắn trên mái nhà “hút” nguồn năng lượng từ mặt trời. Thậm chí, lượng điện do toà nhà sản xuất ra còn dư thừa để cung cấp cho lưới điện công cộng. 
Chung cư chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Linköping (Thụy Điển). 
Quận Vallastaden tuy là một quận mới (công bố năm 2017) nhưng đến nay được biết tới là một khu dân cư bền vững, trở thành mô hình tiêu biểu cho các địa phương khác học theo. Điểm độc đáo trong phương thức quy hoạch đô thị này nằm ở chỗ tất cả các công trình xây dựng như nhà ở, biệt thự, chung cư, hay trung tâm thương mại đều được làm từ gỗ, nhựa di động và các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, thay vì dùng bê-tông.
Theo đó, tường trong nhà, cửa sổ, cửa ban công … đều có thể di chuyển được khi người dân muốn thay đổi kết cấu nhà ở. Điều này không chỉ khiến việc sửa chữa thuận tiện hơn mà còn góp phần giúp giảm thiểu rác thải xây dựng, tăng cường tái chế. 
Một công trình xây dựng nổi bật khác phải kể tới dự án “Không Mặt trời” (Zero Sun Project) của công ty Skellefteå Kraft cộng tác với Hans Olof Nilsson. Điểm đáng nói ở đây là điều kiện khí hậu ở Bắc Thuỵ Điển khiến cho rất nhiều dự án nhà ở phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng mặt trời hầu như không có “đất dụng võ”. Với đặc điểm, mùa đông lạnh giá kéo dài, nhiều tháng ít ánh nắng mặt trời, thậm chí nhiều ngày mặt trời không chiếu sáng, việc không sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch là một thách thức rất lớn. 
Dù vậy, các kiến trúc sư của dự án “Không Mặt trời” đã đưa ra lời giải của mình trên một ngôi nhà biệt lập có diện tích 150 mét vuông tại thành phố Skellefteå. Ngôi nhà không được kết nối với lưới điện và nguồn sưởi bên ngoài mà hoàn toàn vận hành chủ yếu nhờ năng lượng mặt trời.
Theo đó, năng lượng mặt trời được thu thập trong những tháng mùa hè, phần dư thừa được tính toán kĩ càng, đủ để dự trữ cho việc sử dụng trong mùa đông. Ngôi nhà chính thức hoàn thiện vào năm 2018, được quảng bá đến với người dân như một trải nghiệm nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường. 
Mặt khác, phía Tây Thuỵ Điển, khu phức hợp nhà ở Vårgårda cũng trở thành khu dân cư đầu tiên tự cung tự cấp điện năng. Bao gồm 172 căn hộ (tương đương 6 khu nhà) chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời và năng lượng hydro, đây là kết quả hợp tác ấn tượng giữa Better Energy (đại diện cho Đan Mạch) và Nilsson Energy (đại diện cho Thuỵ Điển).
Các tấm pin mặt trời trên các ngôi nhà tại Vårgårda hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển nó thành năng lượng. Một phần năng lượng đi qua bộ biến tần, được thu vào pin dùng để chạy máy điện phân, nhằm tạo ra khí hydro từ nước. Sau đó năng lượng từ khí hydro cũng được chuyển hoá thành điện năng. Mặc dù, công nghệ này không phải mới nhưng dự án Vårgårda là hệ thống quy mô lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cả hai nguồn năng lượng tái tạo là năng lượng mặt trời và năng lượng hydro. 
Nền kinh tế vì khí hậu 
Không thể phủ nhận, trong thập kỷ qua, đất nước Thuỵ Điển đã trở thành một tấm gương mẫu mực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Năm 2016, chính phủ Thụy Điển tuyên bố đầu tư thêm 546 triệu USD cho các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo và ứng phó biến đổi khí hậu trong ngân sách. Mục tiêu của chính phủ là Thụy Điển sẽ sản xuất 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Ngôi nhà tự sản xuất năng lượng mặt trời ở Skellefteå.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2017-2019, chính phủ nước này đã “rót” thêm gần 60 triệu USD vào việc phát triển công nghệ năng lượng mặt trời, gấp 8 lần nguồn ngân sách tại thời điểm ra quyết định. Đối tượng của dòng ngân sách này bao gồm: lưới điện thông minh; công nghệ dự trữ năng lượng tái tạo; xe buýt điện; hỗ trợ thuế đối với phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu; và cải tạo các tòa nhà dân cư để chúng tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn. Nguồn thu chi ngân sách cũng được công khai với toàn dân. 
Bên cạnh năng lượng mặt trời, các nguồn năng lượng tái tạo của Thuỵ Điển rất đa dạng. Trong đó, công suất các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng gió - nguồn năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, cũng đang ngày càng mở rộng trên lãnh thổ nước này. Mặt khác, nguồn năng lượng sinh học lớn nhất ở Thuỵ Điển đến từ rừng (chiếm 63% diện tích lãnh thổ). 
Năng lượng từ hydro, nguồn năng lượng từ nhiên liệu ethanol (làm từ mía, ngũ cốc, củ cải đường…) cũng được chính phủ và xã hội quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra, năng lượng song nước, sóng biển, nhiệt năng từ đất, nước không khí, thân nhiệt của con người cũng được coi là các nguồn năng lượng tái tạo có giá trị. Các chuyên gia cho rằng, tuy những công nghệ này vẫn chưa phát triển mạnh ở thời điểm hiện tại nhưng đây có thể là lời giải của tương lai. 
Mới đây, tại Hội nghị Thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đặc biệt coi trọng và ủng hộ nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”. 
Tuy nhiên, là một quốc gia đang phát triển, việc triển khai các các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Không chỉ thiếu vắng hành lang pháp lý mà các nguồn lực cho việc triển khai các chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đều rất hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nền kinh tế nước nhà đang chịu thiệt hại nghiêm trọng. 
Dù vậy, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hoá thạch như một giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu đang là xu hướng của thế giới, mà Việt Nam không phải ngoại lệ. Mặc dù một nền kinh tế vì khí hậu vẫn còn là một còn đường dài đối với Việt Nam nhưng đây cũng là con đường tất yếu. Và Thụy Điển là một minh chứng cho thấy chúng ta có thể sinh sống và làm việc mà không cần phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. 
Đỗ Trang / Pháp luật Bốn phương

Đại sứ quán Anh thăm dự án điện mặt trời áp mái tại trường Đại học VinUni

Ngày 27/8, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward có chuyến thăm tới trường Đại học VinUni nhằm trao đổi về tiềm năng hợp tác giáo dục giữa trường Đại học VinUni và các trường Đại học tại Vương quốc Anh.
dai su quan anh tham du an dien mat troi ap mai tai truong dai hoc vinuni
Hệ thống điện mặt trời áp mái tại trường Đại học VinUni.
Trong chuyến thăm này, Đại sứ Anh Gareth Ward cũng đã có cơ hội thăm quan khuôn viên trường với cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến và đặc biệt là hệ thống điện mặt trời áp mái trên diện tích 1.000m2 với giải pháp công nghệ của Công ty UKSOL (Anh).
Trong chuyến thăm, Đại sứ Gareth Ward chia sẻ: “Tôi rất hào hứng khi lần đầu tiên được ghé thăm trường Đại học VinUni. Giáo dục đại học ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, bao gồm những hỗ trợ từ phía Vương quốc Anh. Tôi cũng rất vui mừng khi thấy khuôn viên xanh, thông minh và hiện đại của trường, trong đó phải kể đến hệ thống điện mặt trời áp mái của Công ty UKSOL – một trong những dự án đầu tiên của công ty tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng lên 20%. Những hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ là cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu đó”.
Đại sứ Anh Gareth Ward nhấn mạnh: “Vương quốc Anh giữ vững cam kết hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy một nền kinh tế các-bon thấp và sạch hơn. Trong vòng một thập kỷ qua, Anh đã giảm 29% lượng phát thải khí nhà kính. Trong hai năm nhiệm kỳ tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của năng lượng tái tạo, đặc biệt, công suất điện mặt trời tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2019. Vương quốc Anh tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển dịch hiệu quả sang sử dụng năng lượng tái tạo”.
Hệ thống điện mặt trời áp mái tại VinUni được hoàn thành vào tháng 11/2019, sử dụng 500 tấm năng lượng mặt trời của UKSOL.
TS. Lê Mai Lan - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni cho biết: “Sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo và phát triển nhân tài cho tương lai. Nhân tài với chúng tôi không chỉ là những người tài giỏi, mà trước hết là những người có ý thức với những vấn đề lớn của xã hội, thế giới. Vì vậy, từ năm 2017, chúng tôi đã làm việc với tổ chức Oxford Innovation thuộc Đại học Oxford để tư vấn cho VinUni làm sao có môi trường cơ sở vật chất hiện đại, xanh và thân thiện, góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên.
Nhờ tư vấn này, dù khuôn viên trường Đại học VinUni có tổng diện tích 23ha, nhưng mật độ xây dựng chỉ chiếm 16%, còn lại là sân vườn và cảnh quan. Thiết kế các lớp học và phòng chức năng cũng tràn ánh sáng để tiết kiệm điện. Ngoài ra, để tối ưu hóa nguồn năng lượng xanh, sạch, chúng tôi đã quyết định lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời với sản lượng điện trung bình mỗi ngày khoảng 600kWh. Lượng điện này gần đủ dùng cho toàn bộ các thiết bị lắp đặt trong tòa nhà thí nghiệm của VinUni. Đây cũng là một trong những nỗ lực của VinUni nói riêng và Tập đoàn Vingroup nói chung trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường”.
Thủy Thanh(TheoBaoxaydung.com.vn)

Thứ Năm, tháng 8 27, 2020

NREL Floats New Offshore Wind Cost Optimization Vision

wind

NREL Floats New Offshore Wind Cost Optimization Vision


The United States’ most plentiful offshore wind resource is found in waters so deep that floating platforms are needed to support the turbines—posing major challenges for offshore wind to deliver electricity at a commercial scale and competitive cost. In order for floating wind to become a viable marketplace technology, optimized designs, configurations, and operational practices need to be identified to achieve cost parity with fixed-bottom platform designs.
NREL Floats New Offshore Wind Cost Optimization Vision
Image by Josh Bauer, NREL
NREL researchers have outlined a new vision for lowering the cost of floating wind plants. Classic floating platform concepts that include spar (left), semisubmersible (center), and tension leg platforms (right) need to be optimized to achieve cost competitiveness
recent study by the U.S. Department of Energy’s National Renewable Energy Laboratory unveils a new strategic vision for floating offshore wind. Researchers identify barriers that must be overcome to bring down the overall cost of energy produced, then outline a vision for an integrated systems approach with the potential to significantly improve the market feasibility of floating wind plants.
“While we’ve made great progress with innovations related to individual components and tools, only a comprehensive systems-based approach can allow floating wind technology to fully mature in commercial markets,” said NREL Offshore Wind Platform Lead and study co-author Walt Musial. “A multidisciplinary effort makes it possible to simultaneously focus on a wide range of factors and then optimize designs to achieve a minimum system cost.”
Much of the 2,000 GWs of U.S. offshore wind domestic electricity-generating capacity is found near coastal population centers. More than 58% of this resource is located in water depths of 60 meters or greater, where the engineering challenges of fixed-bottom installations directly connected to the sea floor make them technically and/or economically infeasible. Floating platforms are needed to most effectively harness wind energy in these locations.
Detailed modeling by NREL researchers shows that needed cost reductions are unlikely to come from a single breakthrough invention, but will require the deliberate combination of design building blocks that span multiple disciplines—a complementary combination of innovations in technologies, design features, and installation and operational strategies.
To achieve this vision, the NREL approach uses a fully integrated systems-engineering and techno-economic design to capture the complex interactions among physics, manufacturing, installation, and operation of floating wind systems and identify optimal designs that dramatically reduce costs.
The current approach to offshore wind system design is iterative, with each company bringing to the table its own area of expertise and profit motive.
The NREL study examines the current state of floating offshore wind technology and highlights gaps in development and areas that could benefit from additional tools and innovation. Researchers looked at system components including turbines, platforms, moorings, and controls. They also reviewed plant-level factors, such as wake and array effects; manufacturing, installation, operation, and maintenance; grid integration; and environmental impact.
The study itemizes important experience-based engineering and operational considerations and describes the advantages of factoring them into design decisions to narrow the options for cost-effective designs. For instance, structures that can be towed to deep water locations for deployment and to shore for maintenance offer both logistic and economic benefits to operators. Designs that use this know-how and can be standardized for use in a wide range of ocean environments and ports promise greater economies of scale for manufacturers and more widespread adoption by industry.
Researchers also perceive that existing engineering-focused tools do not adequately factor in cost and systems design considerations, while systems engineering tools lack sufficient fidelity of the physics to capture all critical design drivers. To bridge this gap, DOE’s Advanced Research Projects Agency-Energy recently initiated a new program, Aerodynamic Turbines Lighter and Afloat with Nautical Technologies and Integrated Servo-control , to revolutionize floating offshore wind turbine design and design tools. NREL and its ATLANTIS collaborators from the University of Illinois Urbana-Champaign and Colorado State University are pursuing the vision put forth in the paper by creating the open source Wind Energy with Integrated Servo-control (WEIS) toolset to optimize floating offshore wind turbines.
Once system optimization tools are developed, they can be used to quantify the cost-benefit trade-offs of individual technologies and different system or industrial strategies. Researchers envision the study eventually feeding into a research program that includes optimization of whole systems—including entire wind plants and their supporting logistics—as well as trade-off and sensitivity studies related to substructure, anchoring, turbine, rotor, generator, controls, and materials innovations.

NREL’s proposed integrated systems design approach aims to help industry deploy cost-effective floating turbine systems by 2030.
Source : https://www.renewableenergymagazine.com/wind/nrel-floats-new-offshore-wind-cost-optimization-20200812

Thứ Hai, tháng 8 24, 2020

Bayern Munich vô địch Champions League 2020

Video YOUTUBE