e

Thứ Tư, tháng 10 30, 2019

Why Does the Bioeconomy Matter for Utilities?

bioregio.PNG

Why Does the Bioeconomy Matter for Utilities?

Bioeconomy or biobased economy, as well as circular economy, provide sustainable solutions for the future.
Climate change, population growth and the need for resources have become an increasing concern all over the world. At the same time, bioeconomy or biobased economy, as well as circular economy, provide sustainable solutions for the future. The utilisation of renewable biomass will reduce our dependence on fossil resources and prevent biodiversity loss, and at the same time, create economic growth and jobs.
The ‘bioeconomy’ relies on renewable natural resources (e.g., plants, crops and animals) to produce food, feed, products, materials, energy and services. The bioeconomy includes a wide range of sectors: traditional ones, for example, include agriculture, forestry, fisheries, pulp and paper production. Also, novel bioeconomy sectors, such as the chemical, biotechnology and energy industries, contribute increasingly to overall bioeconomic production.
Circularity in bio-based systems
When discussing the concept of bioeconomy in a wider perspective, also circular economy enters the scene. The circular economy means an economic system where waste is minimized and resources are used effectively. The circular economy includes reuse, sharing, repair, refurbishment, remanufacturing, and recycling to create closed systems.
When combining bioeconomy and circular economy, the most is gotten out of these two brilliant concepts. A circular and more bio-based economy provides innovative solutions for enabling sustainable way of living. To support a sustainable future, the links between the bioeconomy and circular economy should be twinned together. In this, the role of close cooperation between the business sector, and research and innovation for developing sustainable bioeconomy solutions, is in a key position.
A central concept in bio-based circular economy is also the use of leftovers or residuals as raw material. This is called as industrial symbiosis, an industrial ecosystem where unused resources or leftovers of one company are utilised by another. This results in mutual economic, social and environmental benefits.
To develop a successful and sustainable bioeconomy, a strategic cross-sectoral approach is necessary. However, due to the concept's wide scope and differing international approaches, to fully understand and utilize the bioeconomy is challenging.
Examples of bio-based circular economy
In order to share the knowledge and success stories of bio-based circular economy, the BIOREGIO project ‘Regional circular economy models and best available technologies for biological streams’ (2017-2021) has gathered examples from different corners of Europe. In this project, funded by the Interreg Europe program, good practices of technologies and cooperation models are transferred between six European regions. Based on the knowledge exchange, all regions develop their strategies in supporting the bio-based circular economy even more in the future. Some outstanding examples of good practices are presented below.
Decentralized power from organic materials
In Thessaloniki, Greece, a small-scale bio-based power generator for converting organic residues into electric power and heat has been developed. BIO2CHP combines two well-known technologies, gasification and gas engines. An automated control system operates the energy production and produces energy at a price three-four times lower than the grid currently available in Greece. Several materials have been tested for operation in real-life conditions: grape pomace, peach kernels, olive kernels and almond shells. The system is built inside a container and operates at a standalone mode.
Xylitol from oat mill side streams
A recent innovation from the Päijät-Häme region in Finland comprises of xylitol production from oat hulls. The food company Fazer has initiated a production line utilising the side streams of its own oat mill. Until now, the hulls have been used in energy production or as feed for animals. However, oat hulls contain xylose that can be used to manufacture xylitol. Through this new process resource utilisation is maximized when all parts of oat are used. Right now, the new xylitol manufacture plant is being built next to the oat mill, in order to minimise the need for transport. The xylitol production will begin in 2020.
Bio-herbicide to benefit the environment
In Spain, Castilla-La Mancha, a bio-herbicide from lignocellulosic waste, wood vinegar, has been developed to replace the glyphosate. Glyphosate is chemical pesticide, which has been forbidden in some countries and, for example, some municipalities have limited its use in public parks due to serious effects on human health and environment. Currently, a good chemical substitute does not exist.
Wood vinegar is obtained through condensation of gases produced in thermal treatment of lignocellulosic waste. It consists mainly of water and organic compounds were acetic acid is the major component. The product is innovative because of its benefits to the environment and safety for human health.
Strong potential of new emerging sectors
Supporting sustainability is one of the key issues in developing the future bioeconomy. To be successful, the bioeconomy has to be sustainable and based on circular economy principles. Currently, traditional bioeconomy sectors like food, wood, fish and waters as well as fuel and energy are best known and considered more relevant than other bioeconomy industries. At the same time, there is an increasing potential for new sectors, such as textiles and pharmaceuticals. The opportunities of these bioeconomy sectors should be taken seriously, by both business and decision-makers.
Education, research and innovation play key roles when transformative and sustainable improvements are developed. To comprehensively support the bioeconomy and release its full potential, different sectors and actors need new dynamics and ability to see the connections.
Source : www.tdworld.com
References
Interreg Europe 2019a. Regional circular economy models and best available technologies for biological streams. https://www.interregeurope.eu/bioregio/
Interreg Europe 2019b. Good practice: Xylitol from oat mill sidestreams. https://www.interregeurope.eu/policylearning/good-practices/item/2523/xylitol-from-oat-mill-sidestreams/
Interreg Europe 2019c. Good practice: Use of organic residues for energy production. https://www.interregeurope.eu/policylearning/good-practices/item/1336/use-of-organic-residues-for-energy-production/
Interreg Europe 2019d. Good practice: Wood vinegar as a natural bio-herbicide. https://www.interregeurope.eu/policylearning/good-practices/item/2419/wood-vinegar-as-a-natural-bio-herbicide/
McCormick, K. & Kautto, N. 2013. “The bioeconomy in Europe: An overview’, Sustainability, 5, 2589-2608; doi:10.3390/su5062589
Vanhamaki, S., Schneider. G. & Manskinen, K. 2019. Perspectives on Sustainable Bioeconomy in the Baltic Sea Region. International Journal of Economics and Management Engineering, 13:4. https://waset.org/publications/10010282/perspectives-on-sustainable-bioeconomy-in-the-baltic-sea-region
Vanhamäki, S., Medkova, K., Malamakis, A., Marisova, E., Huisman, D, Moussiopoulos, N. 2019.: Bio-based Circular Economy in European National and Regional Strategies. International Journal of Sustainable Development and Planning, 14:1, 31–43. https://doi.org/10.2495/SDP-V14-N1-31-43

Thứ Bảy, tháng 10 26, 2019

The Sound of MUSIC



VÌ SAO NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LÀ SẠCH NHƯNG PIN MẶT TRỜI LẠI RẤT ĐỘC HẠI?

Những năm gần đây, điện năng lượng mặt trời tạo được sức hút lớn và có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong 2 đến 3 thập kỷ nữa, khi những tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn thì vấn đề môi trường lại đặt ra một dấu hỏi lớn.
Pin năng lượng mặt trời không 'sạch' như nhiều người nghĩ
Điện năng thu được từ mặt trời đúng là năng lượng 'sạch' nhưng những tấm pin mặt trời thì lại không sạch như nhiều người nghĩ. Theo các nhà khoa học, việc sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời làm tăng đáng kể khí thải nitơ trifluoride (NF3), độc hại gấp 17.200 lần so với carbon dioxide (CO2) nếu tính theo chu kỳ 100 năm. Khí thải NF3 đã tăng tới 1.057% trong vòng 25 năm qua. Trong quãng thời gian đó, lượng khí thải CO2 chỉ tăng khoảng 5% ở Mỹ.
Ở một vấn đề khác, cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết các tấm pin năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ từ 20 - 30 năm, mất dần năng suất theo thời gian và rất khó tiêu hủy. IRENA cũng ước tính cuối năm 2016 thế giới có 250.000 tấn pin năng lượng mặt trời hết hạn và trở thành rác thải. Dự kiến đến năm 2050 số rác thải từ loại vật liệu này sẽ đạt đến con số 78 triệu tấn. Cần phải biết rằng, các tấm pin năng lượng mặt trời có chứa chì, cadmium và một số chất độc hại khác có thể gây ung thư.
Quá trình xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng là không thể đốt bởi sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tại một số quốc gia đang phát triển, người ta thường đốt chúng để lấy phần dây đồng rồi bán lại. Quá trình này sẽ phải đốt cháy nhựa, gây ra khói chứa chất độc hại sẽ khiến có người có khả năng bị ung thư hoặc dị tật bẩm sinh khi hít phải.
Vào tháng 11/2016, Bộ Môi trường Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo rằng lượng chất thải từ các tấm pin năng lượng mặt trời mà nước này sản sinh ra mỗi năm có khả năng tăng từ 10.000 đến 800.000 tấn vào năm 2040. Cơ quan này cũng cho biết Nhật Bản không có kế hoạch xử lý an toàn với lượng rác thải sinh ra này. Một báo cáo khác cũng đến từ Nhật Bản cho biết đến 2034, sản lượng chất thải từ pin mặt trời sẽ lớn hơn gấp khoảng 70 - 80 lần so với năm 2020.
Trung Quốc hiện tại đang là đất nước có nhiều nhà máy năng lượng mặt trời nhất thế giới. Thậm chí, số tấm pin mặt trời ở nước này cũng gấp đôi của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc không có kế hoạch xử lý lượng rác thải mà các tấm pin cũ hết hạn sản sinh ra trong 20 - 30 năm nữa. Các số liệu thống kê chỉ ra vào năm 2050, quốc gia đông dân nhất thế giới có thể sẽ có tới 20 triệu tấn chất thải từ pin mặt trời - gấp 2.000 lần trọng lượng tháp Eiffel.
Thậm chí việc pin mặt trời biến thành rác thải cũng không cần phải đợi đến khi chúng hết hạn mà có thể đến ngay từ yếu tố thời tiết. Vào năm 2015, một cơn lốc xoáy đã phá hủy 200.000 mô-đun năng lượng mặt trời tại công ty năng lượng mặt trời ở California. Không lâu sau đó, một cơn bão lớn đã khiến trang trại điện mặt trời rất lớn - nơi tạo ra 40% điện năng cho Puerto Rico bị hư hại nghiêm trọng.
Một số nhà khoa học còn cho rằng, rác thải của pin năng lượng mặt trời khi hết hạn còn khó xử lý hơn rác thải của điện hạt nhân. Họ đặt giả thuyết trong 25 năm tới điện mặt trời sản xuất ra lượng điện năng bằng với điện hạt nhân của năm 2016. Khi đó, nếu xếp lượng rác thải sinh ra vào một sân bóng đá thì rác thải của năng lượng mặt trời sẽ cao tới khoảng 16.000 mét (gấp đôi chiều cao của đỉnh Everest) trong khi rác thải của điện hạt nhân chỉ cao khoảng 53 mét.
Rất khó xử lý chất thải từ pin năng lượng mặt trời
Một báo cáo khoa học chỉ ra rằng các tấm pin năng lượng mặt trời có sử dụng kim loại nặng như chì, crom (chromium) hay cadimi (Cadmium) rất độc hại cho con người và môi trường. Những rủi ro từ chất thải hạt nhân là không thể bàn cãi nhưng có thể chuẩn bị trước để ứng phó còn rủi ro từ chất thải năng lượng mặt trời thì đến nay gần như vẫn chưa có phương pháp nào thực sự thiết thực. Đồng thời, các chất có hại trong tấm pin năng lượng mặt trời có thể tồn tại trong môi trường trong khoảng thời gian rất dài, việc lưu trữ chúng trong các bãi rác sẽ gây ô nhiễm cho toàn bộ khu vực.
Cùng với đó, quá trình sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời thường sử dụng một số chất liệu nguy hiểm như axit sunphua và khí phosphine độc hại. Điều này khiến việc tái chế chúng là rất khó khăn. Và kể cả khi tái chế được thì chi phí bỏ ra cũng thường cao hơn giá trị kinh tế mà chúng mang lại. Thậm chí gần đây có tin đồn rằng một số nước phát triển đang bán lại các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng với giá rẻ cho các nước đang phát triển dù rằng năng suất thu được điện năng của chúng là khá thấp.
Trả lời báo Phapluatnet trong thời gian gần đây, ông Phan Trọng Khang, Quản lý các dự án điện mặt trời tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (EVN), cho biết: 'Khi chúng ta không dùng pin mặt trời nữa thì buộc phải chôn xuống đất. Khu vực chôn chắc chắn sẽ không trồng trọt cây trái được, "phải mất thêm phần diện tích đất cho xử lý việc này'.
Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới lại khuyến cáo rằng việc chôn các tấm pin mặt trời có thể khiến các chất độc hại ngấm vào đất, gây ra vấn đề nghiêm trọng với nguồn nước uống.
Việt Nam mới phát triển điện năng lượng mặt trời nhưng một số nước phát triển đã sử dụng công nghệ này từ lâu và hiện đang đau đầu với bài toán rác thải từ chúng. Tái chế gần như là cách hiệu quả nhất nhưng lại vấp phải vấn đề từ chi phí. Hiện tại Mỹ có bang Washington là nơi duy nhất yêu cầu nhà sản xuất pin mặt trời phải có quy trình cho việc tái chế. Tuy nhiên, chính quyền bang lại không phân bổ tài chính cho việc này khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn.
TheoVNreview.vn

Thứ Sáu, tháng 10 25, 2019

Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất châu Âu

Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất châu Âu

PHÁP47.000 tấm pin quang điện được lắp đặt trên mặt hồ tại Vaucluse giúp nhà máy điện đạt công suất 17 MW cung cấp năng lượng cho gần 5.000 hộ dân.
(VNexpress)
BTV: Thùy Ngân

Thứ Năm, tháng 10 24, 2019

Hánh trình chở siêu cánh tuabin gió lên đỉnh núi

Kết quả hình ảnh cho ảnh cánh tuabin gió

Video :Zing

Nhà máy điện gió Phương Mai 3 – Quy Nhơn

Nhà máy điện gió Phương Mai 3 – Quy Nhơn: Vinh quang thuộc về những người đúng hẹn

Theo đúng tiến độ cam kết của Dự án, Nhà máy điện gió Phương Mai 3 (Khu Kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định) đã hoàn thành việc đổ móng 2 trụ tuabin đầu tiên.

Dự án Nhà máy điện gió Phương Mai 3 có tổng công suất 21 MW, vốn đầu tư 40 triệu USD, với quy mô 6 trụ tuabin gió (công suất mỗi tuabin 3,5 MW), chiều cao mỗi trụ 114 m, đường kính cánh quạt rộng 132 m. Nhà thầu cung cấp tuabin gió và dịch vụ vận hành, bảo trì cho dự án là Siemens Gamesa (châu Âu).
Đúng 18 giờ 30 phút ngày 11/7/2019, dưới sự chứng kiến của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, những mẻ bê tông đầu tiên đã được đổ xuống móng trụ Tuabin số 2- móng trụ tuabin đầu tiên trong 6 móng trụ của Dự án. Phó chủ tịch UBND Tỉnh Bình Định : Nguyễn Phi Long –Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã có mặt kịp thời động viên tinh thần làm việc của cán bộ kỹ sư, công nhân trên công trường….
Nhà máy điện gió Phương Mai 3 – Quy Nhơn: Vinh quang thuộc về những người đúng hẹn - Ảnh 1.
Một vài thông số về trụ móng đầu tiên của Nhà máy điện gió Phương Mai 3
Trước thời điểm đổ bê tông, trên công trường thi công Nhà máy điện gió Phương Mai 3, công tác chuẩn bị được cán bộ kỹ sư, công nhân thuộc các đơn vị thi công gấp rút triển khai các phần việc quan trọng, chuẩn bị cho thời điểm quan trọng nhất mà chủ đầu tư Dự án là Công ty cổ phần Halcom Việt Nam ( mã chứng khoán : HID) kỳ vọng, nhằm đảm bảo tiến độ cam kết với địa phương.
Theo đơn vị Tư vấn giám sát Dự án Fitchner cho biết, vì kích thước móng tuabin lớn nên việc xây dựng và đổ bê tông phải theo tiêu chuẩn đổ bê tông khối lớn vì vậy, việc kiểm soát nhiệt độ bê tông rất quan trọng. Trong quá trình đổ bê tông phải sử dụng 1.600 cây đá lạnh; bên cạnh đó các cốt liệu như cát, đá cũng được tưới nước làm mát. Quá trình này nhằm mục đích làm giảm nhiệt độ của bê tông trước và sau khi đổ, để kiểm soát nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép.
Sau đó 1 tuần, chiều tối ngày 18/7/2019, trụ móng tuabin thứ 2 cũng đã được đổ bê tông, hoàn thành đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật.
Nhà máy điện gió Phương Mai 3 – Quy Nhơn: Vinh quang thuộc về những người đúng hẹn - Ảnh 2.
Thi công đổ bê tông láng mặt trụ móng thứ hai, đêm 18/7/2019
Vể dự án Điện gió Phương Mai 3 trở thành dự án hoạt động ổn định, hiệu quả nhất không chỉ về tính kinh tế mà còn về công nghệ, môi trường, chủ đầu tư là Công ty cổ phần HALCOM Việt Nam luôn chú trọng lựa chọn các nhà thầu có uy tín hàng đầu thế giới. Cụ thể, Tư vấn Quản lý dự án là Công ty Fichtner (CHLB Đức) - công ty tư vấn hàng đầu thế giới về phát triển hạ tầng và năng lượng sạch; Nhà thầu cung cấp tuabin gió và dịch vụ vận hành, bảo trì cho dự án là Siemens Gamesa – đơn vị được hợp nhất từ 2 hãng nổi tiếng của Đức và Tây Ban Nha để trở thành tập đoàn cung cấp tuabin gió lớn nhất thế giới.
Đêm ngày 28/7/2019, móng trụ tuabin thứ 3 cũng đã được đổ bê tông. Ba móng trụ cuối cùng sẽ được hoàn thành trong tháng 8/2019 theo đúng tinh thần hành quân thần tốc của những người lính Tây Sơn khi hành quân ra bắc làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân 1789.
Nhà máy điện gió Phương Mai 3 – Quy Nhơn: Vinh quang thuộc về những người đúng hẹn - Ảnh 3.
Đan sắt & lắp lồng bu-lông móng trụ tuabin thứ ba
Mỗi trụ móng tuabin được đổ bê tông đang góp phần rút ngắn thời gian hoàn thành dự án mà chủ đầu tư cam kết với chính quyền & nhân dân tỉnh Bình Định. "Vinh quang thuộc về những người đúng hẹn" - khẩu hiệu đó cũng chính là quyết tâm được nhắc lại mỗi ngày trên công trường nhà máy điện gió Phương Mai 3 bởi nhà đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công ./.
Đài Phát thanh & Truyền hình Bình Định đưa tin về dự án điện gió Phương Mai 3 : Bản tin thời sự BTV tối 12-07-2019 ( từ phút 12.5)
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế

Chủ Nhật, tháng 10 20, 2019

Chúc mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10



Thứ Bảy, tháng 10 19, 2019

Adagio Flamenco

Kết quả hình ảnh cho ảnh múa flamenco

Thứ Tư, tháng 10 16, 2019

Vòng loại WC 2022 : VN thắng Indonesia 3 - 1

Thứ Bảy, tháng 10 12, 2019

Ngày Thu thật đẹp trên bầu trời xanh


Tầu điện chạy bằng điện gió ở Hà Lan

Thứ Sáu, tháng 10 11, 2019

Việt Nam thắng Malaysia 1 - 0 vòng loại bảng G World Cup 2022

VN : áo đỏ

Thứ Tư, tháng 10 09, 2019

Giá điện mặt trời: Xây dựng kịch bản mới

gia dien mat troi xay dung kich ban moi

Giá điện mặt trời: Xây dựng kịch bản mới

Trước thực tế 89 nhà máy điện mặt trời (ĐMT) hòa lưới với tổng công suất trên 4.442 MW đang gây áp lực quá tải lên hệ thống truyền tảỉ cùng quy định về giá mua điện ưu đãi 9,35 cent (2.086 đồng)/kWh cho các dự án ĐMT đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cần đầu tư nâng cấp hệ thống truyền tải và khẩn trương xây dựng kịch bản giá mua điện mới. 
Cần đầu tư mới và nâng cấp hệ thống truyền tải
Xác định Việt Nam có lợi thế phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, ĐMT), ngày 25/11/2015, Chính phủ đã ban hành Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Cùng đó là nhiều ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy ĐMT từ năm 2015 nhưng đến hết tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy hòa lưới phát điện với tổng công suất trên 4.442 MW. Nếu tính cả điện gió, tổng quy mô công suất đặt nguồn điện năng lượng tái tạo toàn quốc là 4.880 MW.

gia dien mat troi xay dung kich ban moi
Giá ĐMT mới có sự phân chia thang, bậc giá thành theo vùng
Đáng lưu ý, chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 4 đến tháng 6/2019, có trên 4.000 MW ĐMT hòa lưới vận hành và tập trung mật độ lớn tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, đã gây áp lực lớn lên khả năng giải tỏa công suất của lưới điện truyền tải khiến nhiều thời điểm các nhà máy điện cùng phát đồng loạt dẫn đến đường dây và trạm biến áp liên quan bị quá tải.

Để bảo đảm cung cấp điện liên tục cho phụ tải và vận hành an toàn lưới điện, tránh sự cố lan truyền xảy ra trên hệ thống, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) và EVN phải phân bổ công suất phát các nhà máy phù hợp với khả năng truyền tải tối đa của lưới điện, trong đó có những cụm nhà máy phải hạn chế sản lượng phát tới 32%-34%.

Trước thực tế này, ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN - cho biết, Tập đoàn đã làm việc với các chủ đầu tư và các địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án truyền tải điện nhằm giải tỏa công suất các nhà máy điện tái tạo (trong đó có điện mặt trời) đang vận hành. Trước mắt, một số công trình trọng điểm đang được EVN đẩy mạnh đầu tư như: đường dây 110 KV Ninh Phước - Tuy Phong - Phan Rí mạch 2; trạm biến áp (TBA) 220 KV Phan Rí và đấu nối TBA 220 KV Hàm Tân, TBA 220 Cam Ranh, nâng công suất TBA 220 KV Tháp Chàm lên 2x250 MVA. Về dài hạn, theo EVN, sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải mới.

Sớm hoàn thiện kịch bản giá mua điện mới

Cùng với những chính sách khuyến khích đầu tư, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam, trong đó quy định giá ưu tiên mua điện là 9,35 cent (2.086 đồng)/kWh cho các dự án ĐMT. Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Liên quan đến kịch bản giá mua điện mặt trời thay thế, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ và EVN phối hợp với các chuyên gia và các nhà khoa học, các địa phương để đề xuất một kịch bản tổng thể cho điện mặt trời, trong đó có giá mua điện cho thời điểm sau ngày 30/6/2019.

Ngày 31/7, Bộ Công Thương đã báo cáo đến Thường trực Chính phủ kịch bản giá mua ĐMT mới theo hướng không áp dụng một giá đồng nhất mà có sự phân chia thang, bậc giá thành theo vùng trên cơ sở mức bức xạ mặt trời và có tính toán đến các yếu tố thực địa xây dựng, như: ĐMT áp mái, dự án ĐMT xây dựng trên mặt đất, trên mặt nước sẽ phải có giá mua điện khác nhau.

Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo và hiện Bộ Công Thương cùng với các đơn vị liên quan đang khẩn trương chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản giá mua điện mặt trời với thời hạn ngày 15/9/2019 sẽ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ để xin ý kiến hoàn thiện và đưa vào áp dụng trong thời gian tới.

Mục tiêu trong xây dựng kịch bản giá ĐMT mới là giãn các dự án ra những vùng có bức xạ kém hơn để tránh quá tải trong truyền tải.

Hoàng Châu(TheoCongthupng)

Trung Quốc xây đập trên Mekong không để lấy điện

Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc xây đập trên Mekong không để lấy điện

Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, cho rằng Trung Quốc trữ nước cho tương lai bằng các đập thủy điện.
"Năm 2018, có tình trạng lãng phí điện ở các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong. Tại tỉnh Vân Nam, do không có điện lưới đến phía đông Trung Quốc, lượng điện lãng phí lớn gấp hai lần tổng lượng điện mà cả Thái Lan tiêu thụ", Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, nói trong hội thảo "Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mekong" sáng nay tại Hà Nội.
Hội thảo do Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) phối hợp cùng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VCES) và Quỹ Friedrich Naumann Việt Nam tổ chức.
Theo Eyler, lượng điện ở một số dự án không được đưa ra thị trường do các khách hàng ưu tiên mua điện từ các nhà máy sản xuất từ than. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục xây các đập thủy điện trên sông Mekong. Ở thượng nguồn Mekong, trong tổng số 19 đập thủy điện, Bắc Kinh đã hoàn thành 11 đập. Eyler dự đoán trong khoảng ba thập kỷ tới, Trung Quốc có thể phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần. Trung Quốc còn có thể đang tìm cách khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử.
"Vì sao Trung Quốc vẫn xúc tiến kế hoạch xây đập? Tôi cho rằng Bắc Kinh đang muốn tích trữ nước cho tương lai", ông nói.
Đập Tiểu Loan ở tỉnh Vân Nam, một trong 8 đập Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong. Ảnh: National Geographic.
Đập Tiểu Loan ở tỉnh Vân Nam, một trong 8 đập Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong. Ảnh: National Geographic.
Chuyên gia của Trung tâm Stimson nhấn mạnh các đập thủy điện trên sông Mekong không những cắt giảm lượng nước xuống hạ nguồn, mà còn làm giảm dòng phù sa, giảm luồng cá xuống hạ nguồn và làm mất đi tính đa dạng sinh thái của con sông. Mekong được coi là nơi có nhiều cá nhất trên đất liền, với tổng lượng khoảng 2,6 triệu tấn.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, mùa hè năm 2019 chứng kiến tình trạng hạn hán nặng. Tuy nhiên, khi đó Trung Quốc đã giữ lại nước ở đập Cảnh Hồng, thay vì xả nước.
"Đó là một quyết định tồi tệ", Eyler nói.
Chuyên gia này đánh giá việc Trung Quốc xả nước trong mùa khô là điều vô cùng quan trọng. Các nước ở hạ nguồn cần có thỏa thuận với Bắc Kinh để đảm bảo dòng chảy của sông Mekong liên tục, nhất là trong mùa khô.
Eyler cho biết thêm việc thiếu nước từ thượng nguồn cùng với sự xâm mặm của nước biển đang đe dọa sẽ mất đất. Ước tính cứ mỗi mét nước biển dâng sẽ làm mất 30% đất. 
"Tôi dự báo đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn mất nhiều đất", Eyler nói. Ông cũng nhắc đến tình trạng sụt lún. 
Ở hạ nguồn Mekong, ước tính có khoảng 400 đập thủy điện sắp được xây dựng, trong đó Lào sẽ xây 300 đập. Trung Quốc tham gia với tư cách nhà đầu tư của các dự án này, cùng với Thái Lan.
Eyler gợi ý cơ chế Lan Thương - Mekong cần được sử dụng để bàn về điều tiết nước từ thượng nguồn xuống hạ nguồn. Cơ chế hợp tác này được hình thành từ tháng 11/2015, gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc. Sông Mekong chảy qua 6 nước nói trên, đoạn thượng nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc được nước này gọi là sông Lan Thương.
"Việt Nam cần lưu ý thảo luận giảm lũ với Trung Quốc vì Đồng bằng sông Cửu Long cần có lũ để phát triển. Trong khi Lào lại không cần", Eyler nói. Ông đánh giá an ninh nguồn nước là vấn đề thuộc về nỗ lực ngoại giao và nó không dễ dàng. 
Với các đập thủy điện ở hạ nguồn, Eyler cho biết Việt Nam có thể hợp tác với Lào và Campuchia điều chỉnh theo hướng giảm số lượng đập thủy điện. Xét về cung cầu điện trong khu vực, Việt Nam được coi là khách hàng chính. Vì vậy, Việt Nam có thể "đặt hàng" để Lào và Campuchia phát triển các năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hóa sinh.
Đề cập đến việc Việt Nam có Nghị quyết 120 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long năm 2017, Eyler cho rằng Việt Nam nên chú trọng hợp tác với các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao.
"Khi thành công với các mô hình kinh tế đó, các nước như Lào, Campuchia, Myanmar sẽ chú ý đến hợp tác với Việt Nam", Eyler gợi ý. 
Việt Anh(TheoVnexpress)

Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam

Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam

BẠC LIÊU 62 trụ turbine gió với độ cao hơn 80 m mỗi chiếc khiến cánh đồng điện gió thành điểm tham quan nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Cánh đồng điện gió tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông đang là điểm du lịch thu hút khách tham quan khi tới Bạc Liêu. Trước khi mở cửa đón khách du lịch, khu vực này được xây dựng với mục đích khai thác nguồn năng lượng gió tại địa phương, hoà vào lưới điện quốc gia.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Có 62 trụ turbine gió tại đây. Mỗi cột trụ cao 82 m, nặng hơn 200 tấn và làm từ thép không gỉ. Công trình khởi công năm 2010, là cánh đồng điện gió trên biển duy nhất tại Việt Nam và là dự án điện gió đầu tiên xây dựng trên thềm lục địa tại Đông Nam Á.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Những cánh quạt bằng nhựa có chiều dài 42 m. Du khách có thể trông thấy những cánh quạt khổng lồ quay đều trên nền trời ngay từ quảng trường trung tâm thành phố Bạc Liêu, cách nhà máy khoảng 20 km.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Khách tham quan trên con đường nằm ở giữa biển dẫn đến các trụ turbine gió. Từ mùa hè năm 2016, cánh đồng này được biết đến nhiều và trở thành điểm check-in nổi tiếng ở phía Nam.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Thợ kỹ thuật túc trực dưới các chân tháp. Ban đầu, du khách muốn vào trong tham quan phải liên hệ trước với ban quản lý. Sau khi những “cối xay gió” trở nên nổi tiếng, chủ đầu tư tại đây đã khai thác thêm hoạt động du lịch, bán vé cho khách tham quan với giá 20.000 đồng một người tại cổng ra vào.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Đây là cánh đồng điện gió lớn nhất Việt Nam, các trụ turbine gió nằm trên diện tích 500 ha bên bờ biển. 
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Khi đi bộ tham quan cánh đồng điện gió, khách sẽ thấy các lồng nuôi cá kèo của người dân ở ven biển. Cá kèo là đặc sản của vùng sông nước Cửu Long, nổi tiếng bởi hương vị riêng, thịt trắng, ngọt, mềm và giàu chất dinh dưỡng.
Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam
Những đứa trẻ sống gần cánh đồng điện gió nhìn theo đoàn khách du lịch trên cây cầu dẫn ra giữa biển.

Kiều Dương (TheoVnexpress)