e

Thứ Hai, tháng 12 30, 2013

Hiểu về Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

 Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.” (Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.)

Nói rằng tánh thật của các pháp tất cả đều do tâm tạo thành, có thể là trừu tượng và do đó có phần khó hiểu đối với một số người. Nhưng chính cái “trừu tượng và khó hiểu” này lại là một trong những điểm cốt tủy của đạo Phật, và cũng là phần giáo lý thiết thực nhất có thể mang lại sự giải thoát, an lạc ngay trong hiện tại cho những ai hiểu rõ, tin nhận và hành trì.
Tuy nhiên, nói là “trừu tượng và khó hiểu”, thật ra chỉ là đối với những ai mới tiếp xúc thoáng qua mà thôi. Nếu có một sự chiêm nghiệm sâu sắc, hầu như bất cứ ai cũng có thể nhận hiểu được ý nghĩa của lời dạy này, cho dù mức độ nhận hiểu và thực hành có thể là khác nhau ở mỗi người.

Có bao giờ bạn quan sát cuộc sống của những người mù? Đối với họ, ánh sáng, màu sắc, hình ảnh đều không còn có giá trị phân biệt gì nữa. Vì thế, ngày và đêm đối với họ là như nhau, sáng và tối không có gì khác, và hết thảy màu sắc, hình ảnh đều không còn được họ nhận biết. Và nếu là những người mù từ lúc mới sinh ra, thì những khái niệm về màu sắc, ánh sáng, hình ảnh đối với họ chính là những khái niệm không thể nắm bắt, hình dung được!

Tương tự như vậy, khi một người bị điếc thì mọi âm thanh cũng không còn có giá trị nhận biết, phân biệt. Bạn không thể bàn luận với người ấy về những âm thanh hay, dở, to, nhỏ… bởi vì đối với họ thì tất cả những tính chất ấy xem như không hiện hữu. 


--
Và nếu chúng ta truy xét đến tận cội nguồn của các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng sở dĩ mỗi giác quan ấy có thể hoạt động, giúp ta giao tiếp với các đối tượng tương ứng như hình sắc, âm thanh, mùi vị… đó là nhờ có một “năng lực nhận biết” bao trùm tất cả, hiểu được tất cả. Không có “năng lực nhận biết” này, người có mắt sáng cũng như mù, có tai cũng như điếc… bởi thật ra thì hết thảy các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều chỉ là những ứng dụng khác nhau của cái “năng lực nhận biết” đó. Điều này giải thích vì sao khi một người bị mù thì thính giác và xúc giác sẽ tự nhiên phát triển tốt hơn, giúp họ bù đắp lại phần nào khả năng giao tiếp với môi trường, chẳng hạn như để nhận biết đường đi, đối tượng…

Khi một người ngủ rất say, cho dù các giác quan của anh ta hoàn toàn bình thường, nhưng lúc đó anh ta sẽ không nhận biết được ánh sáng, âm thanh, mùi hương… ở quanh mình. Vì sao vậy? Vì các giác quan tuy vẫn bình thường, nhưng “năng lực nhận biết” của anh ta đang tạm thời không hiển lộ.

Như vậy, chính nhờ có năng lực nhận biết này mà chúng ta mới có thể vận dụng được các giác quan trong sự giao tiếp với môi trường. Khi mắt tiếp xúc với hình sắc, sự nhận biết này biểu hiện thành nhãn thức, hay cái biết của mắt. Khi tai tiếp xúc với âm thanh, sự nhận biết này biểu hiện thành nhĩ thức, hay cái biết của tai. Khi mũi tiếp xúc với mùi hương, sự nhận biết này biểu hiện thành tị thức, hay cái biết của mũi. Khi lưỡi tiếp xúc với vị nếm, sự nhận biết này biểu hiện thành thiệtthức, hay cái biết của lưỡi. Khi thân tiếp xúc, đụng cọ với mọi đối tượng mềm, cứng, trơn, nhám… sự nhận biết này biểu hiện thành thân thức, hay cái biết của thân, cũng gọi là xúc giác. Khi ý tiếp xúc với các ý tưởng, các pháp, sự nhận biết này biểu hiện thành ý thức, hay cái biết của ý.

Như vậy, sự biểu hiện của năng lực nhận biết ở sáu căn tạo thành sáu thức, và các đối tượng nhận biết như hình sắc, âm thanh, mùi hương… cho đến các đối tượng của ý được gọi chung là sáu trần.


Trong sáu thức vừa kể trên thì ý thức là đặc biệt nhất, bởi tính chất hoạt động của nó liên quan đến tất cả các thức kia. Chẳng hạn, khi mắt nhìn thấy các hình sắc thì hoạt động của nhãn thức chỉ đơn thuần là nhận biết hình sắc ấy mà thôi. Trên cơ sở sự nhận biết của nhãn thức, ý thức mới khởi lên sự phân biệt, đánh giá về đối tượng, chẳng hạn như xanh, đỏ, đẹp, xấu… Chính do nơi sự phân biệt, đánh giá của ý thức mà chúng ta mới hình thành những cảm xúc như sự ưa thích hay chán ghét… đối với đối tượđối với đối tượng.

Vì tính chất bao quát và quan trọng của ý thức, nên chúng ta rất dễ cho rằng ý thức chính là “ông chủ” của mọi hoạt động. Sự thật thì ý thức cũng chỉ là một trong sáu thức, và do đó cũng chỉ tồn tại trong mối quan hệ tương quan giữa căn
và trần như trên đã nói. Khi tách rời mọi đối tượng của ý, ta không thể hình dung được sự hoạt động của ý thức. Hơn nữa, ngay trong khi ý thức đang hoạt động, ta vẫn có thể nhận ra được một năng lực nhận biết có khả năng “nhận biết mọi hoạt động của ý thức”.

Để nhận rõ điều này, chúng ta chỉ cần ngồi yên trong một thời gian ngắn, tập trung sự chú ý quan sát của mình vào dòng tư tưởng, vào những ý nghĩ đang diễn ra trong nội tâm. Khi ấy, ta sẽ nhận ra rằng ngoài cái “tôi” đang tư duy, còn có một cái “tôi” có thể tách biệt ra và nhận thức được cái “tôi” đang tư duy kia.

Điều này thật ra có ý nghĩa gì? Chính là một bằng chứng cho thấy cái dòng tư tưởng thường ngày vẫn chi phối mọi hoạt động của chúng ta thật ra không phải do ý thức làm chủ. Ý thức cũng chỉ là một trong sáu thức, và vì thế, cũng tương tự như năm thức kia, nó chỉ hoạt động được là nhờ có một năng lực nhận biết biểu hiện ra ở nó.

Khi chúng ta chưa hiểu được điều này, chúng ta dễ dàng chấp nhận mọi sự thôi thúc, sai khiến do ý thức đưa ra, khiến cho năm thức còn lại đều phải chịu sự chi phối và sai khiến của nó. Sự chi phối và sai khiến ấy diễn ra như thế nào? Khi mắt (căn) tiếp xúc với hình sắc (trần) và sự thấy hình thành, ý thức lập tức nảysinh sự phân biệt và đánh giá về đối tượng, phân loại đó là đẹp hay xấu, đáng yêu hay dễ ghét… Do nơi sự phân biệt và đánh giá của ý thức, sự nhận biết của nhãn thức liền không còn đơn thuần chỉ là nhận biết nữa, mà nảy sinh sự mê đắm hoặc chán ghét đối với từng đối tượng. Từ đó, chúng ta bắt đầu có sự say mê, yêu thích, chạy theo những hình sắc xinh đẹp, thích ý, và chê chán những hình sắc xấu xí, thô thiển…

 Như vậy, bản thân đối tượng vốn không có những thuộc tính như đáng yêu hay đáng ghét, nhưng qua sự chi phối và sai khiến của ý thức, chúng ta mới rơi vào sự mê đắm hình sắc.
Tương tự, với các đối tượng khác như âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, những xúc chạm của thân thể, sự mê đắm của chúng ta đều được hình thành theo cách đó. Trong kinh thường gọi sáu thức là sáu tên giặc (lục tặc), chính là do ý nghĩa này. Và những ai chấp nhận sự chi phối, sai khiến, buông thả sáu căn chạy theo sáu trần được gọi là “nhận giặc làm con” (nhận tặc vi tử). Bởi chính do nơi đây mà chúng ta thực hiện tất cả mọi hành vi tạo tác các nghiệp thiện ác, chính do nơi đây mà chúng ta mê đắm không nhận ra được bản chất thực sự của đời sống.
Nhưng cũng có thể nói rằng việc kết tội sáu thức là có phần nào oan uổng. Bởi chính sự mê đắm, chạy theo trần cảnh mới là thủ phạm thôi thúc, xúi giục chúng ta tạo nghiệp. Còn bản thân sự nhận biết sáng suốt của sáu thức vốn dĩ không có gì sai trái! Chính là khi hiểu được điều này, ta mới có thể ngay tức thời dừng lại mọi cuộc săn đuổi của sáu thức, buông bỏ mọi đối tượng thuộc về trần cảnh; và ngay khi đó sáu thức trở thành sáng suốt, trong sạch, đồng một thể tánh với cái năng lực nhận biết đã hiển lộ ở nơi chúng. Hay nói khác đi, sáu thức vốn không thực có, mà chỉ là sự biểu hiện của một sự sáng suốt duy nhất mà thôi!

Vì thế, khi chúng ta mê đắm một đối tượng nào đó thì sự mê đắm ấy là ở nơi ta chứ không phải là thuộc tính của đối tượng. Và cuộc sống của chúng ta thông thường là sự tiếp nối của vô số những đối tượng làm ta mê đắm, nên việc nhận biết được điều này là cực kỳ quan trọng, vì nó có thể giải thoát chúng ta ra khỏi sợi dây ràng buộc từ muôn kiếp, giúp ta trở thành người tự do, tự tại!

Điều này giải thích vì sao một đối tượng có thể làm cho người nào đó say mê đến điên cuồng nhưng lại chẳng có sức cuốn hút nào đối với một người khác. Bởi vì sự say mê đó vốn dĩ hoàn toàn không phải là thuộc tính của đối tượng.
Đến đây, chúng ta có thể nhận ra được rằng, đối với mỗi người thì sự hiện hữu của cả thế giới này vốn dĩ chỉ có thể có được nhờ vào năng lực nhận biết. Không có cái “biết” của ta thì thế giới này xem như không hiện hữu đối với ta, cũng như hình sắc không hiện hữu đối với người mù, âm thanh không hiện hữu đối với người điếc…

Rất có thể bạn sẽ thấy có phần khó hiểu ở điểm này. Người mù không nhận biết hình sắc, nhưng hình sắc vẫn tồn tại đấy thôi! Người điếc không nhận biết âm thanh, nhưng đâu phải vì thế mà âm thanh không hiện hữu? Tương tự, bạn có thể nghĩ rằng, cho dù bản thân ta có “biết” hay “không biết” thì thế giới này vẫn đang hiện hữu chứ không thể vì thế mà biến mất!

Vấn đề ở đây là, chúng ta đang nói đến sự hiện hữu “đối với” chúng ta, không phải đối với những người khác. Đúng là hình sắc vẫn tồn tại, cho dù một người mù không nhận biết được. Nhưng bạn hãy thử suy nghĩ xem, đối với một người bị mù từ lúc mới sinh ra, cho dù thế giới này có hàng tỷ người sáng mắt, liệu có thể nào làm cho người mù ấy hiểu được thế nào là “màu đỏ” hay chăng? Vậy đối với người mù ấy, màu đỏ có hiện hữu hay chăng?
Tương tự, cho dù thế giới mà ta đang sống có vẻ như vẫn luôn hiện hữu bất chấp sự nhận biết hay không của ta, nhưng thật ra thì sự hiện hữu ấy chỉ có giá trị đối với ta một khi ta nhận biết được nó. Và do đó, tính chất thật sự của thế giới ấy bao giờ cũng do chính bản tâm ta tạo ra.

Khi một đức Phật thành đạo, cả thế giới trở nên trang nghiêm thanh tịnh. Tuy nhiên, đối với những chúng sinh còn mê tối thì thế giới vẫn đầy dẫy những điều cấu uế, bất tịnh. Trong kinh Duy-ma-cật, Phật bảo ngài Xá-lỵ-phất rằng:

“Xá-lỵ-phất! Do tội của chúng sinh, nên họ chẳng thấy quốc độ của Như Lai trang nghiêm thanh tịnh, chẳng phải lỗi của Như Lai. Xá-lỵ-phất! Cõi thế giới này của ta là thanh tịnh, nhưng ngươi chẳng thấy được như vậy.”

Và ý nghĩa này được tóm gọn vào một câu cũng trong kinh Duy-ma-cật: “Tùy tâm thanh tịnh, ắt cõi Phật thanh tịnh.” (Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh.)

Cõi Phật ở đây chính là thế giới mà mỗi chúng ta đang cảm nhận, nhìn thấy trong đời sống. Một khi tâm thức ta được thanh tịnh, thế giới ấy sẽ được thanh tịnh. Như vậy, rõ ràng là “thanh tịnh” hay “bất tịnh” đều không phải là những thuộc tính vốn có của thế giới. Những tính chất ấy đều do nơi tâm thức của ta mà có. Và chính do đây mà chúng ta có thể hiểu được thế nào là “nhất thiết duy tâm tạo”.
Và cái “tâm” mà chúng ta đang nói đến thật ra không phải là gì khác mà chính là cái năng lực nhận biết sáng suốt đã hiển lộ qua sáu căn thành sáu thức. Trong nhiều kinh sách, cái gọi là “năng lực nhận biết” này được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau, đơn giản chỉ là vì không một tên gọi nào có thể được xem là hoàn toàn nói rõ được nó, mà tất cả đều chỉ được tạm dùng trong những trường hợp nhất định để mô tả về một điều vốn thật ra là chỉ có thể nhận hiểu mà không thể mô tả được. Những tên gọi khác nhau ấy có thể là “cái biết”, có thể là “chân như”, có thể là “thật tánh”, có thể là “chân tâm”, có thể là “chân tánh”… và rất nhiều tên gọi khác nữa. Tuy nhiên, dù gọi bằng bất cứ tên gọi nào, điều đó cũng không quan trọng. Vấn đề quan trọng nhất chính là nhận biết và tách rời được nó ra khỏi ý thức hư vọng vốn luôn là cái bóng của pháp trần. Và khi chúng ta có thể làm được điều đó, thì ngay chính ý thức tự nó cũng không còn tồn tại, mà sẽ trở thành sự hiển lộ sáng suốt của chân tâm.

Sự phân biệt giữa ý thức hư vọng và chân tâm chính là giới hạn mà khoa học chưa thể vượt qua. Bởi vì mỗi sự nhận biết của giác quan đều có một “trú xứ” cụ thể, chẳng hạn như sự nhận biết của mắt hay nhãn thức nằm ở mắt, sự nhận biết của tai hay nhĩ thức nằm ở tai… Cho đến sự nhận biết của ý hay ý thức vẫn được xem là nằm ở bộ óc. Trong khi đó, năng lực nhận biết hay chân tâm mà chúng ta vừa đề cập đến quả thật không có một “trú xứ” nhất định, nhưng đồng thời mắt, tai, mũi, lưỡi… lại đều có thể xem là trú xứ của nó, bởi đó chính là sự hiển lộ của nó chứ không phải là gì khác.

Nguyên Minh

Thứ Bảy, tháng 12 28, 2013

CHRISTMAS ARROUND THE WORLD

Thứ Năm, tháng 12 26, 2013

Largest solar power plant in Japan, operational

Largest solar power plant in Japan, operational
The 70MW Kagoshima Nanatsujima Mega Solar Power Plant (Photo: Business Wire)
A 70 megawatt-solar power plant is now delivering clean energy to the grid in Kagoshima Prefecture, southern Japan.
Kyocera Corporation has announced that the Kagoshima Nanatsujima Mega Solar Power Plant went online on November 1.
Said to be one of Japan’s largest solar power plants, the Kagoshima installation is a 27 billion yen ($345 million) project involving seven investment companies in Japan (see related story).
A new company, the Kagoshima Mega Solar Power Corporation, was established by these investors to facilitate the construction of the plant in Kagoshima City. The company will also continue to operate the plant and will sell the power generated to a local utility under Japan’s feed-in-tariff program.
The Kyocera Group is the largest shareholder in the new company and was responsible for supplying the 290,000 solar panels used in the project. Kyocera will also be in charge of the maintenance of the system.
Aside from providing clean and renewable energy, the Kagoshima solar project will also provide an opportunity for educating the public about solar energy.

A tour facility has been built adjacent to the solar power plant with a circular viewing room from which visitors can observe the operations from an elevated vantage point. Display zones around the facility will provide information about environmental issues and the science behind photovoltaic energy generation.
With this facility, all parties involved hope to foster a deeper understanding of renewable energy and further facilitate Japan’s growth into a low-carbon society.
The Japanese government has been actively encouraging the development of their renewable energy capacity with the launch of a restructured FIT program in July 2012.
To encourage the development of solar power projects, the FIT program stipulates that local utilities are required to purchase 100 percent of the power generated from solar installations of more than 10 kilowatts for a period of 20 years.
The FIT program, which offers some of the worlds most favorable rates for solar, will help drive the Japanese photovoltaic sector in the years to come. According to IMS Research, the country is looking at adding over 5 gigawatts of solar capacity this year alone (see related story), spurring it to become among the world’s largest solar markets. – EcoSeed Staff

Thứ Ba, tháng 12 24, 2013

Merry Christmas 2013



JINGLE BELLS

Chủ Nhật, tháng 12 22, 2013

Việt Nam tuyệt đẹp qua ống kính


Nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh một đất nước tươi đẹp, năng động đầy tiềm năng đến thế hệ trẻ Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bạn bè Quốc tế, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp cùng Hiệp Hội Internet Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh Khoảnh khắc Việt Nam với thông điệp “Mỗi công dân một bức ảnh thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và đất nước”, đồng thời vận động xây dựng Kho dữ liệu số lưu giữ 10 triệu khoảnh khắc đẹp nhất về Việt Nam – Đất Nước – Con người.

Hương Trà 

(Theo yume)

Thứ Ba, tháng 12 17, 2013

Vườn hoa diệu kỳ DUBAI


Trong chuyến công tác đến DUBAI năm vừa qua tôi đã tận mắt nhìn thấy những công trình kiến trúc kỳ vĩ và hiện đại của đất nước Ả Rập giầu có này. Dubai  là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập. Trong cả nước, Dubai là tiểu vương quốc có dân số đông nhất và diện tích lớn đứng nhì sau Abu Dhabi. Dubai và Abu Dhabi là hai tiểu vương quốc duy nhất có quyền phủ quyết những vấn đề chủ chốt mang tầm quan trọng quốc gia trong cơ quan lập pháp của đất nước.
 Dubai được biết đến từ  năm 1095, đến đầu thế kỷ 20, Dubai trở thành một cảng chủ chốt. Vào năm 1966, năm dầu khí được phát hiện ra,nền kinh tế dầu khí du nhập vào vương quốc này một lượng nhân công nước ngoài khổng lồ, và nhanh chóng bành trướng thành phố này lên 300% kèm theo việc thu về những lợi nhuận dầu khí quốc tế. Vương quốc Dubai hiện đại đã hình thành sau khi Vương quốc Anh rời khỏi khu vực này vào năm 1971. Vào thời điểm này, Dubai cùng với Abu Dhabi và bốn tiểu vương quốc khác đã tạo nên Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. 
+ Dân số: 2,106 triệu (Năm 2013)
+ Diện tích: 4.114 km²
+Tổng Sản phẩm Quốc nội: 82,11 tỷ USD (Năm 2008)
Ngày nay, Dubai đã nổi lên như một thành phố toàn cầu và một trung tâm kinh tế. Mặc dù nền kinh tế của Dubai được xây dựng dựa theo khuôn mẫu chung hiện tại của UAE là dựa vào ngành công nghiệp dầu khí, nhưng tương tự như các quốc gia phương Tây khác, mô hình kinh doanh của vương quốc này với  doanh thu chính của Dubai chủ yếu là từ du lịch, các dịch vụ tài chính và bất động sản.Gần đây, Dubai đã thu hút sự chú ý của thế giới thông qua các dự án xây dựng đổi mới có tính sáng tạo và những sự kiện thể thao lớn. Thành phố biển Dubai được đánh giá là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, là trung tâm hàng không của khu vực. Ngoài ra còn là một thành phố quốc tế, thể thao, khách sạn, du lịch,
Có rất nhiều công trình xây dựng tầm cỡ thế giới và những tòa nhà chọc trời  lung linh tỏa sáng suốt đêm thu hút du khách về vẻ đẹp của phong cách kiến trúc hiện đại của đất nước giầu có này.

 
Trong đó phải nói đến Burj Al Arab là khách sạn xa hoa nhất Dubai được gán mác 7 sao với rất nhiều kỷ lục, như tổng chi phí xây dựng 1,6 tỷ USD, giá phòng một đêm lên tới 18.000 USD.
 
 

Hành trình tiếp theo là một trung tâm nổi tiếng với nhiều kỷ lục thế giới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới - Tòa Buji Khalifa cao 828m, chụp hình lưu niệm tại đảo Cọ Palm Jumeirah - một đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Khám phá sa mạc Safari bằng xe trượt đặc chủng, cưỡi lạc đà, thưởng thức những điệu múa bụng Belly truyền thống của Ả Rập.
2.jpg

 
Nhưng có lẽ rất ít du khách có thể vào tham quan tận nơi những chỗ sang trọng này vì sự đắt đỏ và chi phí cao.Riêng Vườn hoa rực rỡ vào cỡ lớn nhất thế giới Dubai Miracle Garden du khách dễ vào tham quan hơn, công trình khổng lồ mang tên Vườn hoa diệu kỳ Dubai. Là vườn hoa tự nhiên lớn nhất thế giới, công trình rộng 72.000 m2 này có tới hơn 45 triệu loài hoa.Khu vườn sẽ phải đóng cửa trong những tháng hè nóng như thiêu đốt tại Dubai. Nhiệt độ trung bình tại đây có thể lên tới khoảng 40 độ C từ tháng 6 tới tháng 9.Mỗi khu vực trong vườn hoa đều có những tạo hình khác nhau, từ hình trái tim,ngôi sao, cho tới kim tự tháp.....Tạo hình những bông hoa sẽ được thay đổi theo từng mùa để những du khách khi muốn quay trở lại sẽ có được những trải nghiệm mới. Có ít nhất 45 màu sắc tự nhiên được tìm thấy trong vườn hoa này. Trong khuôn viên của Miracle Garden, có khoảng hơn 4 km  đường đi bộ.

Sau đây chúng ta cùng xem video clip về Dubai Miracle Garden ( của Youtube)

Thứ Bảy, tháng 12 14, 2013

Biểu diễn ánh sáng 3D tại Dinh Thống Nhất


 Tối qua 13/12/2013, người dân Sài Gòn đứng nghẹt các tuyến đường quanh Dinh Thống Nhất để xem đại tiệc ánh sáng và hiệu ứng âm thanh do các nghệ sĩ Pháp dùng công nghệ 3D mapping trình diễn nhân dịp bế mạc năm Pháp tại Việt Nam, các kỹ sư, nghệ sĩ hình ảnh nhóm Spectaculares, Allumeurs d’images đề xuất vinh danh kiến trúc Dinh Thống Nhất thông qua màn trình chiếu hình ảnh kích cỡ lớn. Mục đích là tôn vinh những di sản kiến trúc xưa và nay thông qua các hình ảnh kích cỡ lớn, nhấn mạnh từng đường nét, chi tiết.
Tác phẩm trình chiếu ánh sáng có tên là : "Les allumeurs d'image" do đạo điễn sáng tạo Philippe Bouler , âm nhạc do IzOrel và Lê Cát Trọng Lý thực hiện

Nữ ca sĩ : LỆ QUYÊN

 
Lệ Quyên tên thật là Vũ Lệ Quyên, là ca sĩ dòng nhạc nhẹ của Việt Nam. Cô được biết đến sau khi phát hành album nhạc nhẹ "Giấc mơ có thật ", album đã đưa Lệ Quyên trở thành một nữ ca sĩ trẻ có triển vọng của làng âm nhạc Việt Nam. Sinh ngày 02 tháng tư, năm 1981 Lệ Quyên từng là một trong những ca sĩ đình đám ở Hà thành. Tên tuổi của cô bắt đầu được chú ý tới từ năm 2002, khi Lệ Quyên được chọn làm người thể hiện ca khúc của nhà tài trợ cho SEA Games. Từ bước ngoặt này, chỉ ba năm sau, những Giấc mơ có thật, Thôi đừng chiêm bao, hay Hãy trả lời em... của Lệ Quyên đã làm mưa làm gió làng nhạc Việt và những người yêu ca hát suốt một thời gian dài. Hiện nay cô sinh sống và lập nghiệp ở Sài Gòn là chủ và ca sĩ chính  của Phòng Trà Không tên 
20h, ngày 07/12/2013, tại Nhà hát Hòa Bình (Tp. Hồ Chí Minh) và ngày 14/12/2013 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia (Hà Nội), diễn ra chương trình ca nhạc đặc biệt mang tên  Q show kỷ niệm 15 năm ca hát của Lệ Quyên.Chương trình đã thành công với nhiều thể loại ca khúc : trữ tình, dân gian, hiện đại....  đã thu hút được nhiều cảm tình của khán thính giả trong nước.
Dưới đây chúng ta cùng thưởng thức ca khúc "Biển Cạn " do Lệ Quyên hát và nghe Tuyển tập các ca khúc hay của Lệ Quyên

Thứ Năm, tháng 12 12, 2013

Khai mạc Sea Games lần thứ 27

     


SEA Games 27 đã chính thức khai mạc tối 11/12/2013 tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Wunna Theikdi Sports (Nay Pyi Taw). Các tiết mục đặc sắc và ấn tượng do hơn 8 ngàn diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên trình diễn. Buổi lễ với sự bảo vệ nghiêm ngặt của hơn 20 ngàn nhân viên lực lượng an ninh, cảnh sát và quân đội. Tham gia diễu hành tại buổi lễ khai mạc, Đoàn Việt Nam có 120 thành viên. Cầm cờ cho Đoàn Việt Nam là kình ngư Hoàng Quý Phước

9-9557-1386783314.jpg

 Sau đây là toàn cảnh lễ khai mạc SEA GAMES lần thứ 27 tại Myanmar ( video Youtube)

Thứ Tư, tháng 12 11, 2013

Đông Tây " gặp gỡ”

          (Dân trí) - Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
          Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
           “Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
          Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
 Cách thể hiện ý kiến cá nhân:
          Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống:
          Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. 
          Vấn đề đúng giờ:
          Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.


   Cấp trên:
          Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
 

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội:

          Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

          Cách thể hiện cảm xúc:
          Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”..

         
          Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
 
  Nhìn nhận về bản thân: 
  Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.

Đường phố ngày cuối tuần:
          Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.       

     

          Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

          Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.

          Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.

          Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

          Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.

          Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.


          Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
 
Các bữa ăn trong ngày:
          Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.

Phương tiện di chuyển:
          Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
  
Cuộc sống của người già:
          Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp:
          Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.        
Ẩm thực sành điệu:
          Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.

          Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
          Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

          Bích Ngọc
          Theo Bored Panda