C H Ú C M Ừ N G N Ă M M ỚI 2017
Hạnh Phúc An Khang Thịnh Vượng
H A P P Y N E W Y E A R
2017
H A P P Y N E W Y E A R
2017
All the Best Wishes for Happiness, Health & Prosperity in the New Year
1. Đường hầm Channel (Anh-Pháp): Nằm tại eo biển Dover, đường hầm dài 50,5 km này nối Anh và Pháp, mất 7 năm để hoàn thiện, với kinh phí lên tới hơn 7 tỷ USD. Đây được coi là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại, “kỳ công kiến trúc vĩ đại nhất của thế kỷ 20”.
2. Tháp CN (Ontario, Canada): Là một trong những công trình cao nhất thế giới (553 m), tháp cho du khách nhìn toàn cảnh thành phố và hồ Ontario. Công trình trị giá 47 triệu USD này là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới Canada.
3. Tòa nhà Empire State (New York, Mỹ): Với chi phí 40,9 triệu USD vào năm 1930 (tương đương 637 triệu USD theo tỷ giá hiện tại), đây là tòa nhà biểu tượng của nước Mỹ. Vào ngày đẹp trời, đứng từ đỉnh tháp, du khách có thể nhìn xa hơn 130 km, tới tận Connecticut và Pennsylvania. Vào buổi tối, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thành phố New York rực rỡ ánh đèn.
4. Cầu Cổng Vàng (California, Mỹ): Cây cầu dài 1.300 m nối thành phố San Francisco và hạt Marin mất 4 năm để hoàn tất, với chi phí 35 triệu USD. Đây được coi là một trong những cây cầu đẹp nhất và được chụp ảnh nhiều nhất thế giới.
5. Đập Itaipu (Brazil - Paraguay): Chắn ngang sông Paraná, con đập khổng lồ này cao tới 193 m, trải dài gần 8.000 m. Xây dựng trong 9 năm và tiêu tốn tới 19,6 tỷ USD, đập Itaipu được bình chọn vào danh sách 7 kỳ quan hiện đại năm 1994.
6. Hệ thống Delta/Zuiderzee (Hà Lan): Hệ thống đê chắn lũ lớn nhất thế giới này gồm các đê sông, đê biển kéo dài tới hàng chục nghìn km. Thời gian hoàn thiện hai dự án phi thường này kéo dài từ năm 1920 tới tháng 10/1997. Công trình trị giá 743 triệu USD này đã giúp bảo vệ Hà Lan khỏi mối lo bị biển xâm lấn, xứng đáng là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.
7. Kênh đào Panama (Panama): Mất 30 năm để hoàn tất, với chi phí lên tới 8,6 tỷ USD, kênh đào Panama là một trong những minh chứng ấn tượng nhất về sức mạnh của con người. Hơn 44.000 công nhân đã đào núi, lấp sông, xây dựng con kênh dài 77 km nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mở ra một trang mới trong lịch sử vận tải.
8. Tượng Chúa Cứu Thế (Brazil): Kiệt tác này được công nhận là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới vào năm 2007, với chi phí xây dựng là 3,3 triệu USD theo tỷ giá hiện tại. Bức tượng khổng lồ này nặng tới hơn 600 tấn, được đặt trên đỉnh Corcovado nhìn xuống thành phố Rio de Janeiro.
9. Đập Hoover (Arizona, Mỹ): Là một trong 7 kỳ quan của thế giới công nghiệp, đập Hoover trên sông Colorado được xây dựng từ năm 1931 tới năm 1936, tiêu tốn 836 triệu USD theo tỷ giá hiện tại.
10. Quần đảo Palm (Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất): Được tiến hành xây dựng từ năm 2001, quần đảo nhân tạo này thể hiện tham vọng cũng như tiềm lực của Dubai. Với chi phí ước tính khoảng 1,5 tỷ USD cho mỗi đảo, Palm trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.
14. Tháp Burj Khalifa (Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất): Hiện tại, Burj Khalifa là tòa tháp cao nhất thế giới (829,8 m), với nhiều kỷ lục như thang máy dài nhất, công trình nhiều tầng nhất, nhà hàng, đài quan sát và hộp đêm cao nhất. Tháp được xây dựng trong 5 năm, từ tháng 6 năm 2004, tiêu tốn 1,5 tỷ USD.
20. Trạm vũ trụ quốc tế: Với chi phí khổng lồ là 150 tỷ USD, trạm vũ trụ quốc tế có sức chứa 8 người. Bạn có thể chi 50 triệu USD để ở đây trong 10 ngày
(Ảnh internet)
Sáng 20-12 -2016 tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khánh thành công trình Thủy điện Lai Châu.
Dự án Thủy điện Lai Châu được khởi công ngày 5-1-2011, tổng mức đầu tư 35.700 tỷ đồng, là công trình thủy điện lớn thứ ba được xây dựng trên sông Đà (bậc thang trên của Thủy điện Sơn La, Hòa Bình), gồm ba tổ máy với tổng công suất 1.200MW, sản lượng điện trung bình hằng năm 4,692 tỷ kW giờ; dung tích hồ chứa 1,2 tỷ m3; lắp đặt hơn 38 nghìn tấn thiết bị các loại; có nhiệm vụ chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ
Đập bê-tông đầm lăn Thủy điện Lai Châu có khối lượng 1,886 triệu m3; chiều cao đập lớn nhất 137m, tốc độ thi công nâng đập theo chiều cao trung bình hơn 20m/tháng, lớn nhất 27,9m/tháng. Đây là một trong những đập có tốc độ nâng đập lớn nhất thế giới. Việc thi công bê-tông đầm lăn vượt tiến độ đã tạo điều kiện thi công sớm các hạng mục khác, do đó đã sớm tích nước hồ chứa đem lại hiệu ích phát điện cho Thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.
Thi công dự án thành phần xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu là Tổ hợp nhà thầu do Tổng công ty Sông Đà làm Tổng thầu gồm các nhà thầu thành viên: Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn. Đơn vị tư vấn giám sát phần xây dựng do Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La tự thực hiện có sự hỗ trợ của hãng Fichtner (Đức); đơn vị giám sát lắp đặt thiết bị là Công ty Thủy điện Sơn La.
Công trình ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của các cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành điện, lắp máy của Việt Nam; được các kỹ sư, công nhân Việt Nam tự chủ từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công xây lắp, đồng bộ thiết bị, giám sát, quản lý vận hành. Công trình hoàn thành sớm một năm so Nghị quyết của Quốc hội đồng nghĩa với việc cung cấp sớm hơn cho hệ thống điện quốc gia gần 4,7 tỷ kW giờ điện, làm lợi cho ngân sách Nhà nước khoảng 5.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung...
Tại buổi lễ, Bộ Xây dựng công bố quyết định công trình Nhà máy Thủy điện Lai Châu đạt Huy chương vàng Giải thưởng Công trình chất lượng cao năm 2016. Theo tính toán, trong giai đoạn 10 đến 20 năm tới, hằng năm chúng ta cần thiết phải bổ sung thêm từ 5.000 - 7.000 MW công suất nguồn điện mới.
(Tham khảo Internet)
|