e

Thứ Sáu, tháng 4 26, 2024

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

 

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

  • G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga- Ảnh 1.

Tháp giải nhiệt tại nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh NPP ở Novovoronezh, Nga. Ảnh: Bloomberg

Văn phòng Năng lượng Hạt nhân Mỹ (ONE) khẳng định trong một thông cáo báo chí gần đây rằng chính quyền Tổng thống Biden đang làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo sự độc lập của đất nước về nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân an toàn cũng như để “tái thiết lập vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân”.

Cơ quan này nhấn mạnh chính phủ của Tổng thống Joe Biden đang dẫn đầu nhóm "Sapporo 5", gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Canada, để hỗ trợ tăng cường triển khai năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới "không chịu ảnh hưởng của Nga".

Nhưng ONE buộc phải thừa nhận rằng Nga hiện cung cấp khoảng 44% dịch vụ làm giàu uranium toàn cầu và 20 - 30% sản phẩm uranium được làm giàu được sử dụng ở Mỹ và châu Âu. Vấn đề còn phức tạp hơn nữa đối với Sapporo 5 khi Nga là quốc gia duy nhất bán uranium làm giàu thấp (HALEU), loại uranium không thể thiếu cho các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, ở quy mô thương mại.

Ngày 19/4, Tổng thống Joe Biden tuyên bố rằng một nhà máy của Mỹ đã sản xuất được 90 kg HALEU đầu tiên và sẽ sản xuất được gần một tấn nhiên liệu hạt nhân “mạnh mẽ” vào cuối năm 2024. Tuy nhiên vào năm 2020, Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) dự kiến sẽ cần hơn 40 tấn HALEU vào cuối thập kỷ này để đáp ứng các mục tiêu cấp bách về khí hậu của Washington. Do đó số lượng 90kg là quá ít ỏi.

Chuyên gia Valery Menshikov, một quan chức Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom và ủy viên Hội đồng Trung tâm Chính sách Môi trường Nga, nói với Sputnik: "Không còn nghi ngờ gì nữa, những bài phát biểu mà ông Biden hiện đang trình bày chỉ là một đóng góp khác cho bộ sưu tập những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông ấy. Và vì Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu mới được làm giàu cho các nhà máy điện hạt nhân nên đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, kể cả về mặt chính trị".

Ông Menshikov nhấn mạnh, Nga vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các dịch vụ làm giàu uranium toàn cầu và nói thêm rằng cả các nhà khoa học Mỹ và châu Âu đều không thể đạt được năng lực làm giàu uranium tương đương với các đồng nghiệp Nga của họ. Ông chỉ ra rằng nhiên liệu hạt nhân của Nga cũng tương đối rẻ hơn.

Chuyên gia này nhớ lại rằng hoạt động buôn bán nhiên liệu hạt nhân Nga - Mỹ đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô sụp đổ: Chương trình “Megaton to Megawatt” năm 1992 dự kiến tái chế uranium cấp độ vũ khí từ các đầu đạn hạt nhân của Nga đã được tháo dỡ thành uranium có độ giàu thấp dùng để sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện nhân của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, Nga thường xuyên cung cấp khối lượng lớn uranium đã làm giàu cho Mỹ.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga- Ảnh 2.

Công nhân làm việc trong nhà máy Khiagda, thuộc tập đoàn Rosatom, ở Bauntovsky, CH Buryatia, Liên bang Nga. Ảnh: Sputnik

Chuyên gia Nga bày tỏ nghi ngờ liệu Mỹ có thể ngừng hoàn toàn việc mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm 2028 như Tổng thống Biden đã cam kết hay không.

Ông Menshikov nói: “Vấn đề là quy trình [sản xuất nhiên liệu hạt nhân] rất phức tạp. Điều quan trọng nhất là mặc dù có thể khởi động các hoạt động sản xuất như vậy nhưng gần như không thể ngay lập tức tạo ra chúng với hiệu quả kinh tế như ở Nga. Nga phải mất hàng thập kỷ để thiết lập cơ sở sản xuất [nhiên liệu hạt nhân] của mình”.

Với Liên minh châu Âu (EU), tình hình còn phức tạp hơn bởi thực tế là có 19 lò phản ứng của khối này do Nga thiết kế. Danh sách các quốc gia có thiết bị hạt nhân do Nga sản xuất bao gồm Slovakia, Hungary, Phần Lan, Bulgaria và Cộng hòa Séc. Mặc dù một số nước châu Âu, như Phần Lan, gần đây đã ngừng hợp tác với Nga, nhưng những nước khác – như Hungary – vẫn đang tiến hành các dự án mới.

Trích dẫn dữ liệu từ Eurostat và chương trình dịch vụ thương mại quốc tế Comtrade của Liên hợp quốc, Quỹ Môi trường Bellona cho biết EU đã tăng gấp đôi việc mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm 2023.

"Nếu các nước EU trả tổng cộng 280 triệu euro cho nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm 2022, thì con số đó đã tăng hơn gấp đôi lên 686 triệu euro vào năm ngoái. Về mặt vật lý, con số này thể hiện mức tăng từ 314 tấn nhiên liệu hạt nhân lên 573 tấn”, Quỹ Bellona cho hay.

Thậm chí, việc tăng cường mua vẫn diễn ra ngay khi G7 kêu gọi nỗ lực ngừng nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Ông Menshikov nói: “Đây không chỉ là vấn đề đầu tư tài chính, bởi vì cần có các công nghệ mới. Chúng tôi có những công nghệ mới này. Liệu họ có thể bắt kịp chúng tôi không? Họ nhiều khả năng chỉ làm được trong vòng 8 đến 10 năm tới."

Trong khi đó, Nga vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án hạt nhân dân sự và xây dựng các nhà máy điện nguyên tử mới ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở các nước không thuộc phương Tây, vị chuyên gia lưu ý.

Ông nói: “Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng rất nhiều nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài. Các quốc gia này là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh. Nhìn chung, các dự án rất đa dạng. Và quan trọng nhất, chúng tôi là những người dẫn đầu tuyệt đối ở đây. Và theo tất cả các hợp đồng xây dựng, chúng tôi sẽ cung cấp nhiên liệu hạt nhân hoàn toàn mới."

TheoCafef.vn


Disrupting Energy Storage April 25, 2024

 

😊Disrupting Energy Storage

April 25, 2024
There’s a great deal of research taking place with battery technologies to find a viable alternative to lithium-ion (Li-ion) batteries, which will find its way to the power grid.

Have you been following the south pole lunar lander adventure? I find space exploration coverage a great place for discovering cutting-edge technologies that are about to become part of our daily life. That’s where the computer mouse and wireless headsets came from, along with many others. This latest lunar lander, nicknamed Odie, gave me lots to think about technology wise too.

Odie tripped upon landing and ended up on its side rather than the normal upright position. It impacted the mission by compromising its solar panels. They could not provide enough power for the full mission and now the weeklong mission was reduced to a few days. Why was it so short in the first place? Well, at the south pole landing site the solar day is only a little over a week and the long lunar night freezes electronics. I hadn’t read much about the lunar day/night cycles or the challenge they represent to providing sustainable electricity for permanent lunar bases.

Extraterrestrial power generation is a pressing issue and researchers are turning to technology for dependable power supplies. They ranged from radioisotope power plants to solar panels mounted on a fleet of lunar rovers dragging power cables behind them as they followed the movement of the sun. There’s also a great deal of research taking place with battery technologies to find a viable alternative to lithium-ion (Li-ion) batteries, which will find its way to the power grid.

Old is New Again

Metal-hydrogen batteries have been around for a long time, and have been used in some amazing space applications, which have proven to be dependable on long missions in the severe conditions of space. Recent advancements in metal-hydrogen batteries have made them more attractive for power grid applications. EnerVenue announced an advancement in the metal-hydrogen chemistry that reduces costs and improves metal-hydrogen battery performance. They are planning to open a metal-hydrogen battery gigafactory in Kentucky.


Extrater restrial power generation is a pressing issue and researchers are turnThe redox-flow battery is another established battery technology that has been getting attention lately as researchers improve its characteristics. Basically a  redox-flow battery consists of two tanks and stores energy in liquid electrolytes containing ions. The two electrolytes are pumped through separate electrodes separated by a thin membrane. The membrane keeps the two fluids apart, but permits the exchange of ions producing current. These conventional redox-flow batteries are extremely bulky with their large tanks housing the large volumes of electrolytes and have a low energy density.

Still the principles behind redox-flow technology have proven sound and power output and energy capacity can be increased by increasing the volume of the battery. As a result, several companies have developed conventional redox-flow batteries for utility-scale energy storage applications. Over the past decade research on redox-flow found capacity can be increased with nanofluid technology. Nanofluids are more energy dense and can remain suspended in the fluid indefinitely. This nanoelectrofuel (NEF) has reshaped redox-flow batteries.

Move Over Li-ion

The nanoelectrofuel-flow battery utilizes four tanks, two for charged electrolytes and two for discharged electrolytes along with pumps, and membranes. The nanofluids take up a much smaller space so the configuration is more compact. NEF fluids have ultra energy density compared to the conventional redox battery fluids. A press release from Influit Energy said they have developed a NEF-flow battery that has a 23% higher energy density than Li-ion batteries and it’s cheaper. They are projecting their second generation NEF battery should have 5 times the energy density of today’s Li-ion batteries, and they are nonflammable and non-explosive.

DARPA has been funding the development of NEF batteries used for electric vehicles (EVs). The military needs EVs that can perform anywhere, and the NEF batteries are meeting the challenge.  An EV NEF-flow battery provides the driving range needed by both military and civilians. Plus NEF-flow batteries can be recharged like Li-ion batteries, but they also allow the battery to be recharged by removing the depleted electrolyte and replaced  with charged electrolyte. It’s about a 5-minute process and it’s a gamechanger for EVs. 

On the utility side, grid-scale energy storage NEF-flow batteries have a lot going for them too. They are more environmentally friendly than Li-ion batteries because of the materials they use and the have longer cycle life. It’s estimated these NEF-flow batteries can be charged/discharged at least 30,000 times in their lifetimes, which is much better than Li-ion batteries. By all indications, NEF-flow batteries appear to be ready to go mainstream and become an energy storage disrupter that we need to watch! 

https://www.tdworld.com/distributed-energy-resources/energy-storage


Thứ Năm, tháng 4 25, 2024

Đến thời điểm nào Việt Nam sẽ chấm dứt bù chéo giá điện?

 Mới đây, tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương đề xuất cách tính tiền điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Bậc thấp nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh (thay vì 50 kWh như hiện hành), còn bậc cao nhất là từ 701 kWh trở lên. Như vậy, việc bù chéo giá điện giữa khách hàng dùng nhiều điện cho khách hàng dùng ít điện vẫn tiếp tục thực hiện. Với đề xuất này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số nhận xét dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Bế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủBế tắc trong đàm phán giá mua bán điện khí LNG - Nhìn từ báo cáo của EVN gửi Chính phủ

Theo đề xuất của Bộ Công Thương: Giá điện sẽ rút xuống còn 5 bậc so với 6 bậc như hiện nay. Cụ thể, các bậc thang 1-5 được tính theo lũy tiến, bằng 90-180% giá bán lẻ điện bình quân 2.006,79 đồng/kWh (như mức điều chỉnh từ ngày 9/11/2023).

Như vậy, giá thấp nhất (bậc 1) là khoảng 1.806 đồng/kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.612 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Theo đó, giá điện cho 100 kWh đầu tiên vẫn được giữ nguyên để hỗ trợ người nghèo, hộ gia đình chính sách (con số này chiếm gần 33,5% tổng số hộ dùng điện). Chênh lệch giảm doanh thu tiền điện từ số hộ này sẽ được bù từ những hộ dùng từ 401 đến 700 kWh và trên 700 kWh - tức là, giá điện các bậc cao (từ 400 kWh trở lên) được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp. Các chính sách hỗ trợ tiền điện với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội vẫn được duy trì, với mức hỗ trợ tiền điện tương đương mức sử dụng là 30 kWh.

Cũng theo Bộ Công Thương: Cách tính giá lũy tiến nhằm khuyến khích tiết kiệm điện, hạn chế một phần tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa, chênh lệch giữa bậc 1 đến bậc 5 là 2 lần, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, biểu giá như trên sẽ tác động trực tiếp đến hộ tiêu dùng nhiều điện. Với cách tính giá điện này, các hộ càng sử dụng điện nhiều thì mức giá lũy tiến ở các bậc thang càng cao, trực tiếp tác động tới hộ sử dụng từ 401 kWh trở lên. Những người có thu nhập cao, họ đã đóng thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên, khi sử dụng nhiều điện lại phải trả tiền cao hơn, điều này liệu có phù hợp với thực tiễn hay không?

Vậy thực chất cách tính giá lũy tiến có làm cho người dân sẽ sử dụng điện tiết kiệm hơn và việc bù chéo giá điện như vậy liệu có hoàn toàn hợp lý? Chúng ta hãy phân tích chi tiết để làm rõ vấn đề này.

Chúng ta đã, đang sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?

Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng điện của một quốc gia là cường độ sử dụng điện được đo bằng số kilowatt giờ (kWh) điện sử dụng để tạo ra 1 đô la Mỹ (USD) tăng trưởng GDP. Cường độ sử dụng điện càng cao, hiệu quả sử dụng điện càng thấp.

Trong giai đoạn 1990-2020 sản lượng điện tiêu thụ cuối cùng (Electricity Final Consumption) của nước ta đã có sự tăng trưởng cao nhất thế giới (tăng đến 3.386,88%) và không có bất cứ quốc gia nào ở bất cứ khu vực nào, ở bất cứ nhóm quốc gia nào có thể so sánh với Việt Nam.

Theo số liệu của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) nêu tại bảng (dưới đây), với 18 nước được thống kê tại đây cho thấy: Chúng ta sử dụng điện kém hiệu quả nhất (Việt Nam cần 0,652 kWh, 17 nước còn lại chỉ cần có 0,152 kWh đến 0,544 kWh để đạt được 1 USD tăng trưởng GDP).

TT

Tên nước

GDP 2020, tỷ USD

GDP đầu người năm 2020, USD

Dân số, triệu người

Tổng tiêu thụ điện năng (TWh)

Tiêu thụ

điện năm 2020

(người/kWh)

Điện / GDP

(kWh/USD)

1990

2020

Tăng TWh

% tăng

1

Việt Nam

346,31

3.549

97,34

6,48

225,95

219,47

3386,88

2.321,2

0,652

2

Mông Cổ

13,4

3.965

3,28

3,25

7,27

4,02

123,69

2.216,5

0,544

3

Anbani

12,5

5.268

2,84

1,82

6,68

4,86

267,03

2.352,1

0,534

4

Trung Quốc

14.862,6

10.525

1.410,93

579,65

7.424,99

6.845,34

1180,94

5.262,5

0,499

5

Malaysia

337,61

10.361

32,37

20,87

168,32

147,45

706,52

5.199,9

0,498

6

Ấn Độ

2.671,6

1.913

1.380

234,32

1.280,70

1.046,38

446,54

928,0

0,479

7

Jordan

44,1

4.336

10,20

3,33

18,93

15,60

468,47

1.855,9

0,429

8

Ai Cập

397,3

3.862

102,33

38.05

157,97

119,92

315,16

1.543,7

0,400

9

Thái Lan

500,53

7.171

69,80

40,13

193,35

153,22

381,81

2.770,1

0,386

10

Paraguay

40,3

4.885

7,13

2,13

14,14

12,01

563,85

1.983,2

0,351

11

Hàn Quốc

1.644,7

31.728

51,95

101,74

559,98

458,24

450,40

10.779,2

0,340

12

Brasil

1.749,1

6.971

212,56

217,66

540,19

322,53

148,18

2.541,4

0,309

13

Ba Lan

559,5

15.783

38,35

124,73

161,34

36,61

29,35

4.207,0

0,269

14

Philippines

361,75

3.326

109,58

22,35

92,01

69,66

311,68

839,7

0,254

15

Rumani

208,0

13.032

19,29

42,85

52,53

9,68

-22,59

2.723,2

0,253

16

Indonesia

1.062,53

3.932

273,52

29,48

268,12

238,64

809,50

980,3

0,252

17

Băngladesh

373,9

2.270

164,69

5,14

82,01

76,87

1495,53

498,0

0,219

18

Singapore

348,39

61.274

5,69

15,18

52,90

37,72

248,48

9.297,0

0,159

Điện năng tiêu thụ - GDP giai đoạn 1990-2020 của Việt Nam, ASEAN và một số quốc gia trên thế giới (theo số liệu của IEA).

Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD và năng suất lao động của toàn nền kinh tế khoảng 8.380 USD/1 lao động, tăng 274 USD so với năm 2022.

Theo báo cáo của EVN về kết quả sản xuất - cung cấp điện năm 2023 như sau: Điện sản xuất, nhập khẩu toàn hệ thống đạt 280,6 tỷ kWh, tăng 4,56% so với năm trước và điện thương phẩm ước đạt 251,25 tỷ kWh, tăng 3,52%. Chỉ số điện thương phẩm/GDP năm 2023 là 0,584 kWh/USD, tuy có giảm hơn năm 2020, nhưng vẫn ở mức rất cao so với 17 nước (nêu trong bảng trên) ở thời điểm năm 2020. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng điện của nước ta rất thấp, mặc dù Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được ban hành từ ngày 17/6/2010 (cách đây gần 14 năm).

Tiết kiệm điện là trách nhiệm của tất cả mọi người, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu biết tập trung vào những nơi tiêu thụ điện trọng điểm với những chính sách và hành động quyết liệt, triệt để một cách có hệ thống. Và nếu giá điện được tính đúng, tính đủ chắc chắn sẽ tác động đến chi phí đầu vào của những hộ tiêu thụ điện lớn, sản xuất công nghiệp (chiếm khoảng 53-55% lượng tiêu thụ điện năng toàn hệ thống). Khi đó, những hộ tiêu thụ điện này sẽ phải đầu tư, thay thế thiết bị lạc hậu nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm của mình để cạnh tranh trên thị trường.

Giá điện cho từng ngành tiêu thụ điện được đề xuất ở mức nào?

Theo nghiên cứu của VNCS Research Center trong tài liệu “Báo cáo ngành Điện Việt Nam” (tháng 7/2020), sản lượng điện tiêu dùng được phân theo từng ngành trong năm 2020 như sau:

- Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 55,3%.

- Quản lý tiêu dùng dân cư chiếm 33,3%.

- Dịch vụ thương mại là 5,8%

- Nông, lâm, thủy sản chiếm 1,7% và các hoạt động khác chiếm 4,0%.

Từ thống kê này cho thấy: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là điện cho tiêu dùng và sinh hoạt dân cư chiếm vị trí thứ hai.

Tại dự thảo lần này về cách tính tiền điện sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất gộp và bổ sung cấp điện áp cho nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh. Việc tính giá điện cho nhóm này sẽ không bao gồm chi phí của khâu phân phối, bán lẻ điện. Vì vậy, giá điện giờ bình thường sẽ bằng 78-90% giá bán lẻ điện bình quân; giờ thấp điểm sẽ bằng 52-67% giá bán lẻ điện bình quân và giờ cao điểm sẽ bằng 139-165% giá bán lẻ điện bình quân.

Ngoài ra, theo dự thảo lần này, nhóm cơ sở lưu trú du lịch được đề xuất áp giá điện như nhóm khách hàng sản xuất - nghĩa là mức thấp hơn hiện tại. Lý do thay đổi này, theo Bộ Công Thương là nhằm khuyến khích cho ngành du lịch phát triển, tăng thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, phần doanh thu bị thiếu hụt này sẽ phải được bù đắp, nên cơ quan soạn thảo đang xem xét đề xuất bù từ giá bán điện cho giờ thấp điểm của nhóm khách hàng sản xuất. Điều này có nghĩa là nhóm khách hàng “quản lý tiêu dùng dân cư chiếm 33,3%” phải bù chéo giá cho nhóm “ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại chiếm 61,1%” (như nghiên cứu của VNCS Research Center năm 2020).

Rõ ràng cơ chế giá điện đề xuất trên là chưa hợp lý, giá điện sinh hoạt của người dân phải chi trả còn cao hơn giá điện sản xuất của doanh nghiệp, bởi vì giá điện cho sản xuất có thời điểm bằng 52% giá bình quân trong khi giá điện bán cho hộ nghèo, hộ chính sách, ưu đãi lớn nhất cũng bằng 90% giá bình quân.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng bù chéo giữa các vùng, miền. Liên quan đến giá điện, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng: Việc giá điện sinh hoạt vẫn thực hiện bù chéo cho sản xuất là không hợp lý, điều đó khiến người dân phải bù giá cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng.

Để tách bạch giá điện và đảm bảo cho mọi người dân đều có thể sử dụng điện cần sửa Luật Điện lực và đẩy nhanh lộ trình xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Bởi khi đó, người tiêu dùng sẽ được phép lựa chọn đơn vị bán điện với giá hợp lý nhất, phục vụ tốt nhất. Trong thị trường bán lẻ điện, đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện sẽ thỏa thuận, thống nhất về giá điện. Nhà nước chỉ quy định về biểu giá điện đối với các đối tượng khách hàng không tham gia mua điện trên thị trường. Đơn vị quản lý lưới phân phối điện sẽ đóng vai trò đơn vị cung cấp dịch vụ lưới điện cho các bên tham gia thị trường (đơn vị bán lẻ, khách hàng sử dụng điện).

Dự thảo sửa đổi Luật Điện lực:

Luật Điện lực (năm 2004), sau gần 20 năm triển khai thi hành, qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018 và 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực… Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi về Luật Điện lực ngày 28/3/2024 (lần hai) tại khoản 4, Điều 57 - Chính sách giá điện vẫn ghi: “Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng chưa đủ điều kiện tham gia mua bán điện trên thị trường điện và giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí, cơ chế do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ”. Vậy cấp độ nào của thị trường điện lực hoạt động sẽ chấm dứt bù chéo giá điện?

Kiến nghị việc thay đổi giá điện bán lẻ:

Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cần phải đảm bảo giá điện sinh hoạt không cao hơn giá điện cho sản xuất, dịch vụ, du lịch - tức là không lấy giá điện sinh hoạt để bù cho giá điện sản xuất và dịch vụ. Giá điện cho sinh hoạt nên quy định theo hướng không yêu cầu khách hàng sử dụng nhiều điện phải bù chéo giá điện cho khách hàng dùng điện ít hơn. Giá điện phải đảm bảo được khâu sản xuất điện, còn phần hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng yếu thế trong xã hội cần tách riêng vào phần an sinh xã hội, chứ không thể hạch toán vào giá điện như hiện nay. Bởi “bao cấp” sẽ làm hỏng cơ chế thị trường và đã đến lúc chúng ta phải vươn ra nguyên tắc thị trường để hạch toán, tính toán giá điện “cho đúng, đủ”.

Theo đó, đối với khâu sản xuất điện, phải rà soát quy định, tăng sự cạnh tranh trong sản xuất, còn với khâu phân phối điện, phải tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng, tăng sự cạnh tranh trong phân phối.

Đồng thời, ngành điện cần khẩn trương nghiên cứu, thử nghiệm đề xuất giá bán điện 2 thành phần theo công suất và điện năng để áp dụng cho khách hàng sử dụng điện cho sản xuất tại cấp điện áp 110 kV trở lên trước khi áp dụng chính thức. Cuối cùng, các chính sách khi xây dựng phải thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng - đó là tiết kiệm điện và hiệu quả. Theo đó:

Thứ nhất: Tăng cường nhận thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội như tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị: “Việt Nam định hướng xóa bỏ mọi rào cản để đảm bảo giá năng lượng minh bạch, do thị trường quyết định, không bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền. Nhà nước điều tiết thông qua các công cụ thị trường như thuế, phí, các quỹ và chính sách an sinh xã hội”.

Thứ hai: Khuyến khích đầu tư và sử dụng công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng; tăng cường kiểm toán năng lượng; đẩy mạnh triển khai mô hình các công ty dịch vụ năng lượng.

Thứ ba: Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng điện hiệu quả đối với những lĩnh vực, ngành có mức tiêu thụ điện cao.

Thứ tư: Đẩy mạnh thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM), chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả./.

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Huy Hoạch. Giá điện Việt Nam ở mức nào là hợp lý? NangluongVietNam online 07:45 | 13/11/2023.

- Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.